Nhận ủy thác vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, các cấp Hội Phụ nữ huyện Văn Yên đã giúp hàng ngàn phụ nữ nghèo, hộ chính sách tiếp cận nhanh nhất với nguồn vốn và sử dụng hiệu quả để thoát nghèo.
Nhờ vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, gia đình chị Lê Thị Huyền đã đầu tư chăn nuôi lợn, phát triển kinh tế.
Kinh tế đi lên nhờ vốn vay
Tìm hiểu về hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH, chúng tôi được cán bộ Hội Phụ nữ huyện Văn Yên dẫn tới thăm gia đình chị Nguyễn Thị Cúc ở khu 1, thị trấn Mậu A. Trước đây, gia đình chị Cúc là hộ nghèo của thị trấn, hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn do không có nguồn thu, hai vợ chồng lại thường xuyên đau ốm.
Được Hội tạo điều kiện, đầu năm 2011, chị vay 15 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện. Khi có vốn, chị mạnh dạn đầu tư nuôi lợn thịt. Vốn chăm chỉ, chịu khó việc làm ăn của chị bước đầu thu được kết quả khả quan. Chị đã thanh toán gốc đúng thời hạn.
Năm 2014, Hội tiếp tục nhận ủy thác cho chị vay 20 triệu đồng để đầu tư mở rộng chăn nuôi. Được tiếp sức, chị đầu tư xây thêm chuồng nuôi 3 con lợn nái để chủ động giống theo mô hình khép kín và đào ao nuôi cá. Chăm chỉ làm ăn, tập trung phát triển kinh tế theo mô hình VAC, đến nay, gia đình chị đã có thu nhập ổn định, kinh tế từng bước đi lên vững chắc.
Chị có điều kiện cho các con ăn học, cô con gái đầu đang là sinh viên năm thứ nhất, Khoa Sư phạm mầm non, Trường Cao đẳng Sư phạm mẫu giáo Trung ương; cậu con trai thứ học lớp 4 là học sinh chăm ngoan, học giỏi. Chị Cúc tâm sự: “Nguồn vốn vay ưu đãi đã thay đổi cuộc sống gia đình tôi, giúp những người nghèo như tôi từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu cho bản thân và xã hội”.
Cũng như gia đình chị Cúc, vợ chồng chị Lê Thị Huyền, thôn 5, xã Đại Phác từng làm thuê quần quật cả ngày nhưng không đủ chi tiêu. Từ khi tham gia lớp kỹ thuật trồng trọt và được vay 20 triệu đồng từ NHCSXH để đầu tư trồng sắn, làm vườn ươm, nuôi lợn, kinh tế gia đình chị đã cải thiện.
Đến nay, bình quân mỗi năm, chị thu nhập 40 triệu đồng. “Kinh tế ổn định, gia đình tôi có điều kiện cho các con học hành, hiện một cháu học cấp 2, một cháu đang học tiểu học” - chị Huyền chia sẻ. Đây là hai trong số hàng nghìn hộ phụ nữ nghèo được vay vốn, sử dụng nguồn vốn hiệu quả, thoát nghèo.
“Nhịp cầu” dẫn vốn
Văn Yên là huyện còn nhiều khó khăn, số hộ nghèo và cận nghèo khá nhiều. Những năm gần đây, địa phương có nhiều biện pháp, chính sách như chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn của ngân hàng, góp phần giảm nghèo bền vững. Nhằm giúp cho chị em có vốn vay để đầu tư vào chăn nuôi, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, Hội đã tín chấp với NHCSXH, tạo điều kiện cho hội viên vay vốn.
Để công tác quản lý vốn vay có hiệu quả, Hội lập danh sách, khảo sát, đánh giá, phân loại đối tượng hộ nghèo của từng xã, thôn, xóm theo đúng quy định; quan tâm đến các hộ gia đình phụ nữ đơn thân, phụ nữ làm chủ hộ, động viên chị em tham gia sinh hoạt, làm thủ tục vay vốn, đề nghị Ngân hàng cho vay.
Hội chỉ đạo các hội viên phụ trách tổ tiết kiệm và vay vốn thường xuyên tổ chức sinh hoạt để các thành viên có dịp trao đổi, thảo luận về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sử dụng vốn vay, có hướng giải quyết, khắc phục kịp thời. Nhờ đó, các tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động nền nếp; các thành viên vay vốn sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích.
Đến nay, Hội nhận ủy thác từ NHCSXH huyện với dư nợ đạt hơn 114 tỷ đồng, tại 145 tổ tiết kiệm và vay vốn cho 5.738 hộ gia đình hội viên vay vốn. Nguồn vốn ưu đãi tạo điều kiện cho hàng trăm hộ thoát nghèo; cải thiện về đời sống hơn 740 hộ; xây dựng và cải tạo 20 công trình vệ sinh và nước sạch nông thôn bảo đảm tiêu chuẩn; cải tạo và xây mới nhà ở cho 3 hộ nghèo; giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động; giúp đỡ 153 hộ gia đình hội viên có con học đại học, cao đẳng được vay vốn, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.
Thông qua hoạt động vay vốn, cán bộ, hội viên phụ nữ còn được nâng cao kiến thức, kinh nghiệm về quản lý và điều hành vốn vay. Hội viên phụ nữ nghèo thêm gắn bó với tổ chức Hội, nâng cao ý thức trách nhiệm, biết quản lý sử dụng vốn vay đúng mục đích, mạnh dạn trong cách nghĩ, cách làm.
Việc sử dụng và quản lý tốt nguồn vốn vay của Hội Phụ nữ huyện Văn Yên góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thiết thực vào công tác giảm nghèo, tạo việc làm cho chị em phụ nữ và bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.
Theo Báo Yên Bái
Nhận ủy thác vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, các cấp Hội Phụ nữ huyện Văn Yên đã giúp hàng ngàn phụ nữ nghèo, hộ chính sách tiếp cận nhanh nhất với nguồn vốn và sử dụng hiệu quả để thoát nghèo. Kinh tế đi lên nhờ vốn vay
Tìm hiểu về hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH, chúng tôi được cán bộ Hội Phụ nữ huyện Văn Yên dẫn tới thăm gia đình chị Nguyễn Thị Cúc ở khu 1, thị trấn Mậu A. Trước đây, gia đình chị Cúc là hộ nghèo của thị trấn, hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn do không có nguồn thu, hai vợ chồng lại thường xuyên đau ốm.
Được Hội tạo điều kiện, đầu năm 2011, chị vay 15 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện. Khi có vốn, chị mạnh dạn đầu tư nuôi lợn thịt. Vốn chăm chỉ, chịu khó việc làm ăn của chị bước đầu thu được kết quả khả quan. Chị đã thanh toán gốc đúng thời hạn.
Năm 2014, Hội tiếp tục nhận ủy thác cho chị vay 20 triệu đồng để đầu tư mở rộng chăn nuôi. Được tiếp sức, chị đầu tư xây thêm chuồng nuôi 3 con lợn nái để chủ động giống theo mô hình khép kín và đào ao nuôi cá. Chăm chỉ làm ăn, tập trung phát triển kinh tế theo mô hình VAC, đến nay, gia đình chị đã có thu nhập ổn định, kinh tế từng bước đi lên vững chắc.
Chị có điều kiện cho các con ăn học, cô con gái đầu đang là sinh viên năm thứ nhất, Khoa Sư phạm mầm non, Trường Cao đẳng Sư phạm mẫu giáo Trung ương; cậu con trai thứ học lớp 4 là học sinh chăm ngoan, học giỏi. Chị Cúc tâm sự: “Nguồn vốn vay ưu đãi đã thay đổi cuộc sống gia đình tôi, giúp những người nghèo như tôi từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu cho bản thân và xã hội”.
Cũng như gia đình chị Cúc, vợ chồng chị Lê Thị Huyền, thôn 5, xã Đại Phác từng làm thuê quần quật cả ngày nhưng không đủ chi tiêu. Từ khi tham gia lớp kỹ thuật trồng trọt và được vay 20 triệu đồng từ NHCSXH để đầu tư trồng sắn, làm vườn ươm, nuôi lợn, kinh tế gia đình chị đã cải thiện.
Đến nay, bình quân mỗi năm, chị thu nhập 40 triệu đồng. “Kinh tế ổn định, gia đình tôi có điều kiện cho các con học hành, hiện một cháu học cấp 2, một cháu đang học tiểu học” - chị Huyền chia sẻ. Đây là hai trong số hàng nghìn hộ phụ nữ nghèo được vay vốn, sử dụng nguồn vốn hiệu quả, thoát nghèo.
“Nhịp cầu” dẫn vốn
Văn Yên là huyện còn nhiều khó khăn, số hộ nghèo và cận nghèo khá nhiều. Những năm gần đây, địa phương có nhiều biện pháp, chính sách như chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn của ngân hàng, góp phần giảm nghèo bền vững. Nhằm giúp cho chị em có vốn vay để đầu tư vào chăn nuôi, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, Hội đã tín chấp với NHCSXH, tạo điều kiện cho hội viên vay vốn.
Để công tác quản lý vốn vay có hiệu quả, Hội lập danh sách, khảo sát, đánh giá, phân loại đối tượng hộ nghèo của từng xã, thôn, xóm theo đúng quy định; quan tâm đến các hộ gia đình phụ nữ đơn thân, phụ nữ làm chủ hộ, động viên chị em tham gia sinh hoạt, làm thủ tục vay vốn, đề nghị Ngân hàng cho vay.
Hội chỉ đạo các hội viên phụ trách tổ tiết kiệm và vay vốn thường xuyên tổ chức sinh hoạt để các thành viên có dịp trao đổi, thảo luận về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sử dụng vốn vay, có hướng giải quyết, khắc phục kịp thời. Nhờ đó, các tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động nền nếp; các thành viên vay vốn sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích.
Đến nay, Hội nhận ủy thác từ NHCSXH huyện với dư nợ đạt hơn 114 tỷ đồng, tại 145 tổ tiết kiệm và vay vốn cho 5.738 hộ gia đình hội viên vay vốn. Nguồn vốn ưu đãi tạo điều kiện cho hàng trăm hộ thoát nghèo; cải thiện về đời sống hơn 740 hộ; xây dựng và cải tạo 20 công trình vệ sinh và nước sạch nông thôn bảo đảm tiêu chuẩn; cải tạo và xây mới nhà ở cho 3 hộ nghèo; giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động; giúp đỡ 153 hộ gia đình hội viên có con học đại học, cao đẳng được vay vốn, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.
Thông qua hoạt động vay vốn, cán bộ, hội viên phụ nữ còn được nâng cao kiến thức, kinh nghiệm về quản lý và điều hành vốn vay. Hội viên phụ nữ nghèo thêm gắn bó với tổ chức Hội, nâng cao ý thức trách nhiệm, biết quản lý sử dụng vốn vay đúng mục đích, mạnh dạn trong cách nghĩ, cách làm.
Việc sử dụng và quản lý tốt nguồn vốn vay của Hội Phụ nữ huyện Văn Yên góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thiết thực vào công tác giảm nghèo, tạo việc làm cho chị em phụ nữ và bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.