Tại Hội thảo tập huấn lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật diễn ra ngày 3/9, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa nêu ra các quyền trình đề nghị xây dựng luật, tham gia xây dựng, góp ý, phản biện với dự thảo văn bản pháp luật; đồng thời đưa ra một số gợi ý thực hiện lồng ghép giới trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa trình bày bài giảng về nội dung sự tham gia của tổ chức Hội LHPN Việt Nam trong quy trình lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong đê xuất chính sách, luật pháp
Ngày 3 và 4/9, TƯ Hội LHPNVN tổ chức chương trình Hội thảo tập huấn lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. với các bài giảng của Phó Chủ tịch Hội LHPNVN Bùi Thị Hòa; nguyên Chủ tịch Hội LHPNVN Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam; ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội; bà Nguyễn Thị Kỳ, nguyên Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử - Văn phòng Quốc hội. Hội thảo tập huấn diễn ra 1,5 ngày với sự tham dự của các lãnh đạo, cán bộ Hội LHPN các tỉnh thành, địa phương.
Tại bài giảng về nội dung sự tham gia của tổ chức Hội LHPN Việt Nam trong quy trình lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong đê xuất chính sách, luật pháp, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa nhấn mạnh: Nghị quyết 11/NQ-TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nêu rõ, Hội LHPN Việt Nam "phát huy vai trò chủ động tham mưu, đề xuất với Ðảng, Nhà nước về chủ trương, chính sách liên quan đến phụ nữ, thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội". Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Trung ương Hội LHPN Việt Nam có quyền trình đề nghị xây dựng luật, pháp luật; là thành viên tham gia các ban soạn thảo, tổ biên tập các dự án, dự thảo văn bản này; đồng thời tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bằng nhiều hình thức như gửi văn bản góp ý, tổ chức hội nghị góp ý, tham vấn ý kiến chuyên gia, các nhóm đối tượng chịu sự tác động của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật...
Đặc biệt, Hội LHPN Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hội LHPN Việt Nam với tư cách là tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam được mời tham gia các hội nghị phản biện xã hội đối với các dự thảo VBQPPL của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên. Mặt khác, Hội LHPN Việt Nam còn chủ động tham gia xây dựng văn bản QPPL thông qua hình thức phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản QPPL có liên quan đến phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới.
Tại hội thảo tập huấn, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa cũng nêu ra gợi ý 4 bước thực hiện lồng ghép giới trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể:
Bước 1. Xác định vấn đề giới, vấn đề liên quan đến quyền lợi của phụ nữ, trẻ em
Cụ thể, xác định vấn đề giới là phát hiện các vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật từ góc độ giới. Qua đó tìm hiểu các vấn đề về bình đẳng giới trên thực tế liên quan tới phạm vi điều chỉnh của dự thảo văn bản QPPL có được phản ánh và giải quyết trong dự thảo đó hay không; xem xét vấn đề bình đẳng giới được đề cập trong dự thảo văn bản đã đúng, đầy đủ chưa, có cần bổ sung gì không?
Bước 2. Xác định nguyên nhân của vấn đề giới trong lĩnh vực/quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo VBQPPL.
Trong đó, lưu ý việc xác định nguyên nhân đều phải căn cứ vào thực tiễn, các thông tin, số liệu, các báo cáo, nghiên cứu trong và ngoài nước.
Bước 3. Xác định nội dung đề xuất để giải quyết vấn đề giới đã được xác định
Cụ thể như: Đánh giá tác động của dự thảo quy định đối với nam và nữ dựa trên số liệu định lượng hoặc định tính. Xem xét có cần đề xuất chính sách riêng đối với một giới để giải quyết vấn đề bình đẳng giới thực chất; xác định rõ nội dung và mục tiêu cụ thể của đề xuất trên cơ sở nghiên cứu các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định trong Luật Bình đẳng giới (được quy định tại Điều 19 và điều 11, khoản 5; Điều 12, khoản 2; Điều 13, khoản 3; Điều 14, khoản 5). Xem xét cơ quan có thẩm quyền quyết định nội dung đề xuất, hình thức thể hiện nội dung đề xuất (bổ sung vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật hay trong văn bản hướng dẫn). Rà soát, đối chiếu các chính sách, pháp luật hiện hành có liên quan đến nội dung đề xuất để xem xét có mâu thuẫn, chồng chéo, tác động ngược chiều không.
Bước 4. Xây dựng nội dung lồng ghép giới trong văn bản góp ý, phản biện xã hội
Để thuyết phục được mọi người thì nội dung cần được viết một cách logic, ngắn gọn, dễ hiểu và đảm bảo các yếu tố: Mô tả vấn đề, nêu rõ đề nghị cụ thể, sự cần thiết tiếp thu đề nghị đó (đưa ra các lập luận, các dẫn chứng để thuyết phục).
Theo Phó Chủ tịch Bùi Thị Hòa, các cấp Hội khi tham gia phản biện vào dự thảo các văn bản có trách nhiệm phân tích, đánh giá, đề xuất những nội dung cụ thể như: Sự cần thiết, tính cấp thiết của văn bản dự thảo, nghiên cứu vấn đề chủ trương của Đảng đã được cụ thể hóa hay chưa? Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo nhưng đã ban hành chương trình, chính sách để thực hiện chưa? Muốn đánh giá được sự cần thiết và cấp thiết phải dựa trên thực trạng vấn đề, tính cấp bách phải ban hành văn bản: Nếu không ban hành văn bản sẽ gây hệ lụy, hậu quả gì? Sự phù hợp của văn bản dự thảo với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; thực tiễn của đơn vị, địa phương.
Đồng thời phân tích tính đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính khả thi của văn bản dự thảo. Tính khả thi của một văn bản vô cùng quan trọng, là thước đo của tính chất lượng, tính bền vững của một văn bản được ban hành. Dự báo tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của văn bản dự thảo và lưu ý các nội dung liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới, tổ chức Hội LHPN Việt Nam...
Tại buổi hội thảo, các đại biểu cũng được tập huấn, chia sẻ về các nội dung, như: Quy trình về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Kỹ năng phát hiện vấn đề giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và kinh nghiệm thtrong tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật dưới góc độ giới; kinh nghiệm vận động lồng ghép giới trong đề xuất luật pháp, chính sách…
Theo phunuvietnam.vn
Tại Hội thảo tập huấn lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật diễn ra ngày 3/9, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa nêu ra các quyền trình đề nghị xây dựng luật, tham gia xây dựng, góp ý, phản biện với dự thảo văn bản pháp luật; đồng thời đưa ra một số gợi ý thực hiện lồng ghép giới trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.Ngày 3 và 4/9, TƯ Hội LHPNVN tổ chức chương trình Hội thảo tập huấn lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. với các bài giảng của Phó Chủ tịch Hội LHPNVN Bùi Thị Hòa; nguyên Chủ tịch Hội LHPNVN Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam; ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội; bà Nguyễn Thị Kỳ, nguyên Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử - Văn phòng Quốc hội. Hội thảo tập huấn diễn ra 1,5 ngày với sự tham dự của các lãnh đạo, cán bộ Hội LHPN các tỉnh thành, địa phương.
Tại bài giảng về nội dung sự tham gia của tổ chức Hội LHPN Việt Nam trong quy trình lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong đê xuất chính sách, luật pháp, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa nhấn mạnh: Nghị quyết 11/NQ-TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nêu rõ, Hội LHPN Việt Nam "phát huy vai trò chủ động tham mưu, đề xuất với Ðảng, Nhà nước về chủ trương, chính sách liên quan đến phụ nữ, thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội". Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Trung ương Hội LHPN Việt Nam có quyền trình đề nghị xây dựng luật, pháp luật; là thành viên tham gia các ban soạn thảo, tổ biên tập các dự án, dự thảo văn bản này; đồng thời tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bằng nhiều hình thức như gửi văn bản góp ý, tổ chức hội nghị góp ý, tham vấn ý kiến chuyên gia, các nhóm đối tượng chịu sự tác động của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật...
Đặc biệt, Hội LHPN Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hội LHPN Việt Nam với tư cách là tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam được mời tham gia các hội nghị phản biện xã hội đối với các dự thảo VBQPPL của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên. Mặt khác, Hội LHPN Việt Nam còn chủ động tham gia xây dựng văn bản QPPL thông qua hình thức phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản QPPL có liên quan đến phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới.
Tại hội thảo tập huấn, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa cũng nêu ra gợi ý 4 bước thực hiện lồng ghép giới trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể:
Bước 1. Xác định vấn đề giới, vấn đề liên quan đến quyền lợi của phụ nữ, trẻ em
Cụ thể, xác định vấn đề giới là phát hiện các vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật từ góc độ giới. Qua đó tìm hiểu các vấn đề về bình đẳng giới trên thực tế liên quan tới phạm vi điều chỉnh của dự thảo văn bản QPPL có được phản ánh và giải quyết trong dự thảo đó hay không; xem xét vấn đề bình đẳng giới được đề cập trong dự thảo văn bản đã đúng, đầy đủ chưa, có cần bổ sung gì không?
Bước 2. Xác định nguyên nhân của vấn đề giới trong lĩnh vực/quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo VBQPPL.
Trong đó, lưu ý việc xác định nguyên nhân đều phải căn cứ vào thực tiễn, các thông tin, số liệu, các báo cáo, nghiên cứu trong và ngoài nước.
Bước 3. Xác định nội dung đề xuất để giải quyết vấn đề giới đã được xác định
Cụ thể như: Đánh giá tác động của dự thảo quy định đối với nam và nữ dựa trên số liệu định lượng hoặc định tính. Xem xét có cần đề xuất chính sách riêng đối với một giới để giải quyết vấn đề bình đẳng giới thực chất; xác định rõ nội dung và mục tiêu cụ thể của đề xuất trên cơ sở nghiên cứu các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định trong Luật Bình đẳng giới (được quy định tại Điều 19 và điều 11, khoản 5; Điều 12, khoản 2; Điều 13, khoản 3; Điều 14, khoản 5). Xem xét cơ quan có thẩm quyền quyết định nội dung đề xuất, hình thức thể hiện nội dung đề xuất (bổ sung vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật hay trong văn bản hướng dẫn). Rà soát, đối chiếu các chính sách, pháp luật hiện hành có liên quan đến nội dung đề xuất để xem xét có mâu thuẫn, chồng chéo, tác động ngược chiều không.
Bước 4. Xây dựng nội dung lồng ghép giới trong văn bản góp ý, phản biện xã hội
Để thuyết phục được mọi người thì nội dung cần được viết một cách logic, ngắn gọn, dễ hiểu và đảm bảo các yếu tố: Mô tả vấn đề, nêu rõ đề nghị cụ thể, sự cần thiết tiếp thu đề nghị đó (đưa ra các lập luận, các dẫn chứng để thuyết phục).
Theo Phó Chủ tịch Bùi Thị Hòa, các cấp Hội khi tham gia phản biện vào dự thảo các văn bản có trách nhiệm phân tích, đánh giá, đề xuất những nội dung cụ thể như: Sự cần thiết, tính cấp thiết của văn bản dự thảo, nghiên cứu vấn đề chủ trương của Đảng đã được cụ thể hóa hay chưa? Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo nhưng đã ban hành chương trình, chính sách để thực hiện chưa? Muốn đánh giá được sự cần thiết và cấp thiết phải dựa trên thực trạng vấn đề, tính cấp bách phải ban hành văn bản: Nếu không ban hành văn bản sẽ gây hệ lụy, hậu quả gì? Sự phù hợp của văn bản dự thảo với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; thực tiễn của đơn vị, địa phương.
Đồng thời phân tích tính đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính khả thi của văn bản dự thảo. Tính khả thi của một văn bản vô cùng quan trọng, là thước đo của tính chất lượng, tính bền vững của một văn bản được ban hành. Dự báo tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của văn bản dự thảo và lưu ý các nội dung liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới, tổ chức Hội LHPN Việt Nam...
Tại buổi hội thảo, các đại biểu cũng được tập huấn, chia sẻ về các nội dung, như: Quy trình về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Kỹ năng phát hiện vấn đề giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và kinh nghiệm thtrong tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật dưới góc độ giới; kinh nghiệm vận động lồng ghép giới trong đề xuất luật pháp, chính sách…