GỢI Ý MỘT SỐ NỘI DUNG THẢO LUẬN, THAM GIA Ý KIẾN DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHỤ NỮ TỈNH YÊN BÁI LẦN THỨ XVI, NHIỆM KỲ 2021 – 2026
* VỀ CHỦ ĐỀ ĐẠI HỘI
Đề nghị tham gia ý kiến về tính khái quát, ngắn gọn, xúc tích, tính định hướng; vai trò giới; biểu thị quyết tâm; dễ đọc, dễ nhớ.
Đã đầy đủ, phù hợp chưa? Có cần điều chỉnh, bổ sung gì ?
* PHẦN THỨ NHẤT: ĐÁNH GIÁ PHONG TRÀO PHỤ NỮ VÀ HOẠT ĐỘNG HỘI NHIỆM KỲ 2016 – 2021
Đề nghị tham gia ý kiến về:
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu đã đề ra;
- Những đóng góp của các tầng lớp phụ nữ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội; xây dựng Đảng, chính quyền; Quốc phòng – An ninh; đối ngoại.
- Những hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm rút ra sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XV.
* PHẦN THỨ HAI: PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NHIỆM KỲ 2021 – 2026
Đề nghị tham gia ý kiến về:
- Dự báo tình hình thế giới, trong nước và tỉnh Yên Bái có tác động đến phong trào phụ nữ và công tác Hội. Có cần bổ sung nội dung nào khác ?
1. Mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ 2021- 2026
Đề nghị tham gia ý kiến về:
- Mục tiêu tổng quát
- Các chỉ tiêu chủ yếu có tính khả thi, có phù hợp với mục tiêu tổng quát không? Đã sát với định hướng của Trung ương Hội LHPN Việt Nam; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX chưa ? Cần bổ sung chỉ tiêu gì không?
2. Về phong trào thi đua, cuộc vận động và khâu đột phá
Đề nghị tham gia ý kiến phong trào thi đua, cuộc vận động, khâu đột phá có tính khả thi và có phù hợp với tình hình thực tế phong trào Hội hiện nay không? Có cần sửa đổi hoặc bổ sung nội dung gì không?
* Phong trào thi đua:
- Phong trào “Phụ nữ vun đắp giá trị tốt đẹp gia đình Việt Nam”.
- Phong trào “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới” gắn với xây dựng người phụ nữ Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”.
Việc lựa chọn người phụ nữ và gia đình là 2 đối tượng đích để phát động 2 phong trào thi đua như trên trong các tầng lớp phụ nữ gắn với xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập” đã phù hợp chưa?
* Cuộc vận động: “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.
Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Tuy nhiên, cần có giải pháp gì để các cấp Hội đóng góp nhiều hơn nữa, thực sự đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới?
Thí điểm xây dựng “Chi hội phụ nữ hạnh phúc” nhằm góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho phụ nữ nói riêng và người dân địa phương nói chung có phù hợp không?
Thí điểm xây dựng mô hình “Gia đình 5 có” (Có ngôi nhà an toàn, Có sinh kế bền vững, Có sức khỏe, Có kiến thức, Có nếp sống văn hóa) tại các địa bàn xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và đô thị văn minh có phù hợp không? Những tiêu chí “5 có” đã sát với tình hình thực tế và nhu cầu của phụ nữ chưa?
* Khâu đột phá
- Thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động Hội.
Lý do: Sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông hiện đại,… đặt ra thách thức cho phụ nữ trong tiếp nhận và làm chủ thông tin, công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ. Nếu như các cấp Hội không tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số thì sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội và nhu cầu của phụ nữ. Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, điều hành của Hội cũng sẽ giảm áp lực công việc cho chi hội trưởng, tổ trưởng trong điều kiện chi hội trưởng, tổ trưởng không có phụ cấp.
- Đồng hành xây dựng chi, tổ Hội vững mạnh.
Lý do: Việc sáp nhập thôn, tổ dân phố dẫn đến quy mô và địa bàn chi hội rộng hơn so với trước đây, số lượng hội viên tăng từ 2 – 3 lần, đội ngũ cán bộ chi hội lại mỏng, nên việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng của hội viên, tuyên truyền, vận động, thu hút hội viên, phụ nữ có lúc chưa kịp thời; việc duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động bị ảnh hưởng; không có phụ cấp, hỗ trợ cho chi hội trưởng; số lượng chi hội trưởng kiêm nhiệm các chức danh có thù lao tại cộng đồng ít. Tuy nhiên, việc đề xuất có phụ cấp cho chi hội trưởng, tổ trưởng từ nguồn ngân sách Nhà nước trong tình hình hiện nay là không phù hợp. Vì vậy, để hỗ trợ, động viên đội ngũ chi hội trưởng có tâm huyết, trách nhiệm, gắn bó với tổ chức Hội thì các cấp Hội cần tăng cường đồng hành xây dựng chi, tổ Hội vững mạnh thông qua: Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ chi, tổ trưởng; giới thiệu chi hội trưởng tham gia kiêm chức danh có phụ cấp/thù lao ở thôn bản; đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí cho chi hội phụ nữ hoạt động; tăng cường các hình thức động viên khen thưởng tại cơ sở; tạo cơ hội cho chi hội trưởng tham gia các dự án, chương trình để kết nối giao lưu, học hỏi kinh nghiệm; vận động nguồn lực để giúp đỡ, hỗ trợ chi hội trưởng; đề xuất hỗ trợ mua hoặc tặng thẻ bảo hiểm y tế cho chi hội trưởng từ nguồn ngân sách của địa phương hoặc các nguồn hợp pháp khác,…
Việc chọn 2 khâu đột phá vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp để giải quyết vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay của các cấp Hội có phù hợp không? Có cần bổ sung vấn đề nào khác không?
3. Về nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu
Đề nghị tham gia ý kiến cụ thể đối với từng nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1: Hỗ trợ phụ nữ phát triển, hội nhập và vun đắp giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam
Nhiệm vụ 2: Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới
Nhiệm vụ 3: Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả
Những nội dung và giải pháp cụ thể để thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm như trong dự thảo đã đáp ứng yêu cầu chưa? Cần bổ sung, điều chỉnh gì?
4. Về nhóm giải pháp chung
Đề nghị tham gia ý kiến vào các nhóm giải pháp có tính khả thi không, đã phù hợp với mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu, nhiệm vụ chưa? đã bám sát định hướng của Trung ương Hội LHPN Việt Nam và của Tỉnh ủy chưa? Cần bổ sung giải pháp nào không ?
5. Các ý kiến đóng góp khác
Toàn văn Dự thảo tại đây
Ban Biên tập
GỢI Ý MỘT SỐ NỘI DUNG THẢO LUẬN, THAM GIA Ý KIẾN DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHỤ NỮ TỈNH YÊN BÁI LẦN THỨ XVI, NHIỆM KỲ 2021 – 2026
* VỀ CHỦ ĐỀ ĐẠI HỘI
Đề nghị tham gia ý kiến về tính khái quát, ngắn gọn, xúc tích, tính định hướng; vai trò giới; biểu thị quyết tâm; dễ đọc, dễ nhớ.
Đã đầy đủ, phù hợp chưa? Có cần điều chỉnh, bổ sung gì ?
* PHẦN THỨ NHẤT: ĐÁNH GIÁ PHONG TRÀO PHỤ NỮ VÀ HOẠT ĐỘNG HỘI NHIỆM KỲ 2016 – 2021
Đề nghị tham gia ý kiến về:
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu đã đề ra;
- Những đóng góp của các tầng lớp phụ nữ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội; xây dựng Đảng, chính quyền; Quốc phòng – An ninh; đối ngoại.
- Những hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm rút ra sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XV.
* PHẦN THỨ HAI: PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NHIỆM KỲ 2021 – 2026
Đề nghị tham gia ý kiến về:
- Dự báo tình hình thế giới, trong nước và tỉnh Yên Bái có tác động đến phong trào phụ nữ và công tác Hội. Có cần bổ sung nội dung nào khác ?
1. Mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ 2021- 2026
Đề nghị tham gia ý kiến về:
- Mục tiêu tổng quát
- Các chỉ tiêu chủ yếu có tính khả thi, có phù hợp với mục tiêu tổng quát không? Đã sát với định hướng của Trung ương Hội LHPN Việt Nam; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX chưa ? Cần bổ sung chỉ tiêu gì không?
2. Về phong trào thi đua, cuộc vận động và khâu đột phá
Đề nghị tham gia ý kiến phong trào thi đua, cuộc vận động, khâu đột phá có tính khả thi và có phù hợp với tình hình thực tế phong trào Hội hiện nay không? Có cần sửa đổi hoặc bổ sung nội dung gì không?
* Phong trào thi đua:
- Phong trào “Phụ nữ vun đắp giá trị tốt đẹp gia đình Việt Nam”.
- Phong trào “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới” gắn với xây dựng người phụ nữ Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”.
Việc lựa chọn người phụ nữ và gia đình là 2 đối tượng đích để phát động 2 phong trào thi đua như trên trong các tầng lớp phụ nữ gắn với xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập” đã phù hợp chưa?
* Cuộc vận động: “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.
Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Tuy nhiên, cần có giải pháp gì để các cấp Hội đóng góp nhiều hơn nữa, thực sự đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới?
Thí điểm xây dựng “Chi hội phụ nữ hạnh phúc” nhằm góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho phụ nữ nói riêng và người dân địa phương nói chung có phù hợp không?
Thí điểm xây dựng mô hình “Gia đình 5 có” (Có ngôi nhà an toàn, Có sinh kế bền vững, Có sức khỏe, Có kiến thức, Có nếp sống văn hóa) tại các địa bàn xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và đô thị văn minh có phù hợp không? Những tiêu chí “5 có” đã sát với tình hình thực tế và nhu cầu của phụ nữ chưa?
* Khâu đột phá
- Thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động Hội.
Lý do: Sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông hiện đại,… đặt ra thách thức cho phụ nữ trong tiếp nhận và làm chủ thông tin, công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ. Nếu như các cấp Hội không tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số thì sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội và nhu cầu của phụ nữ. Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, điều hành của Hội cũng sẽ giảm áp lực công việc cho chi hội trưởng, tổ trưởng trong điều kiện chi hội trưởng, tổ trưởng không có phụ cấp.
- Đồng hành xây dựng chi, tổ Hội vững mạnh.
Lý do: Việc sáp nhập thôn, tổ dân phố dẫn đến quy mô và địa bàn chi hội rộng hơn so với trước đây, số lượng hội viên tăng từ 2 – 3 lần, đội ngũ cán bộ chi hội lại mỏng, nên việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng của hội viên, tuyên truyền, vận động, thu hút hội viên, phụ nữ có lúc chưa kịp thời; việc duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động bị ảnh hưởng; không có phụ cấp, hỗ trợ cho chi hội trưởng; số lượng chi hội trưởng kiêm nhiệm các chức danh có thù lao tại cộng đồng ít. Tuy nhiên, việc đề xuất có phụ cấp cho chi hội trưởng, tổ trưởng từ nguồn ngân sách Nhà nước trong tình hình hiện nay là không phù hợp. Vì vậy, để hỗ trợ, động viên đội ngũ chi hội trưởng có tâm huyết, trách nhiệm, gắn bó với tổ chức Hội thì các cấp Hội cần tăng cường đồng hành xây dựng chi, tổ Hội vững mạnh thông qua: Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ chi, tổ trưởng; giới thiệu chi hội trưởng tham gia kiêm chức danh có phụ cấp/thù lao ở thôn bản; đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí cho chi hội phụ nữ hoạt động; tăng cường các hình thức động viên khen thưởng tại cơ sở; tạo cơ hội cho chi hội trưởng tham gia các dự án, chương trình để kết nối giao lưu, học hỏi kinh nghiệm; vận động nguồn lực để giúp đỡ, hỗ trợ chi hội trưởng; đề xuất hỗ trợ mua hoặc tặng thẻ bảo hiểm y tế cho chi hội trưởng từ nguồn ngân sách của địa phương hoặc các nguồn hợp pháp khác,…
Việc chọn 2 khâu đột phá vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp để giải quyết vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay của các cấp Hội có phù hợp không? Có cần bổ sung vấn đề nào khác không?
3. Về nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu
Đề nghị tham gia ý kiến cụ thể đối với từng nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1: Hỗ trợ phụ nữ phát triển, hội nhập và vun đắp giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam
Nhiệm vụ 2: Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới
Nhiệm vụ 3: Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả
Những nội dung và giải pháp cụ thể để thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm như trong dự thảo đã đáp ứng yêu cầu chưa? Cần bổ sung, điều chỉnh gì?
4. Về nhóm giải pháp chung
Đề nghị tham gia ý kiến vào các nhóm giải pháp có tính khả thi không, đã phù hợp với mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu, nhiệm vụ chưa? đã bám sát định hướng của Trung ương Hội LHPN Việt Nam và của Tỉnh ủy chưa? Cần bổ sung giải pháp nào không ?
5. Các ý kiến đóng góp khác
Toàn văn Dự thảo tại đây