Ngày 27/2 tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII.
Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2017- 2022) diễn ra từ ngày 07 đến ngày 09/3 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội với tinh thần “Đoàn kết- Đổi mới- Bình đẳng- Hội nhập”.
Đại hội có nhiệm vụ đánh giá phong trào phụ nữ và kết quả hoạt động của Hội nhiệm kỳ 2012 - 2017, kiểm điểm hoạt động của Ban Chấp hành khoá XI và bầu Ban Chấp hành khoá XII, đề ra phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 5 năm tới nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp, sức sáng tạo của phụ nữ, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Về dự Đại hội có 1.155 đại biểu chính thức là những phụ nữ tiêu biểu, đại diện cho các tầng lớp phụ nữ, các dân tộc, tôn giáo, các độ tuổi, các ngành nghề, các lĩnh vực công tác và các vùng, miền trong cả nước. Trong đó, có 39 đại biểu khối lực lượng vũ trang nhân dân, 35 đại biểu là doanh nhân, 158 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, 177 đại biểu đại diện cho 53 dân tộc thiểu số và 25 đại biểu tôn giáo.
Tuổi trung bình của đại biểu là 48. Trong đó, đại biểu cao tuổi nhất là GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu, 79 tuổi, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam; trẻ tuổi nhất là chị Nguyễn Thu Minh Châu, 18 tuổi, học sinh lớp 12 chuyên Toán, trường chuyên Thăng Long, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Ban Tổ chức Đại hội cho biết, phiên khai mạc Đại hội diễn ra vào sáng ngày 07/3 - truyền hình trực tiếp trên VTV1, Truyền hình Quốc hội, phát thanh trực tiếp trên VOV hệ thời sự và chính trị tổng hợp sẽ gồm các nội dung chính: diễn văn khai mạc, báo cáo tóm tắt đánh giá phong trào phụ nữ, kết quả hoạt động của Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ 2012-2017 và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2017- 2022, một số tham luận và phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Các phiên chính thức của Đại hội gồm các nội dung: trình bày báo cáo kiểm điểm Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam khóa XI, các tham luận, thảo luận của đại biểu, bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam khóa XII. Phiên bế mạc sẽ báo cáo kết quả phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành, ra mắt Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa mới và thông qua Nghị quyết Đại hội.
Việc chuẩn bị các văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII được tập trung cao độ, đặc biệt là chuẩn bị dự thảo Báo cáo chính trị và Điều lệ Hội (sửa đổi, bổ sung) được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu vận dụng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016- 2021, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chiến lược, chương trình của Chính phủ có liên quan trực tiếp tới công tác phụ nữ và bình đẳng giới; ý kiến đóng góp từ đại hội phụ nữ 3 cấp, Ban Chấp hành Trung ương Hội, các chuyên gia, đại diện các ban Đảng, bộ, ngành, đoàn thể, cán bộ Hội các cấp và lãnh đạo Hội các thời kỳ. Trong quá trình xây dựng văn kiện chi tiết, Tiểu ban Văn kiện tiếp tục tổ chức lấy ý kiến trực tiếp theo các nhóm hội viên, phụ nữ đặc thù tại 10 tỉnh/thành. Toàn văn dự thảo văn kiện được đăng tải trên báo Phụ nữ Việt Nam, các trang thông tin điện tử của Hội để lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp phụ nữ và nhân dân trong cả nước.
(Theo Dangcongsan.vn)
Ngày 27/2 tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII. Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2017- 2022) diễn ra từ ngày 07 đến ngày 09/3 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội với tinh thần “Đoàn kết- Đổi mới- Bình đẳng- Hội nhập”.
Đại hội có nhiệm vụ đánh giá phong trào phụ nữ và kết quả hoạt động của Hội nhiệm kỳ 2012 - 2017, kiểm điểm hoạt động của Ban Chấp hành khoá XI và bầu Ban Chấp hành khoá XII, đề ra phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 5 năm tới nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp, sức sáng tạo của phụ nữ, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Về dự Đại hội có 1.155 đại biểu chính thức là những phụ nữ tiêu biểu, đại diện cho các tầng lớp phụ nữ, các dân tộc, tôn giáo, các độ tuổi, các ngành nghề, các lĩnh vực công tác và các vùng, miền trong cả nước. Trong đó, có 39 đại biểu khối lực lượng vũ trang nhân dân, 35 đại biểu là doanh nhân, 158 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, 177 đại biểu đại diện cho 53 dân tộc thiểu số và 25 đại biểu tôn giáo.
Tuổi trung bình của đại biểu là 48. Trong đó, đại biểu cao tuổi nhất là GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu, 79 tuổi, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam; trẻ tuổi nhất là chị Nguyễn Thu Minh Châu, 18 tuổi, học sinh lớp 12 chuyên Toán, trường chuyên Thăng Long, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Ban Tổ chức Đại hội cho biết, phiên khai mạc Đại hội diễn ra vào sáng ngày 07/3 - truyền hình trực tiếp trên VTV1, Truyền hình Quốc hội, phát thanh trực tiếp trên VOV hệ thời sự và chính trị tổng hợp sẽ gồm các nội dung chính: diễn văn khai mạc, báo cáo tóm tắt đánh giá phong trào phụ nữ, kết quả hoạt động của Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ 2012-2017 và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2017- 2022, một số tham luận và phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Các phiên chính thức của Đại hội gồm các nội dung: trình bày báo cáo kiểm điểm Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam khóa XI, các tham luận, thảo luận của đại biểu, bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam khóa XII. Phiên bế mạc sẽ báo cáo kết quả phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành, ra mắt Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa mới và thông qua Nghị quyết Đại hội.
Việc chuẩn bị các văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII được tập trung cao độ, đặc biệt là chuẩn bị dự thảo Báo cáo chính trị và Điều lệ Hội (sửa đổi, bổ sung) được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu vận dụng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016- 2021, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chiến lược, chương trình của Chính phủ có liên quan trực tiếp tới công tác phụ nữ và bình đẳng giới; ý kiến đóng góp từ đại hội phụ nữ 3 cấp, Ban Chấp hành Trung ương Hội, các chuyên gia, đại diện các ban Đảng, bộ, ngành, đoàn thể, cán bộ Hội các cấp và lãnh đạo Hội các thời kỳ. Trong quá trình xây dựng văn kiện chi tiết, Tiểu ban Văn kiện tiếp tục tổ chức lấy ý kiến trực tiếp theo các nhóm hội viên, phụ nữ đặc thù tại 10 tỉnh/thành. Toàn văn dự thảo văn kiện được đăng tải trên báo Phụ nữ Việt Nam, các trang thông tin điện tử của Hội để lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp phụ nữ và nhân dân trong cả nước.
(Theo Dangcongsan.vn)