Nhằm nâng cao kỹ năng thúc đẩy cộng đồng đưa ra các hành động hướng tới bình đẳng giới trong phân công lao động, kiểm soát nguồn lực và ra quyết định trong hộ gia đình và cộng đồng. Trong khuôn khổ dự án “Đẩy mạnh kiến thức địa phương trong thích ứng với biến đổi khí hậu” do Tổ chức Bánh mỳ cho thế giới tài trợ được thực hiện tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
Một lớp tập huấn tại xã Thượng Bằng La
Trong thời gian qua Hội LHPN tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) tổ chức các hoạt động tăng cường liên kết tổ nhóm và lồng ghép giới thông qua thực hành các công cụ trong hệ thống học tập và hành động về giới (GALS) cho 44 hộ dân (trong đó có 13 cặp vợ chồng và các thành viên của các tổ, nhóm trồng cam) và 12 giảng viên nguồn đến từ Hội LHPN tỉnh Yên Bái, Hội LHPN huyện Trấn Yên và cán bộ DWC.
GALS (Gender Action Learning System) là một hệ thống các công cụ, nguyên tắc và cơ chế nhằm tăng quyền cho phụ nữ và nam giới để họ chủ động hơn nữa trong cuộc sống của chính mình; thúc đẩy và hỗ trợ phong trào bình đẳng giới, nâng cao quyền lực ở cá nhân, hộ gia đình và tổ nhóm đóng góp phát triển sinh kế bền vững và ổn đinh đời sống.
Điểm khác biệt giữa phương pháp GALS với những phương pháp và cách tiếp cận khác đó là: Tất cả các buổi làm việc hoàn toàn KHÔNG đề cập tới những thuật ngữ/khái niệm về giới như định kiến giới, bất bình đẳng giới, hay đưa ra các chỉ trích về bất bình đẳng giới v.v. mà người tham gia sẽ được TỰ trải nghiệm, TỰ phân tích và phát hiện, TỰ đưa ra hành động, vì vậy việc học diễn ra một cách tự nhiên, những hành động sẽ cụ thể và có tính cam kết thực hiện cao; Huy động được sự tham gia tối đa của cả 2 giới vì trong tất cả các buổi làm việc cả vợ và chồng, cả nam và nữ đều được tham gia, cùng nhau thảo luận và lập kế hoạch phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển nhóm mà phụ nữ và nam giới tự nhận ra những vấn đề bất bình đẳng giữa hai giới và từ đó họ tự xác định những hành động cần thực hiện để giải quyết vấn đề.
Bằng phương pháp sinh động và thu hút người tham gia thông qua các trải nghiệm thực tế, vẽ tranh, thảo luận, phản biện, cùng suy ngẫm... các học viên đã được truyền cảm hứng bằng việc thực hành các bước thông qua các công cụ: Viên kim cương bình đẳng giới; cây cân bằng giới, cây thách thức vấn đề; con đường mơ ước, con đường thành tựu - Nếu như viên kim cương bình đẳng giới được sử dụng để phụ nữ và nam giới có cơ hội để chia sẻ về những sở thích và sở ghét của riêng từng giới, để từ đó họ tìm ra những điều mà cả nam giới và nữ giới cùng thích hoặc cùng ghét. Sau đó cả 2 giới sẽ cùng nhau xác định thứ tự ưu tiên, nguyên nhân của vấn đề nói chung và nguyên nhân của bất bình đẳng giới nói riêng cùng phân tích sâu và giải quyết vấn đề thì cây cân bằng giới lại giúp cá nhân hay nhóm, cộng đồng tự phân tích, lượng hóa và xác định được hiện trạng bất bình đẳng giới hiện tại liên quan đến phân công lao động; tiếp cận và quản lý các nguồn lực cũng như chi tiêu và hưởng lợi trong gia đình và cộng đồng, từ đó xác định được những hành động cụ thể mà bản thân mỗi người cần phải thực hiện để giải quyết tình trạng bất bình đẳng của cá nhân hay cộng đồng và tự xác định những thay đổi trong cuộc sống giúp chia sẻ kinh nghiệm để cùng nhau hoàn thiện các kỹ năng cần thiết trong quá trình thúc đẩy hoạt động tại cộng đồng. Đến con đường mơ ước công cụ này được sử dụng nhằm giúp phụ nữ và nam giới trong cộng đồng xác định được những thay đổi mà họ mong muốn đạt được trên cơ sở tận dụng những cơ hội sẵn có và vượt qua các khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Nói một cách đơn giản, công cụ này giúp cá nhân và tổ nhóm lập kế hoạch cho sự phát triển của mình trong tương lai. Từ con đường mơ ước các nhóm vạch ra con đường thành tựu về giá trị tổ nhóm và giá trị sinh kế của tổ nhóm, xây dựng lộ trình và các giải pháp để thực hiện kế hoạch dựa trên thực tiễn hiện có của cá nhân và tổ nhóm.
Thông qua các hoạt động, bên cạnh đó với sự hướng dẫn của nhóm giảng viên đã giúp các thành viên tự tin hơn, sẵn sàng triển khai các hoạt động tại cộng đồng, chia sẻ các cơ hội và thách thức cũng như cùng nhau xây dựng các kế hoạch hành động để tăng cường liên kết và đoàn kết trong tổ nhóm. Kế hoạch tiếp theo sẽ bao gồm các hoạt động: củng cố nhóm hạt nhân, chia sẻ các bài học kinh nghiệm, thực hiện kế hoạch hành động về giới, thành lập 10 Tổ hợp tác với trên 100 thành viên tham gia để liên kết phát triển kinh tế, trao quyền kinh tế cho chị em phụ nữ nhằm thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới trong gia đình và cộng đồng.
Thu Hiền
Nhằm nâng cao kỹ năng thúc đẩy cộng đồng đưa ra các hành động hướng tới bình đẳng giới trong phân công lao động, kiểm soát nguồn lực và ra quyết định trong hộ gia đình và cộng đồng. Trong khuôn khổ dự án “Đẩy mạnh kiến thức địa phương trong thích ứng với biến đổi khí hậu” do Tổ chức Bánh mỳ cho thế giới tài trợ được thực hiện tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.Trong thời gian qua Hội LHPN tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) tổ chức các hoạt động tăng cường liên kết tổ nhóm và lồng ghép giới thông qua thực hành các công cụ trong hệ thống học tập và hành động về giới (GALS) cho 44 hộ dân (trong đó có 13 cặp vợ chồng và các thành viên của các tổ, nhóm trồng cam) và 12 giảng viên nguồn đến từ Hội LHPN tỉnh Yên Bái, Hội LHPN huyện Trấn Yên và cán bộ DWC.
GALS (Gender Action Learning System) là một hệ thống các công cụ, nguyên tắc và cơ chế nhằm tăng quyền cho phụ nữ và nam giới để họ chủ động hơn nữa trong cuộc sống của chính mình; thúc đẩy và hỗ trợ phong trào bình đẳng giới, nâng cao quyền lực ở cá nhân, hộ gia đình và tổ nhóm đóng góp phát triển sinh kế bền vững và ổn đinh đời sống.
Điểm khác biệt giữa phương pháp GALS với những phương pháp và cách tiếp cận khác đó là: Tất cả các buổi làm việc hoàn toàn KHÔNG đề cập tới những thuật ngữ/khái niệm về giới như định kiến giới, bất bình đẳng giới, hay đưa ra các chỉ trích về bất bình đẳng giới v.v. mà người tham gia sẽ được TỰ trải nghiệm, TỰ phân tích và phát hiện, TỰ đưa ra hành động, vì vậy việc học diễn ra một cách tự nhiên, những hành động sẽ cụ thể và có tính cam kết thực hiện cao; Huy động được sự tham gia tối đa của cả 2 giới vì trong tất cả các buổi làm việc cả vợ và chồng, cả nam và nữ đều được tham gia, cùng nhau thảo luận và lập kế hoạch phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển nhóm mà phụ nữ và nam giới tự nhận ra những vấn đề bất bình đẳng giữa hai giới và từ đó họ tự xác định những hành động cần thực hiện để giải quyết vấn đề.
Bằng phương pháp sinh động và thu hút người tham gia thông qua các trải nghiệm thực tế, vẽ tranh, thảo luận, phản biện, cùng suy ngẫm... các học viên đã được truyền cảm hứng bằng việc thực hành các bước thông qua các công cụ: Viên kim cương bình đẳng giới; cây cân bằng giới, cây thách thức vấn đề; con đường mơ ước, con đường thành tựu - Nếu như viên kim cương bình đẳng giới được sử dụng để phụ nữ và nam giới có cơ hội để chia sẻ về những sở thích và sở ghét của riêng từng giới, để từ đó họ tìm ra những điều mà cả nam giới và nữ giới cùng thích hoặc cùng ghét. Sau đó cả 2 giới sẽ cùng nhau xác định thứ tự ưu tiên, nguyên nhân của vấn đề nói chung và nguyên nhân của bất bình đẳng giới nói riêng cùng phân tích sâu và giải quyết vấn đề thì cây cân bằng giới lại giúp cá nhân hay nhóm, cộng đồng tự phân tích, lượng hóa và xác định được hiện trạng bất bình đẳng giới hiện tại liên quan đến phân công lao động; tiếp cận và quản lý các nguồn lực cũng như chi tiêu và hưởng lợi trong gia đình và cộng đồng, từ đó xác định được những hành động cụ thể mà bản thân mỗi người cần phải thực hiện để giải quyết tình trạng bất bình đẳng của cá nhân hay cộng đồng và tự xác định những thay đổi trong cuộc sống giúp chia sẻ kinh nghiệm để cùng nhau hoàn thiện các kỹ năng cần thiết trong quá trình thúc đẩy hoạt động tại cộng đồng. Đến con đường mơ ước công cụ này được sử dụng nhằm giúp phụ nữ và nam giới trong cộng đồng xác định được những thay đổi mà họ mong muốn đạt được trên cơ sở tận dụng những cơ hội sẵn có và vượt qua các khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Nói một cách đơn giản, công cụ này giúp cá nhân và tổ nhóm lập kế hoạch cho sự phát triển của mình trong tương lai. Từ con đường mơ ước các nhóm vạch ra con đường thành tựu về giá trị tổ nhóm và giá trị sinh kế của tổ nhóm, xây dựng lộ trình và các giải pháp để thực hiện kế hoạch dựa trên thực tiễn hiện có của cá nhân và tổ nhóm.
Thông qua các hoạt động, bên cạnh đó với sự hướng dẫn của nhóm giảng viên đã giúp các thành viên tự tin hơn, sẵn sàng triển khai các hoạt động tại cộng đồng, chia sẻ các cơ hội và thách thức cũng như cùng nhau xây dựng các kế hoạch hành động để tăng cường liên kết và đoàn kết trong tổ nhóm. Kế hoạch tiếp theo sẽ bao gồm các hoạt động: củng cố nhóm hạt nhân, chia sẻ các bài học kinh nghiệm, thực hiện kế hoạch hành động về giới, thành lập 10 Tổ hợp tác với trên 100 thành viên tham gia để liên kết phát triển kinh tế, trao quyền kinh tế cho chị em phụ nữ nhằm thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới trong gia đình và cộng đồng.
Thu Hiền