Đó là mục tiêu chính của Hội thảo khoa học “Những vấn đề lý luận về công tác phụ nữ (CTPN) ở Việt Nam trong tình hình mới” do TW Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức tại Hà Nội sáng 16/01.
Hội thảo “Những vấn đề lý luận về công tác phụ nữ (CTPN) ở Việt Nam trong tình hình mới”
Hội thảo thu hút sự tham gia đông đảo của các đại biểu, các nhà lý luận khoa học đầu ngành có uy tín về các lĩnh vực xã hội, phụ nữ, bình đẳng giới đến từ Hội đồng Lý luận Trung ương, các bộ, ngành, viện nghiên cứu, các sở giáo dục…PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam và PGS.TS Đoàn Minh Huấn, Phó Tổng Biên tập phụ trách Tạp chí Cộng sản đồng chủ trì hội thảo.
Hội thảo nhằm mục đích tổng hợp bước đầu các vấn đề lý luận, lý thuyết về CTPN, từ đó làm cơ sở cho Hội LHPN Việt Nam trong tham mưu, đề xuất chính sách cũng như chỉ đạo các hoạt động thực tiễn của Hội trong nhiệm kỳ tới (2017-2022).
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà đánh giá, lý luận về CTPN vẫn còn là vấn đề mới mẻ mặc dù thực tiễn CPTN và phong trào phụ nữ ở Việt Nam rất phong phú và có bề dày lịch sử. Các công trình nghiên cứu khoa học về CTPN chưa được quan tâm đầu tư, các vấn đề lý luận về CTPN chưa được phát triển, còn thiếu các nghiên cứu tổng kết thực tiễn, nhiều vấn đề mới đặt ra lien quan đến phụ nữ, phong trào phụ nữ, chưa có những cơ sở lý luận để giải quyết thấu đáo.
Đối với Hội LHPN Việt Nam, với truyền thống lịch sử Hội gần 90 năm, có thực tiễn hoạt động rất đa dạng, đáp ứng nhu cầu và thu hút được đông đảo phụ nữ tham gia nhưng xã hội vẫn còn nhìn nhận một cách định kiến và nặng tính phong trào, kinh nghiệm, thiếu tính khoa học và chuyên môn thấp. Chính vì vậy, việc tổng kết thực tiễn, xã định cơ sở lý luận cho đổi mới nội dung, phương thức và đề xuất các mô hình hoạt động Hội phù hợp với tình hình mới là vô cùng quan trọng, cấp thiết.
Đã có gần 30 báo cáo khoa học và tham luận được gửi tới Hội thảo với sự đầu tư cơ bản, bàn luận khá sâu sắc về các chủ đề liên quan đến CTPN; đồng thời, tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung phân tích cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn các nội dung cơ bản của CTPN như: quan điểm của Đảng, Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về CPTN; các lý thuyết về quyền của phụ nữ; bối cảnh, động thái chi phối đến yêu cầu đổi mới CTPN hiện nay; các vấn đề đặt ra liên quan đến phụ nữ, quyền của phụ nữ, sự tham gia và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực chính trị- kinh tế- xã hội; vấn đề đổi mới và phát triển Hội LHPN Việt Nam đáp ứng yêu cầu tình hình mới…
Được biết, sau hội thảo này, trong thời gian tới, Hội LHPN Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động khoa học nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển đầy đủ hơn cơ sở lý luận về CTPN trong tình hình mới; đồng thời các ý kiến chuyên gia tại Hội thảo sẽ được TW Hội tiếp thu, nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện nội dung các văn kiện trình tại Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII.
Hội LHPN Việt Nam
Đó là mục tiêu chính của Hội thảo khoa học “Những vấn đề lý luận về công tác phụ nữ (CTPN) ở Việt Nam trong tình hình mới” do TW Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức tại Hà Nội sáng 16/01.Hội thảo thu hút sự tham gia đông đảo của các đại biểu, các nhà lý luận khoa học đầu ngành có uy tín về các lĩnh vực xã hội, phụ nữ, bình đẳng giới đến từ Hội đồng Lý luận Trung ương, các bộ, ngành, viện nghiên cứu, các sở giáo dục…PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam và PGS.TS Đoàn Minh Huấn, Phó Tổng Biên tập phụ trách Tạp chí Cộng sản đồng chủ trì hội thảo.
Hội thảo nhằm mục đích tổng hợp bước đầu các vấn đề lý luận, lý thuyết về CTPN, từ đó làm cơ sở cho Hội LHPN Việt Nam trong tham mưu, đề xuất chính sách cũng như chỉ đạo các hoạt động thực tiễn của Hội trong nhiệm kỳ tới (2017-2022).
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà đánh giá, lý luận về CTPN vẫn còn là vấn đề mới mẻ mặc dù thực tiễn CPTN và phong trào phụ nữ ở Việt Nam rất phong phú và có bề dày lịch sử. Các công trình nghiên cứu khoa học về CTPN chưa được quan tâm đầu tư, các vấn đề lý luận về CTPN chưa được phát triển, còn thiếu các nghiên cứu tổng kết thực tiễn, nhiều vấn đề mới đặt ra lien quan đến phụ nữ, phong trào phụ nữ, chưa có những cơ sở lý luận để giải quyết thấu đáo.
Đối với Hội LHPN Việt Nam, với truyền thống lịch sử Hội gần 90 năm, có thực tiễn hoạt động rất đa dạng, đáp ứng nhu cầu và thu hút được đông đảo phụ nữ tham gia nhưng xã hội vẫn còn nhìn nhận một cách định kiến và nặng tính phong trào, kinh nghiệm, thiếu tính khoa học và chuyên môn thấp. Chính vì vậy, việc tổng kết thực tiễn, xã định cơ sở lý luận cho đổi mới nội dung, phương thức và đề xuất các mô hình hoạt động Hội phù hợp với tình hình mới là vô cùng quan trọng, cấp thiết.
Đã có gần 30 báo cáo khoa học và tham luận được gửi tới Hội thảo với sự đầu tư cơ bản, bàn luận khá sâu sắc về các chủ đề liên quan đến CTPN; đồng thời, tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung phân tích cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn các nội dung cơ bản của CTPN như: quan điểm của Đảng, Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về CPTN; các lý thuyết về quyền của phụ nữ; bối cảnh, động thái chi phối đến yêu cầu đổi mới CTPN hiện nay; các vấn đề đặt ra liên quan đến phụ nữ, quyền của phụ nữ, sự tham gia và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực chính trị- kinh tế- xã hội; vấn đề đổi mới và phát triển Hội LHPN Việt Nam đáp ứng yêu cầu tình hình mới…
Được biết, sau hội thảo này, trong thời gian tới, Hội LHPN Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động khoa học nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển đầy đủ hơn cơ sở lý luận về CTPN trong tình hình mới; đồng thời các ý kiến chuyên gia tại Hội thảo sẽ được TW Hội tiếp thu, nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện nội dung các văn kiện trình tại Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII.