Cán bộ NHCSXH luôn hỗ trợ thông tin cho bà con vay vốn tại các Điểm giao dịch xã
Vào một ngày đầu xuân nắng ấm, chúng tôi đến thăm nhà chị Lò Thị Lả ở xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải. Bước vào ngôi nhà sàn cột bê tông chắc chắn nhưng không thấy người đâu, chị tổ trưởng tổ TK&VV lấy điện thoại ra gọi, một lúc mới thấy chị Lả tất tả chạy về, hóa ra chị đang chăm sóc mấy con lợn nái và đàn bò ở trên trại cách nhà mấy trăm mét.
Theo như chị Lả tâm sự, trước đây nhà chị nghèo lắm, chị là mẹ đơn thân nuôi 2 con đi học. Từ năm 2012, chị được hội Phụ nữ xã và Ngân hàng CSXH hướng dẫn, giúp đỡ làm hồ sơ vay vốn chương trình hộ nghèo để chăn nuôi. Năm 2013 con gái chị đỗ khoa Luật - Đại học khoa học Thái Nguyên, chị lại được vay 32 triệu đồng từ chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn nên chị mới dám cho con đi học. Tiền thu nhập từ chăn nuôi, làm thuê cũng chỉ đủ nuôi mấy mẹ con nên nhà cửa dột nát, mùa hè thì sợ mưa, mùa đông thì sợ gió. May đến năm 2018 chị được vay vốn làm nhà theo chính sách hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg của Chính phủ, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền, bà con nên mới có cái nhà kín trên bền dưới mà yên tâm làm lụng, phát triển kinh tế gia đình. Năm 2022, chị mạnh dạn vay mức tối đa 100 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo để chăn nuôi bò, với số tiền được vay, chị mua 6 con bò về nuôi, nhờ chịu khó chăm sóc nên đàn bò nhà chị phát triển tốt, đến cuối năm 2023, nhận thấy nuôi bò không mang lại hiệu quả cao như nuôi lợn, chị lại bán bớt 3 con bò chuyển sang nuôi lợn nái sinh sản. Mấy con lợn đã sắp tới kỳ sinh, hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Con gái chị cũng đã ra trường, được tuyển dụng làm công chức xã, cháu đã cùng mẹ trả nợ hết khoản vay học sinh sinh viên. Với nguồn thu từ chăn nuôi, chị cũng đã trả nợ trước hạn chương trình nhà ở. Năm 2023 nhà chị đã được ra khỏi danh sách hộ nghèo của xã. Chị Lả nói: thực sự nếu không có nguồn vốn ưu đãi vay của NHCSXH và sự giúp đỡ của Hội Phụ nữ thì không bao giờ chị có được cuộc sống như ngày hôm nay. Nhìn dáng vẻ nhanh nhẹn, ánh mắt lấp lánh niềm tin của chị, chúng tôi tin rằng chẳng bao lâu nữa chị sẽ trở thành hộ khá, giàu của xã, chị sẽ là tấm gương sáng trong việc sử dụng vốn tín dụng chính sách để vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Quay trở lại UBND xã Khao Mang, thấy nhiều chị phụ nữ người H'mông xúng xính váy hoa ngồi ở hội trường UBND xã, nơi Tổ giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội đang làm việc, hỏi ra mới biết các chị đang đi nhận tiền vốn vay. Chúng tôi thực sự ngỡ ngàng bởi trước đây, phụ nữ H'mông chỉ quanh quẩn ở nhà, hầu như không có các mối giao tiếp với bên ngoài, đứng tên vay vốn hoặc đi giao dịch với Ngân hàng đều là do chồng hoặc con trai, có đến kiểm tra sử dụng vốn vay tại gia đình mà gặp phụ nữ thì hỏi gì cũng lắc đầu, không biết.
Theo số liệu tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Mù Cang Chải, hiện có tới 1.225 hộ vay vốn dân tộc H'Mông mà người đứng tên vay là phụ nữ, chiếm tới gần 20% số hộ vay vốn toàn huyện Mù Cang Chải, mặc dù con số còn khiêm tốn nhưng đã cho thấy sự khác biệt rất nhiều so với 5-7 năm trước. Đặc biệt, nhiều chị còn được tín nhiệm bầu làm tổ trưởng tổ TK&VV quản lý 50-60 tổ viên, quản lý hàng tỷ đồng dư nợ như chị Giàng Thị Sầu, chị Vàng Thị Chư ở Púng Luông, chị Khang Thị Mai ở Cao Phạ.... Điều đó cho thấy, phụ nữ người dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa đã dần tự tin làm chủ bản thân, làm chủ kinh tế gia đình, mạnh dạn sử dụng vốn vay ưu đãi để vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Lê Thị Anh Đài - Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng, Ngân hàng CSXH tỉnh Yên Bái
Vào một ngày đầu xuân nắng ấm, chúng tôi đến thăm nhà chị Lò Thị Lả ở xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải. Bước vào ngôi nhà sàn cột bê tông chắc chắn nhưng không thấy người đâu, chị tổ trưởng tổ TK&VV lấy điện thoại ra gọi, một lúc mới thấy chị Lả tất tả chạy về, hóa ra chị đang chăm sóc mấy con lợn nái và đàn bò ở trên trại cách nhà mấy trăm mét.
Theo như chị Lả tâm sự, trước đây nhà chị nghèo lắm, chị là mẹ đơn thân nuôi 2 con đi học. Từ năm 2012, chị được hội Phụ nữ xã và Ngân hàng CSXH hướng dẫn, giúp đỡ làm hồ sơ vay vốn chương trình hộ nghèo để chăn nuôi. Năm 2013 con gái chị đỗ khoa Luật - Đại học khoa học Thái Nguyên, chị lại được vay 32 triệu đồng từ chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn nên chị mới dám cho con đi học. Tiền thu nhập từ chăn nuôi, làm thuê cũng chỉ đủ nuôi mấy mẹ con nên nhà cửa dột nát, mùa hè thì sợ mưa, mùa đông thì sợ gió. May đến năm 2018 chị được vay vốn làm nhà theo chính sách hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg của Chính phủ, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền, bà con nên mới có cái nhà kín trên bền dưới mà yên tâm làm lụng, phát triển kinh tế gia đình. Năm 2022, chị mạnh dạn vay mức tối đa 100 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo để chăn nuôi bò, với số tiền được vay, chị mua 6 con bò về nuôi, nhờ chịu khó chăm sóc nên đàn bò nhà chị phát triển tốt, đến cuối năm 2023, nhận thấy nuôi bò không mang lại hiệu quả cao như nuôi lợn, chị lại bán bớt 3 con bò chuyển sang nuôi lợn nái sinh sản. Mấy con lợn đã sắp tới kỳ sinh, hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Con gái chị cũng đã ra trường, được tuyển dụng làm công chức xã, cháu đã cùng mẹ trả nợ hết khoản vay học sinh sinh viên. Với nguồn thu từ chăn nuôi, chị cũng đã trả nợ trước hạn chương trình nhà ở. Năm 2023 nhà chị đã được ra khỏi danh sách hộ nghèo của xã. Chị Lả nói: thực sự nếu không có nguồn vốn ưu đãi vay của NHCSXH và sự giúp đỡ của Hội Phụ nữ thì không bao giờ chị có được cuộc sống như ngày hôm nay. Nhìn dáng vẻ nhanh nhẹn, ánh mắt lấp lánh niềm tin của chị, chúng tôi tin rằng chẳng bao lâu nữa chị sẽ trở thành hộ khá, giàu của xã, chị sẽ là tấm gương sáng trong việc sử dụng vốn tín dụng chính sách để vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Quay trở lại UBND xã Khao Mang, thấy nhiều chị phụ nữ người H'mông xúng xính váy hoa ngồi ở hội trường UBND xã, nơi Tổ giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội đang làm việc, hỏi ra mới biết các chị đang đi nhận tiền vốn vay. Chúng tôi thực sự ngỡ ngàng bởi trước đây, phụ nữ H'mông chỉ quanh quẩn ở nhà, hầu như không có các mối giao tiếp với bên ngoài, đứng tên vay vốn hoặc đi giao dịch với Ngân hàng đều là do chồng hoặc con trai, có đến kiểm tra sử dụng vốn vay tại gia đình mà gặp phụ nữ thì hỏi gì cũng lắc đầu, không biết.
Theo số liệu tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Mù Cang Chải, hiện có tới 1.225 hộ vay vốn dân tộc H'Mông mà người đứng tên vay là phụ nữ, chiếm tới gần 20% số hộ vay vốn toàn huyện Mù Cang Chải, mặc dù con số còn khiêm tốn nhưng đã cho thấy sự khác biệt rất nhiều so với 5-7 năm trước. Đặc biệt, nhiều chị còn được tín nhiệm bầu làm tổ trưởng tổ TK&VV quản lý 50-60 tổ viên, quản lý hàng tỷ đồng dư nợ như chị Giàng Thị Sầu, chị Vàng Thị Chư ở Púng Luông, chị Khang Thị Mai ở Cao Phạ.... Điều đó cho thấy, phụ nữ người dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa đã dần tự tin làm chủ bản thân, làm chủ kinh tế gia đình, mạnh dạn sử dụng vốn vay ưu đãi để vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Nhãn