Hội LHPN tỉnh là tổ chức chính trị - xã hội, trong những năm qua, cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, Hội luôn nhận thức sâu sắc về vị trí và tầm quan trọng của công tác giảm nghèo, nhất là đối với phụ nữ đây là một vấn đề lâu dài, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cấp uỷ, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và của chính người nghèo.
Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2017 hoạt động nhận ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách
Hội LHPN tỉnh có mạng lưới tổ chức rộng khắp đến 100% thôn bản, trên 3.000 cán bộ tại các chi hội, tổ phụ nữ và trên 148 nghìn hội viên. Do vậy Hội có điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các hoạt động vận động, hỗ trợ phụ nữ thoát nghèo.
Qua tìm hiểu một trong những nguyên nhân của các hộ nghèo là do còn thiếu vốn sản xuất, để đáp ứng nhu cầu Hội đã triển khai hoạt động nhận ủy thác vốn vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác. Xác định là một trong những hoạt động phối hợp trọng tâm của Hội LHPN các cấp và hệ thống Ngân hàng CSXH nhằm giúp phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, vươn lên ổn định cuộc sống và có điều kiện thoát nghèo.
Trước nhu cầu đó, Hội LHPN tỉnh và Ngân hàng CSXH đã ký chương trình phối hợp và chỉ đạo các cấp Hội tổ chức quán triệt tuyên truyền sâu sắc đến cán bộ, hội viên, phụ nữ và người dân nhận thức đúng về chủ trương của Đảng, chính sách của Chính phủ. Hàng năm tổ chức tập huấn các Quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng CSXH Việt Nam về nội dung, mục đích, ý nghĩa, mức cho vay, trình tự, thủ tục, cách làm hồ sơ vay vốn và triển khai công tác đánh giá, kiểm tra giám sát kịp thời, sơ kết đánh giá chương trình phối hợp; chỉ tiêu giảm tỷ lệ nợ quá hạn các chương trình uỷ thác đưa vào tiêu chí thi đua hàng năm, nhiệm kỳ của các cấp Hội.
Thông qua hoạt động nhận uỷ thác của Ngân hàng CSXH, Hội LHPN có điều kiện quan tâm hơn đến hội viên, nội dung sinh hoạt Hội phong phú, đa dạng hơn. Và quan trọng nhất, hoạt động nhận uỷ thác đã giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với các hoạt động vay vốn, gửi tiền tiết kiệm của Ngân hàng CSXH một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả.
Sau 15 năm triển khai thực hiện công tác nhận ủy thác cho vay với Ngân hàng CSXH, Hội LHPN luôn là đơn vị được Ngân hàng đánh giá có hoạt động tín dụng tốt nhất trong 4 tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác (Dư nợ, số hộ vay vốn, số tổ TK&VV, số hộ thực hiện gửi tiết kiệm hàng tháng cao nhất). Tính đến 30/6/2017 tổng dư nợ nhận ủy thác trên 886 tỷ đồng, tăng 48,923 tỷ đồng so với đầu năm 2017, cho 30.886 hộ vay vốn, tại 892 tổ TK&VV, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 0,11% so với tổng dư nợ uỷ thác. Số dư tiền gửi tiết kiệm trên 32 tỷ đồng.
Có thể nói, nguyên nhân nghèo của các hộ nghèo hiện nay chủ yếu là do thiếu vốn và thiếu kiến thức làm kinh tế. Vì vậy, để giúp họ vươn lên thoát nghèo không chỉ đơn thuần là hỗ trợ họ vay vốn mà cần hướng dẫn họ làm sao để sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để làm tốt việc đó, hàng năm Hội đã phối hợp với khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư tổ chức trên 600 lớp tập huấn về chăn nuôi, trồng trọt... Bên cạnh đó, Hội còn mở các lớp đào tạo nghề như: nấu ăn, may mặc, trồng rau an toàn, sản xuất miến đao... Hàng tháng, hàng quý các cấp Hội phụ nữ đã lên kế hoạch, tiến hành kiểm tra giám sát hiệu quả sử dụng vốn vay của các tổ viên vay vốn đảm bảo chị em sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. Ngoài ra, Hội xây dựng các dự án hỗ trợ hộ nghèo phát triển sinh kế trình các nhà tài trợ ngoài nước như nuôi lợn đen sinh sản, lợn rừng lai, nuôi dê, nuôi bò sinh sản 218 hộ nghèo trị giá trên 3 tỷ đồng.
Nhờ nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ, hộ nghèo có thêm cơ hội tổ chức sản xuất, kinh doanh, đầu tư mua cây con giống, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, nhiều gia đình được sử dụng nguồn nước sạch, nhiều con em của các gia đình khó khăn được vay vốn để theo học đại học, cao đẳng, trung cấp... Cuộc sống của các hộ nghèo và dân tộc thiểu số ngày càng được cải thiện, hàng năm góp phần cùng tỉnh giảm 4% hộ nghèo, từ chuyển biến nhận thức và cách thức làm ăn, tự tin hơn và tăng dần vị thế trong xã hội, đồng thời từng bước quen dần với cơ chế thị trường.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động nhận ủy thác, trong thời gian tới, Hội LHPN tỉnh Yên Bái tiếp tục chỉ đạo các cấp Hội tích cực tuyên truyền các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, thực hiện nghĩa vụ tổ viên trong việc trả lãi, gửi tiết kiệm hàng tháng, trả vốn gốc đến hạn và hướng dẫn việc sử dụng vốn vay hiệu quả tới toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân; Tăng cường công tác tập huấn, nâng cao chất lượng cán bộ Hội, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn; Tiếp tục thực hiện tốt việc trao đổi thông tin hai chiều giữa Ngân hàng CSXH với tổ chức Hội để hoạt động nhận ủy thác ngày càng đạt hiệu quả cao.
Hoàng Hương - Ban Kinh tế
Hội LHPN tỉnh là tổ chức chính trị - xã hội, trong những năm qua, cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, Hội luôn nhận thức sâu sắc về vị trí và tầm quan trọng của công tác giảm nghèo, nhất là đối với phụ nữ đây là một vấn đề lâu dài, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cấp uỷ, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và của chính người nghèo. Hội LHPN tỉnh có mạng lưới tổ chức rộng khắp đến 100% thôn bản, trên 3.000 cán bộ tại các chi hội, tổ phụ nữ và trên 148 nghìn hội viên. Do vậy Hội có điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các hoạt động vận động, hỗ trợ phụ nữ thoát nghèo.
Qua tìm hiểu một trong những nguyên nhân của các hộ nghèo là do còn thiếu vốn sản xuất, để đáp ứng nhu cầu Hội đã triển khai hoạt động nhận ủy thác vốn vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác. Xác định là một trong những hoạt động phối hợp trọng tâm của Hội LHPN các cấp và hệ thống Ngân hàng CSXH nhằm giúp phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, vươn lên ổn định cuộc sống và có điều kiện thoát nghèo.
Trước nhu cầu đó, Hội LHPN tỉnh và Ngân hàng CSXH đã ký chương trình phối hợp và chỉ đạo các cấp Hội tổ chức quán triệt tuyên truyền sâu sắc đến cán bộ, hội viên, phụ nữ và người dân nhận thức đúng về chủ trương của Đảng, chính sách của Chính phủ. Hàng năm tổ chức tập huấn các Quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng CSXH Việt Nam về nội dung, mục đích, ý nghĩa, mức cho vay, trình tự, thủ tục, cách làm hồ sơ vay vốn và triển khai công tác đánh giá, kiểm tra giám sát kịp thời, sơ kết đánh giá chương trình phối hợp; chỉ tiêu giảm tỷ lệ nợ quá hạn các chương trình uỷ thác đưa vào tiêu chí thi đua hàng năm, nhiệm kỳ của các cấp Hội.
Thông qua hoạt động nhận uỷ thác của Ngân hàng CSXH, Hội LHPN có điều kiện quan tâm hơn đến hội viên, nội dung sinh hoạt Hội phong phú, đa dạng hơn. Và quan trọng nhất, hoạt động nhận uỷ thác đã giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với các hoạt động vay vốn, gửi tiền tiết kiệm của Ngân hàng CSXH một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả.
Sau 15 năm triển khai thực hiện công tác nhận ủy thác cho vay với Ngân hàng CSXH, Hội LHPN luôn là đơn vị được Ngân hàng đánh giá có hoạt động tín dụng tốt nhất trong 4 tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác (Dư nợ, số hộ vay vốn, số tổ TK&VV, số hộ thực hiện gửi tiết kiệm hàng tháng cao nhất). Tính đến 30/6/2017 tổng dư nợ nhận ủy thác trên 886 tỷ đồng, tăng 48,923 tỷ đồng so với đầu năm 2017, cho 30.886 hộ vay vốn, tại 892 tổ TK&VV, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 0,11% so với tổng dư nợ uỷ thác. Số dư tiền gửi tiết kiệm trên 32 tỷ đồng.
Có thể nói, nguyên nhân nghèo của các hộ nghèo hiện nay chủ yếu là do thiếu vốn và thiếu kiến thức làm kinh tế. Vì vậy, để giúp họ vươn lên thoát nghèo không chỉ đơn thuần là hỗ trợ họ vay vốn mà cần hướng dẫn họ làm sao để sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để làm tốt việc đó, hàng năm Hội đã phối hợp với khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư tổ chức trên 600 lớp tập huấn về chăn nuôi, trồng trọt... Bên cạnh đó, Hội còn mở các lớp đào tạo nghề như: nấu ăn, may mặc, trồng rau an toàn, sản xuất miến đao... Hàng tháng, hàng quý các cấp Hội phụ nữ đã lên kế hoạch, tiến hành kiểm tra giám sát hiệu quả sử dụng vốn vay của các tổ viên vay vốn đảm bảo chị em sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. Ngoài ra, Hội xây dựng các dự án hỗ trợ hộ nghèo phát triển sinh kế trình các nhà tài trợ ngoài nước như nuôi lợn đen sinh sản, lợn rừng lai, nuôi dê, nuôi bò sinh sản 218 hộ nghèo trị giá trên 3 tỷ đồng.
Nhờ nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ, hộ nghèo có thêm cơ hội tổ chức sản xuất, kinh doanh, đầu tư mua cây con giống, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, nhiều gia đình được sử dụng nguồn nước sạch, nhiều con em của các gia đình khó khăn được vay vốn để theo học đại học, cao đẳng, trung cấp... Cuộc sống của các hộ nghèo và dân tộc thiểu số ngày càng được cải thiện, hàng năm góp phần cùng tỉnh giảm 4% hộ nghèo, từ chuyển biến nhận thức và cách thức làm ăn, tự tin hơn và tăng dần vị thế trong xã hội, đồng thời từng bước quen dần với cơ chế thị trường.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động nhận ủy thác, trong thời gian tới, Hội LHPN tỉnh Yên Bái tiếp tục chỉ đạo các cấp Hội tích cực tuyên truyền các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, thực hiện nghĩa vụ tổ viên trong việc trả lãi, gửi tiết kiệm hàng tháng, trả vốn gốc đến hạn và hướng dẫn việc sử dụng vốn vay hiệu quả tới toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân; Tăng cường công tác tập huấn, nâng cao chất lượng cán bộ Hội, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn; Tiếp tục thực hiện tốt việc trao đổi thông tin hai chiều giữa Ngân hàng CSXH với tổ chức Hội để hoạt động nhận ủy thác ngày càng đạt hiệu quả cao.
Hoàng Hương - Ban Kinh tế