Sau một tháng triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” với việc vận động cán bộ, hội viên phụ nữ cam kết sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn, Hội Phụ nữ tỉnh Yên Bái đã góp phần giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn nói chung và rượu, rau, thịt, thủy sản tươi sống nói riêng.
Chị em phụ nữ tích cực trao đổi kỹ thuật trồng, chăm sóc rau.
Được tham gia các buổi tuyên truyền, vận động chị Bàn Thị Chủng, thôn Đập Dóm, xã Đông An, huyện Văn Yên đã cải tạo lại vườn rau để phục vụ bữa ăn gia đình. Chị Chủng cho biết: “Trước đây gia đình cũng có vườn trồng rau nhưng mình cũng không để ý, lúc đủ, lúc thiếu lại đi mua. Từ khi chi Hội phụ nữ thôn tuyên truyền về lựa chọn và chế biến thức ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Mình cũng hiểu từ khâu lựa chọn thực phẩm cũng phải là những thực phẩm an toàn, tươi. Khi ăn sống phải được ngâm rửa kỹ bằng nước, các loại quả phải gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm tươi sống phải nấu chín kỹ, ăn ngay khi nấu. Rửa tay sạch khi chế biến thức ăn và mỗi lần gián đoạn để làm việc khác và nhiều kiến thức bổ ích khác... Mình hiểu được việc an toàn thực phẩm chính là giữ gìn sức khỏe cho gia đình nên khi chi Hội Phụ nữ thôn vận động mỗi gia đình nên có một vườn rau mình đã cải tạo lại khu vườn để trồng thêm rau mùng tơi, rền, muống, cố gắng để đủ rau phục vụ bữa cơm gia đình”. Được biết, trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” với chủ đề “Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống, an toàn; Kiểm soát rượu, phòng tránh ngộ độc rượu”, Hội Phụ nữ tỉnh Yên Bái đã triển khai tới cả 9/9 huyện, thị, thành phố trong tỉnh, bằng các hoạt động thiết thực: Vận động cán bộ, hội viên phụ nữ cam kết sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn; chỉ đạo các xã phường thị trấn tổ chức Ngày Hội “Cơm ngon - Con khỏe” thực hành nấu các bữa cơm ngon và giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm về nuôi con khỏe; tổ chức cuộc sống gia đình (nấu những món ăn ngon, hấp dẫn, đầy đủ dinh dưỡng cho con và gia đình); Phổ biến hướng dẫn cho cán bộ, hội viên phụ nữ nắm được kiến thức đảm bảo an toàn thực phẩm. Các cấp Hội đã vận động mỗi hộ gia đình hội viên 1 mô hình VAC (chăn nuôi gia súc, gia cầm, vườn ao chuồng), riêng hộ gia đình hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có 1 vườn rau sử dụng các bữa ăn của gia đình... Bằng cách lồng ghép tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ hội phụ nữ, sinh hoạt các loại hình câu lạc bộ... Qua 1 tháng triển khai đã có hàng nghìn lượt chị em người dân tộc thiểu số tham gia làm vườn rau tại gia đình, nhận thức của chị em về an toàn thực phẩm được nâng lên rõ rệt.
Theo bà Trần Kim Thu - Trưởng ban Gia đình và Xã hội, Hội Phụ nữ tỉnh, nhiều chị em người dân tộc thiểu số còn thiếu những kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chị em cũng chưa có ý thức trồng rau để phục vụ chính bữa ăn của gia đình mình, nên việc các cấp Hội Phụ nữ tỉnh triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” (15/4 - 15/5/2017) do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh Yên Bái phát động đã góp phần giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn nói chung và rượu, rau, thịt, thủy sản tươi sống nói riêng. Chị em cũng có kinh nghiệm về nuôi con khỏe, tổ chức cuộc sống gia đình (nấu những món ăn ngon, hấp dẫn, đầy đủ dinh dưỡng cho con và gia đình). Đây cũng là hoạt động góp phần củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức Hội, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”; đẩy Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hành phúc”. Cũng theo bà Thu thời gian tới, các cấp Hội tiếp tục tuyên truyền các chị em nhất là các chị em người dân tộc thiểu số nâng cao nhận thức vì an toàn thực phẩm.
Minh Huyền - Báo Yên Bái
Sau một tháng triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” với việc vận động cán bộ, hội viên phụ nữ cam kết sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn, Hội Phụ nữ tỉnh Yên Bái đã góp phần giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn nói chung và rượu, rau, thịt, thủy sản tươi sống nói riêng. Được tham gia các buổi tuyên truyền, vận động chị Bàn Thị Chủng, thôn Đập Dóm, xã Đông An, huyện Văn Yên đã cải tạo lại vườn rau để phục vụ bữa ăn gia đình. Chị Chủng cho biết: “Trước đây gia đình cũng có vườn trồng rau nhưng mình cũng không để ý, lúc đủ, lúc thiếu lại đi mua. Từ khi chi Hội phụ nữ thôn tuyên truyền về lựa chọn và chế biến thức ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Mình cũng hiểu từ khâu lựa chọn thực phẩm cũng phải là những thực phẩm an toàn, tươi. Khi ăn sống phải được ngâm rửa kỹ bằng nước, các loại quả phải gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm tươi sống phải nấu chín kỹ, ăn ngay khi nấu. Rửa tay sạch khi chế biến thức ăn và mỗi lần gián đoạn để làm việc khác và nhiều kiến thức bổ ích khác... Mình hiểu được việc an toàn thực phẩm chính là giữ gìn sức khỏe cho gia đình nên khi chi Hội Phụ nữ thôn vận động mỗi gia đình nên có một vườn rau mình đã cải tạo lại khu vườn để trồng thêm rau mùng tơi, rền, muống, cố gắng để đủ rau phục vụ bữa cơm gia đình”. Được biết, trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” với chủ đề “Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống, an toàn; Kiểm soát rượu, phòng tránh ngộ độc rượu”, Hội Phụ nữ tỉnh Yên Bái đã triển khai tới cả 9/9 huyện, thị, thành phố trong tỉnh, bằng các hoạt động thiết thực: Vận động cán bộ, hội viên phụ nữ cam kết sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn; chỉ đạo các xã phường thị trấn tổ chức Ngày Hội “Cơm ngon - Con khỏe” thực hành nấu các bữa cơm ngon và giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm về nuôi con khỏe; tổ chức cuộc sống gia đình (nấu những món ăn ngon, hấp dẫn, đầy đủ dinh dưỡng cho con và gia đình); Phổ biến hướng dẫn cho cán bộ, hội viên phụ nữ nắm được kiến thức đảm bảo an toàn thực phẩm. Các cấp Hội đã vận động mỗi hộ gia đình hội viên 1 mô hình VAC (chăn nuôi gia súc, gia cầm, vườn ao chuồng), riêng hộ gia đình hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có 1 vườn rau sử dụng các bữa ăn của gia đình... Bằng cách lồng ghép tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ hội phụ nữ, sinh hoạt các loại hình câu lạc bộ... Qua 1 tháng triển khai đã có hàng nghìn lượt chị em người dân tộc thiểu số tham gia làm vườn rau tại gia đình, nhận thức của chị em về an toàn thực phẩm được nâng lên rõ rệt.
Theo bà Trần Kim Thu - Trưởng ban Gia đình và Xã hội, Hội Phụ nữ tỉnh, nhiều chị em người dân tộc thiểu số còn thiếu những kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chị em cũng chưa có ý thức trồng rau để phục vụ chính bữa ăn của gia đình mình, nên việc các cấp Hội Phụ nữ tỉnh triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” (15/4 - 15/5/2017) do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh Yên Bái phát động đã góp phần giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn nói chung và rượu, rau, thịt, thủy sản tươi sống nói riêng. Chị em cũng có kinh nghiệm về nuôi con khỏe, tổ chức cuộc sống gia đình (nấu những món ăn ngon, hấp dẫn, đầy đủ dinh dưỡng cho con và gia đình). Đây cũng là hoạt động góp phần củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức Hội, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”; đẩy Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hành phúc”. Cũng theo bà Thu thời gian tới, các cấp Hội tiếp tục tuyên truyền các chị em nhất là các chị em người dân tộc thiểu số nâng cao nhận thức vì an toàn thực phẩm.
Minh Huyền - Báo Yên Bái