Khởi nghiệp đồng nghĩa với việc bạn được làm chủ, tự do quyết định cuộc sống, công việc, tiền bạc, sự thành công và cả… nổi tiếng. Nhưng sự thật không phải lúc nào cũng màu hồng. Nếu bạn đang chuẩn bị hành trang khởi nghiệp, hãy lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm của những nữ start-up Việt để hình dung rõ hơn về chặng đường sắp tới của mình.
Khởi nghiệp đồng nghĩa với việc bạn được làm chủ, tự do quyết định cuộc sống, công việc, tiền bạc, sự thành công và cả… nổi tiếng. Nhưng sự thực không phải lúc nào cũng màu hồng
Nếu bạn đã thành công, có thể bạn sẽ gặp hình bóng của mình trong những chia sẻ thực tế dưới đây. Còn nếu đang sẵn sàng bước vào khởi nghiệp, đây có thể sẽ là những thông tin bổ ích giúp bạn đứng vững hơn trong chặng đường tiếp theo của mình.
1. Khởi nghiệp đồng nghĩa với tự do và chủ động
Bạn nghĩ: Tạm biệt những tháng ngày làm công ăn lương, không còn cảnh tất tả đi làm đúng giờ, phải nhìn thái độ của người khác để làm việc, không còn áp lực doanh số… Bạn bước vào khởi nghiệp với tâm thế tự do và chủ động.
Nhưng thực tế: Hoàn toàn ngược lại.
Khởi nghiệp khiến bạn bị bó buộc nhiều hơn. Nếu đi làm thuê, bạn chỉ phải làm 8 tiếng mỗi ngày, có thể ung dung nghỉ ở nhà vào thứ bảy và chủ nhật, có quyền xin nghỉ phép khi bạn thấy nản, muốn đi du lịch… Nhưng điều đó sẽ không còn khi bạn tự làm chủ của mình.
Chia sẻ của chị Hồ Thu Phương (chủ tiệm bánh Mon Chéri): Năm 2012, mình từ bỏ công việc giám đốc Marketing của một tập đoàn nước ngoài để đi theo niềm đam mê làm bánh.
Một người "tay ngang", chưa biết gì về bánh trái, học để mở tiệm bánh quả thực là một khởi đầu không dễ dàng. Ngay từ ca làm việc đầu tiên của xưởng bánh, vào lúc 5h15 sáng đã phải có mặt, sau đó tiếp tục thực hành lại công thức. Có những món bánh làm đi làm lại tới hơn chục lần, vẫn thất bại. Khi Phương tắt lò, lên giường, đồng hồ đã điểm sang ngày mới.
Khởi nghiệp có rất nhiều việc phải lo và mọi việc đều do một tay bạn sắp xếp, từ mua nguyên vật liệu, dụng cụ, sửa chữa cửa hàng, tính toán sổ sách, tuyển dụng, đào tạo nhân viên... Bạn sẽ phải làm cả ngày cả đêm, cả cuối tuần mà không hết việc. Bạn không còn thời gian cho bản thân và gia đình.
Nếu bạn không phải là người chịu được áp lực công việc, nếu bạn vẫn muốn đến giờ tan sở xách túi về nhà, cuối tuần đi dạo trung tâm thương mại, nếu bạn khởi nghiệp chỉ vì đang cảm thấy mệt mỏi với nhiều giờ làm việc tại công ty mình làm thuê… thì khởi nghiệp không phải là lựa chọn dành cho bạn.
2. Khởi nghiệp sẽ nhanh trở thành người giàu có
Đó là suy nghĩ của bạn khi bắt đầu kế hoạch kinh doanh riêng.
Sự thật: Đây chỉ là điều ảo tưởng, là mơ ước của bạn.
Khi xây dựng một doanh nghiệp của riêng bạn, mọi chi phí đều phải rút từ hầu bao của bạn, không dễ có ai tài trợ bạn một xu nào cả. Chi phí đó không chỉ có những khoản lớn bạn nhìn thấy như lương nhân viên, thuê mặt bằng… mà còn là những chi phí cực nhỏ nhưng khá tốn kém bạn không để ý đến như điện, nước, giấy vệ sinh, chi phí cà phê gặp gỡ khách hàng…
Chia sẻ của chị Phùng Thị Thu Hương, sáng lập và CEO của hệ thống Green Family: Phải rất cân nhắc ngay từ những điều nhỏ nhất như là in hộp card của bạn. Một vấn đề rất quan trọng khác là phải tính toán được điểm hòa vốn. Đừng nản lòng nếu sau 3-6 tháng, sản phẩm của bạn vẫn không bán được vì vô vàn lý do. Đây cũng là thời điểm nhiều startup bỏ cuộc.
Ví dụ, với mặt hàng nông sản sạch, điểm hòa vốn có thể từ 6-8 tháng, nhưng khi lập kế hoạch, bạn nên để thời gian tối thiểu là 12 tháng để chuẩn bị tài chính và tâm lý sẵn sàng cho mình. Đừng quên lập bảng dự tính doanh số và chi tiêu chi tiết cho từng giai đoạn để bạn có thể dự tính được dòng tiền và cân đối được tài chính trong doanh nghiệp.
Nếu bạn sẵn sàng chấp nhận trong khoảng hai năm đầu, bạn không những làm không lương mà còn phải rút tiền tiết kiệm để lo đầu tư cho tương lai của công ty, hãy nghĩ đến khởi nghiệp. Chỉ khi bạn vượt qua được giai đoạn đầu này, công ty có khả năng sinh lời thì bạn mới mong có tiền dư dả hơn.
3. Khởi nghiệp là được làm công việc theo ý thích
Điều này đúng. Nhưng sự thật thì: Bạn có thể làm theo ý mình nếu bạn muốn công ty… dẹp sớm. Khi đi làm thuê, bạn phải lắng nghe mọi chỉ đạo của sếp lớn, sếp nhỏ.
Khi ra làm chủ, bạn còn phải nhún nhường, chiều lòng người khác. Đó là khách hàng, đối tác, nhà cung cấp hay cả nhân viên của bạn. Ý của bạn được xem là đúng nhưng khách hàng không thích, bạn vẫn phải điều chỉnh theo ý họ vì khách hàng là thượng đế. Bạn cần họ chứ không phải họ cần bạn.
Đó là kinh nghiệm chị Nguyễn Ngọc Ánh (sáng lập thương hiệu hoa tươi Room in Bloom) rút ra sau gần 5 năm làm dịch vụ thiết kế hoa tươi cho khách hàng.
4. Ý tưởng độc đáo chưa đủ để khởi nghiệp thành công
Ý tưởng là cần thiết nhưng có ý tưởng tốt, không có nghĩa bạn sẽ khởi nghiệp thành công. Google không phải là công cụ tìm kiếm đầu tiên. Facebook không phải là mạng xã hội đầu tiên. Người sáng lập ra những trang này không sở hữu ý tưởng độc nhất vô nhị nhưng họ vẫn thành công bởi đánh đúng nhu cầu của người dùng.
Đó là trường hợp của chị Vũ Thị Thu (sáng lập thương hiệu Việt Kết), sản xuất những sản phẩm chăm sóc tóc từ bồ kết. Việt Kết là thành quả sau vô vàn lần thất bại của một bà mẹ trẻ khi tự tìm kiếm, tự xây dựng công thức và thành công khi làm ra sản phẩm mang lại giá trị thực cho khách hàng. Điểm khác biệt nhất Thu tạo ra là một dòng sản phẩm 100% tự nhiên, không chất tạo bọt. Sau quá trình thử nghiệm sản phẩm chăm sóc tóc ở dạng nước, dạng đặc, dạng hơi sệt, Thu đã tìm ra cách sản xuất ở dạng cao, có thể bảo quản được 9 tháng từ ngày sản xuất mà không cần sử dụng chất bảo quản nào. Sản phẩm làm đáp ứng nhu cầu dùng sản phẩm tự nhiên, an toàn của người tiêu dùng và được thị trường đón nhận.
5. Khởi nghiệp có thể làm một mình
Bạn nghĩ: Mình đủ khả năng để điều hành công ty một mình nhưng thực tế, bạn luôn cần một dàn trợ thủ đắc lực từ phía sau, giúp bạn hoàn thành nhiều trách nhiệm cùng lúc dồn lên vai.
Trong cuộc trò chuyện với PNVN, chị Phạm Nhung (sáng lập thương hiệu 9 MẮM) đã chia sẻ câu nói quen thuộc của những người khởi nghiệp trẻ là: Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau.
Để hành trình khởi nghiệp thêm vững vàng, bạn đừng e ngại, hãy chia sẻ ý tưởng cùng người thân, bạn bè để tìm kiếm càng nhiều sự hỗ trợ càng tốt. Bạn cũng có thể tham gia các cộng đồng, hội nhóm khởi nghiệp, tham gia các buổi giao lưu, hội chợ… để học hỏi kinh nghiệm, kết nối, trao đổi nguồn khách hàng, tích lũy nền tảng vững chắc… để tự tin khởi nghiệp!
Theo phunuvietnam.vn
Khởi nghiệp đồng nghĩa với việc bạn được làm chủ, tự do quyết định cuộc sống, công việc, tiền bạc, sự thành công và cả… nổi tiếng. Nhưng sự thật không phải lúc nào cũng màu hồng. Nếu bạn đang chuẩn bị hành trang khởi nghiệp, hãy lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm của những nữ start-up Việt để hình dung rõ hơn về chặng đường sắp tới của mình.Nếu bạn đã thành công, có thể bạn sẽ gặp hình bóng của mình trong những chia sẻ thực tế dưới đây. Còn nếu đang sẵn sàng bước vào khởi nghiệp, đây có thể sẽ là những thông tin bổ ích giúp bạn đứng vững hơn trong chặng đường tiếp theo của mình.
1. Khởi nghiệp đồng nghĩa với tự do và chủ động
Bạn nghĩ: Tạm biệt những tháng ngày làm công ăn lương, không còn cảnh tất tả đi làm đúng giờ, phải nhìn thái độ của người khác để làm việc, không còn áp lực doanh số… Bạn bước vào khởi nghiệp với tâm thế tự do và chủ động.
Nhưng thực tế: Hoàn toàn ngược lại.
Khởi nghiệp khiến bạn bị bó buộc nhiều hơn. Nếu đi làm thuê, bạn chỉ phải làm 8 tiếng mỗi ngày, có thể ung dung nghỉ ở nhà vào thứ bảy và chủ nhật, có quyền xin nghỉ phép khi bạn thấy nản, muốn đi du lịch… Nhưng điều đó sẽ không còn khi bạn tự làm chủ của mình.
Chia sẻ của chị Hồ Thu Phương (chủ tiệm bánh Mon Chéri): Năm 2012, mình từ bỏ công việc giám đốc Marketing của một tập đoàn nước ngoài để đi theo niềm đam mê làm bánh.
Chị Hồ Thu Phương chia sẻ: Mọi việc đều do một tay bạn sắp xếp, từ mua nguyên vật liệu, dụng cụ, tính toán sổ sách, tuyển dụng đào tạo nhân viên...
Một người "tay ngang", chưa biết gì về bánh trái, học để mở tiệm bánh quả thực là một khởi đầu không dễ dàng. Ngay từ ca làm việc đầu tiên của xưởng bánh, vào lúc 5h15 sáng đã phải có mặt, sau đó tiếp tục thực hành lại công thức. Có những món bánh làm đi làm lại tới hơn chục lần, vẫn thất bại. Khi Phương tắt lò, lên giường, đồng hồ đã điểm sang ngày mới.
Khởi nghiệp có rất nhiều việc phải lo và mọi việc đều do một tay bạn sắp xếp, từ mua nguyên vật liệu, dụng cụ, sửa chữa cửa hàng, tính toán sổ sách, tuyển dụng, đào tạo nhân viên... Bạn sẽ phải làm cả ngày cả đêm, cả cuối tuần mà không hết việc. Bạn không còn thời gian cho bản thân và gia đình.
Nếu bạn không phải là người chịu được áp lực công việc, nếu bạn vẫn muốn đến giờ tan sở xách túi về nhà, cuối tuần đi dạo trung tâm thương mại, nếu bạn khởi nghiệp chỉ vì đang cảm thấy mệt mỏi với nhiều giờ làm việc tại công ty mình làm thuê… thì khởi nghiệp không phải là lựa chọn dành cho bạn.
2. Khởi nghiệp sẽ nhanh trở thành người giàu có
Đó là suy nghĩ của bạn khi bắt đầu kế hoạch kinh doanh riêng.
Sự thật: Đây chỉ là điều ảo tưởng, là mơ ước của bạn.
Khi xây dựng một doanh nghiệp của riêng bạn, mọi chi phí đều phải rút từ hầu bao của bạn, không dễ có ai tài trợ bạn một xu nào cả. Chi phí đó không chỉ có những khoản lớn bạn nhìn thấy như lương nhân viên, thuê mặt bằng… mà còn là những chi phí cực nhỏ nhưng khá tốn kém bạn không để ý đến như điện, nước, giấy vệ sinh, chi phí cà phê gặp gỡ khách hàng…
Chia sẻ của chị Phùng Thị Thu Hương, sáng lập và CEO của hệ thống Green Family: Phải rất cân nhắc ngay từ những điều nhỏ nhất như là in hộp card của bạn. Một vấn đề rất quan trọng khác là phải tính toán được điểm hòa vốn. Đừng nản lòng nếu sau 3-6 tháng, sản phẩm của bạn vẫn không bán được vì vô vàn lý do. Đây cũng là thời điểm nhiều startup bỏ cuộc.
Theo chị Phùng Thu Hương, trong 2 năm đầu, bạn không chỉ làm không lương, mà còn phải rút tiết kiệm hoặc vay vốn để đầu tư cho công ty
Ví dụ, với mặt hàng nông sản sạch, điểm hòa vốn có thể từ 6-8 tháng, nhưng khi lập kế hoạch, bạn nên để thời gian tối thiểu là 12 tháng để chuẩn bị tài chính và tâm lý sẵn sàng cho mình. Đừng quên lập bảng dự tính doanh số và chi tiêu chi tiết cho từng giai đoạn để bạn có thể dự tính được dòng tiền và cân đối được tài chính trong doanh nghiệp.
Nếu bạn sẵn sàng chấp nhận trong khoảng hai năm đầu, bạn không những làm không lương mà còn phải rút tiền tiết kiệm để lo đầu tư cho tương lai của công ty, hãy nghĩ đến khởi nghiệp. Chỉ khi bạn vượt qua được giai đoạn đầu này, công ty có khả năng sinh lời thì bạn mới mong có tiền dư dả hơn.
3. Khởi nghiệp là được làm công việc theo ý thích
Điều này đúng. Nhưng sự thật thì: Bạn có thể làm theo ý mình nếu bạn muốn công ty… dẹp sớm. Khi đi làm thuê, bạn phải lắng nghe mọi chỉ đạo của sếp lớn, sếp nhỏ.
"Khởi nghiệp là được làm công việc mình yêu thích nhưng phải biết chiều theo ý khách hàng", chị Ngọc Ánh cho biết
Khi ra làm chủ, bạn còn phải nhún nhường, chiều lòng người khác. Đó là khách hàng, đối tác, nhà cung cấp hay cả nhân viên của bạn. Ý của bạn được xem là đúng nhưng khách hàng không thích, bạn vẫn phải điều chỉnh theo ý họ vì khách hàng là thượng đế. Bạn cần họ chứ không phải họ cần bạn.
Đó là kinh nghiệm chị Nguyễn Ngọc Ánh (sáng lập thương hiệu hoa tươi Room in Bloom) rút ra sau gần 5 năm làm dịch vụ thiết kế hoa tươi cho khách hàng.
4. Ý tưởng độc đáo chưa đủ để khởi nghiệp thành công
Ý tưởng là cần thiết nhưng có ý tưởng tốt, không có nghĩa bạn sẽ khởi nghiệp thành công. Google không phải là công cụ tìm kiếm đầu tiên. Facebook không phải là mạng xã hội đầu tiên. Người sáng lập ra những trang này không sở hữu ý tưởng độc nhất vô nhị nhưng họ vẫn thành công bởi đánh đúng nhu cầu của người dùng.
Chị Vũ Thị Thu: Ý tưởng độc đáo thôi chưa đủ để khởi nghiệp sẽ thành công cần đánh đúng vào nhu cầu của khách hàng
Đó là trường hợp của chị Vũ Thị Thu (sáng lập thương hiệu Việt Kết), sản xuất những sản phẩm chăm sóc tóc từ bồ kết. Việt Kết là thành quả sau vô vàn lần thất bại của một bà mẹ trẻ khi tự tìm kiếm, tự xây dựng công thức và thành công khi làm ra sản phẩm mang lại giá trị thực cho khách hàng. Điểm khác biệt nhất Thu tạo ra là một dòng sản phẩm 100% tự nhiên, không chất tạo bọt. Sau quá trình thử nghiệm sản phẩm chăm sóc tóc ở dạng nước, dạng đặc, dạng hơi sệt, Thu đã tìm ra cách sản xuất ở dạng cao, có thể bảo quản được 9 tháng từ ngày sản xuất mà không cần sử dụng chất bảo quản nào. Sản phẩm làm đáp ứng nhu cầu dùng sản phẩm tự nhiên, an toàn của người tiêu dùng và được thị trường đón nhận.
5. Khởi nghiệp có thể làm một mình
Bạn nghĩ: Mình đủ khả năng để điều hành công ty một mình nhưng thực tế, bạn luôn cần một dàn trợ thủ đắc lực từ phía sau, giúp bạn hoàn thành nhiều trách nhiệm cùng lúc dồn lên vai.
Trong cuộc trò chuyện với PNVN, chị Phạm Nhung (sáng lập thương hiệu 9 MẮM) đã chia sẻ câu nói quen thuộc của những người khởi nghiệp trẻ là: Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau.
Ngoài công việc, chị Phạm Nhung luôn tham gia các hoạt động cùng hội nhóm, cộng đồng khởi nghiệp
Để hành trình khởi nghiệp thêm vững vàng, bạn đừng e ngại, hãy chia sẻ ý tưởng cùng người thân, bạn bè để tìm kiếm càng nhiều sự hỗ trợ càng tốt. Bạn cũng có thể tham gia các cộng đồng, hội nhóm khởi nghiệp, tham gia các buổi giao lưu, hội chợ… để học hỏi kinh nghiệm, kết nối, trao đổi nguồn khách hàng, tích lũy nền tảng vững chắc… để tự tin khởi nghiệp!