Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình đánh giá: Chương trình ký kết, phối hợp giữa Hội LHPN Việt Nam, TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao, Bộ Công an sẽ góp phần đảm bảo các vụ việc liên quan đến phụ nữ, trẻ em được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, đúng quy định của pháp luật.
Lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam, TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao, Bộ Công an cùng Ký kết chương trình phối hợp
Ngày 26/2/2019, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Công an tổ chức Lễ ký kết chương trình phối hợp trong công tác bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái giai đoạn 2019 - 2022.
Tham dự và chứng kiến lễ ký kết có ông Nguyễn Hòa Bình - Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân (TAND) tối cao, bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, bà Lê Thị Nga - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, Thượng tướng Lê Quý Vương - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, ông Trần Công Phàn - Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tối cao cùng đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ban, ngành.
Sự kiện này cũng là một trong những hoạt động hưởng ứng chủ đề năm “An toàn cho phụ nữ và trẻ em” 2019 do Hội LHPN Việt Nam phát động.
Chương trình nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của Trung ương Hội LHPN Việt Nam với Bộ Công an, Viện KSND Tối cao, TAND Tối cao trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật về quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái; qóp phần bảo đảm các vụ việc liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, đúng quy định của pháp luật, công bằng, nghiêm minh, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới; nâng cao khả năng nhận biết về bình đẳng giới trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mỗi ngành, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em gái.
Trên cơ sở nội dung ký kết, Trung ương Hội LHPN Việt Nam, TAND tối cao, VKSND tối cao, Bộ Công an cùng phối hợp xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hằng năm, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc theo ngành dọc tại các địa phương xây dựng cơ chế phối hợp tổ chức các hoạt động phù hợp.
Theo số liệu công bố tại Lễ ký kết, Việt Nam là nước sớm tham gia các Công ước quốc tế và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng bảo vệ quyền con người, trong đó có phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, môi trường sống còn tiềm ẩn nguy cơ thiếu an toàn, tình trạng bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em gái diễn biến phức tạp nghiêm trọng, gây bức xúc, lo lắng trong xã hội. Trong năm 2017, trẻ em gái chiếm 92,3% trong số trẻ em bị xâm hại; phụ nữ và trẻ em chiếm 90% số nạn nhân bị mua bán; cứ 10 vụ ly hôn trong giai đoạn 2008-2018 thì gần 9 vụ xuất phát từ lý do bạo lực gia đình.
Không những thế, các vụ việc xâm hại, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em còn để lại hậu quả nghiêm trọng cho bản thân họ và cả gia đình. Đây cũng là đối tượng có đặc điểm tâm sinh lý đặc thù đòi hỏi sự nhạy cảm trong quá trình điều tra, xét hỏi. Vì vậy, rất cần cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử thấu hiểu đặc điểm tâm sinh lý của phụ nữ và trẻ em, có kiến thức, kinh nghiệm giải quyết vụ việc đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới. Do đó, cần quy trình thống nhất giữa các ngành tố tụng về can thiệp. Bên cạnh đó cũng đòi hỏi các mô hình ưu việt như Tòa án gia đình và người chưa thành niên các trường hợp phụ nữ, trẻ em bị bạo lực, xâm hại từ khâu tiếp nhận thông tin, xác định nhu cầu can thiệp đến khâu kiểm tra, đánh giá, giám sát phù hợp.
Trước thực trạng trên, thời gian qua, Hội LHPN Việt Nam đã chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan trong bảo vệ phụ nữ và trẻ em, tuy nhiên các hoạt động đó còn mang tính chất riêng lẻ, vụ việc nên hiệu quả chưa cao, tác động chưa rộng.
Phát biểu tại Lễ ký kết, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà đánh giá cao chương trình hợp tác giữa Hội LHPN Việt Nam và các cơ quan tố tụng.
“Lễ ký kết chương trình công tác giữa bốn ngành hôm nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện sự cam kết cả các cơ quan trong thực thi pháp luật, góp phần xây dựng xã hội an toàn, trật tự, kỷ cương, thượng tôn pháp luật; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người dân, trong đó có phụ nữ và trẻ em”, Chủ tịch Thu Hà nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TAND Tối cao cũng đánh giá cao sự phối hợp giữa các ngành trong việc bảo vệ phụ nữ, trẻ em gái. Chánh án TAND Tối cao cũng cho rằng, trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được thì trong các cơ quan tố tụng còn có một số hạn chế trong công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến phụ nữ, trẻ em. Vì thế, chương trình ký kết, phối hợp trên sẽ góp phần đảm bảo các vụ việc liên quan đến phụ nữ, trẻ em được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, đúng quy định của pháp luật.
Nội dung phối hợp giai đoạn 2019 – 2022
Phối hợp xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái; phối hợp truyền thông đối với các vụ việc nghiêm trọng liên quan đến phụ nữ, trẻ em gái, gây bức xúc trong dư luận; phối hợp tổ chức hội thảo, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn triển khai các hoạt động; phối hợp giám sát hoạt động tư pháp đối với các vụ việc liên quan đến phụ nữ, trẻ em gái theo quy định tại Điều 33 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; phối hợp nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái thông qua bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cán bộ Hội LHPN các cấp và công chức ngành Tòa án, Kiểm sát, Công an; phối hợp biên soạn, xây dựng tài liệu liên quan đến công tác bảo vệ phụ nữ, trẻ em; phối hợp sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, thi đua khen thưởng trong thực hiện Chương trình phối hợp.
Theo phunuvietnam.vn
Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình đánh giá: Chương trình ký kết, phối hợp giữa Hội LHPN Việt Nam, TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao, Bộ Công an sẽ góp phần đảm bảo các vụ việc liên quan đến phụ nữ, trẻ em được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, đúng quy định của pháp luật.Ngày 26/2/2019, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Công an tổ chức Lễ ký kết chương trình phối hợp trong công tác bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái giai đoạn 2019 - 2022.
Tham dự và chứng kiến lễ ký kết có ông Nguyễn Hòa Bình - Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân (TAND) tối cao, bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, bà Lê Thị Nga - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, Thượng tướng Lê Quý Vương - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, ông Trần Công Phàn - Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tối cao cùng đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ban, ngành.
Sự kiện này cũng là một trong những hoạt động hưởng ứng chủ đề năm “An toàn cho phụ nữ và trẻ em” 2019 do Hội LHPN Việt Nam phát động.
Chương trình nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của Trung ương Hội LHPN Việt Nam với Bộ Công an, Viện KSND Tối cao, TAND Tối cao trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật về quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái; qóp phần bảo đảm các vụ việc liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, đúng quy định của pháp luật, công bằng, nghiêm minh, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới; nâng cao khả năng nhận biết về bình đẳng giới trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mỗi ngành, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em gái.
Trên cơ sở nội dung ký kết, Trung ương Hội LHPN Việt Nam, TAND tối cao, VKSND tối cao, Bộ Công an cùng phối hợp xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hằng năm, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc theo ngành dọc tại các địa phương xây dựng cơ chế phối hợp tổ chức các hoạt động phù hợp.
Theo số liệu công bố tại Lễ ký kết, Việt Nam là nước sớm tham gia các Công ước quốc tế và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng bảo vệ quyền con người, trong đó có phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, môi trường sống còn tiềm ẩn nguy cơ thiếu an toàn, tình trạng bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em gái diễn biến phức tạp nghiêm trọng, gây bức xúc, lo lắng trong xã hội. Trong năm 2017, trẻ em gái chiếm 92,3% trong số trẻ em bị xâm hại; phụ nữ và trẻ em chiếm 90% số nạn nhân bị mua bán; cứ 10 vụ ly hôn trong giai đoạn 2008-2018 thì gần 9 vụ xuất phát từ lý do bạo lực gia đình.
Không những thế, các vụ việc xâm hại, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em còn để lại hậu quả nghiêm trọng cho bản thân họ và cả gia đình. Đây cũng là đối tượng có đặc điểm tâm sinh lý đặc thù đòi hỏi sự nhạy cảm trong quá trình điều tra, xét hỏi. Vì vậy, rất cần cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử thấu hiểu đặc điểm tâm sinh lý của phụ nữ và trẻ em, có kiến thức, kinh nghiệm giải quyết vụ việc đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới. Do đó, cần quy trình thống nhất giữa các ngành tố tụng về can thiệp. Bên cạnh đó cũng đòi hỏi các mô hình ưu việt như Tòa án gia đình và người chưa thành niên các trường hợp phụ nữ, trẻ em bị bạo lực, xâm hại từ khâu tiếp nhận thông tin, xác định nhu cầu can thiệp đến khâu kiểm tra, đánh giá, giám sát phù hợp.
Trước thực trạng trên, thời gian qua, Hội LHPN Việt Nam đã chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan trong bảo vệ phụ nữ và trẻ em, tuy nhiên các hoạt động đó còn mang tính chất riêng lẻ, vụ việc nên hiệu quả chưa cao, tác động chưa rộng.
Phát biểu tại Lễ ký kết, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà đánh giá cao chương trình hợp tác giữa Hội LHPN Việt Nam và các cơ quan tố tụng.
“Lễ ký kết chương trình công tác giữa bốn ngành hôm nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện sự cam kết cả các cơ quan trong thực thi pháp luật, góp phần xây dựng xã hội an toàn, trật tự, kỷ cương, thượng tôn pháp luật; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người dân, trong đó có phụ nữ và trẻ em”, Chủ tịch Thu Hà nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TAND Tối cao cũng đánh giá cao sự phối hợp giữa các ngành trong việc bảo vệ phụ nữ, trẻ em gái. Chánh án TAND Tối cao cũng cho rằng, trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được thì trong các cơ quan tố tụng còn có một số hạn chế trong công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến phụ nữ, trẻ em. Vì thế, chương trình ký kết, phối hợp trên sẽ góp phần đảm bảo các vụ việc liên quan đến phụ nữ, trẻ em được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, đúng quy định của pháp luật.
Nội dung phối hợp giai đoạn 2019 – 2022
Phối hợp xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái; phối hợp truyền thông đối với các vụ việc nghiêm trọng liên quan đến phụ nữ, trẻ em gái, gây bức xúc trong dư luận; phối hợp tổ chức hội thảo, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn triển khai các hoạt động; phối hợp giám sát hoạt động tư pháp đối với các vụ việc liên quan đến phụ nữ, trẻ em gái theo quy định tại Điều 33 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; phối hợp nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái thông qua bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cán bộ Hội LHPN các cấp và công chức ngành Tòa án, Kiểm sát, Công an; phối hợp biên soạn, xây dựng tài liệu liên quan đến công tác bảo vệ phụ nữ, trẻ em; phối hợp sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, thi đua khen thưởng trong thực hiện Chương trình phối hợp.