Để khuyến khích chị em tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chị Vũ Thị Bằng - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hưng Thịnh cho biết: “Hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho hội viên vay vốn để phát triển kinh tế; thực hiện Phong trào “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”. Đặc biệt, hàng năm, Hội tổ chức các cuộc tham quan tại một số vùng chuyên canh cây ăn quả có múi trong tỉnh, trao đổi khoa học kỹ thuật với các hộ đi trước để nâng cao năng suất, chất lượng”.
Vườn cam của gia đình chị Đoàn Thị Hiên mỗi năm cho thu nhập gần 1 tỷ đồng.
Vườn cam Đường canh trĩu quả là thành quả của 12 năm trồng và chăm sóc của gia đình chị Đoàn Thị Hiên, thôn Yên Bình. Chị Hiên cho biết: “Trước đây, nguồn thu chủ yếu của gia đình tôi từ cây chè và lúa, vất vả mà chỉ đủ ăn. Năm 2005, sau khi đi tham quan mô hình trồng cam tại thị trấn Nông trường Trần Phú (Văn Chấn) và Cao Phong (Hòa Bình), gia đình tôi đã đầu tư trồng 1.000 gốc cam Đường canh, 1.000 gốc cam Vinh. Chăm sóc kỹ lưỡng, đất đai phù hợp, sau 3 năm vườn cam đã cho thu hoạch gần 5 tấn quả, thu gần 500 triệu đồng. Có tiền, gia đình tôi lại tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích. Đến nay, gia đình tôi đã có 5 ha cam, chanh, mỗi năm thu gần 1 tỷ đồng. Ngoài ra, chúng tôi còn đang trồng thêm bưởi Diễn và chanh tứ thời”. Nhờ trồng cam mà đầu năm 2016, chị Hiên đã có tiền xây dựng căn nhà mới khang trang.
Từ những hộ tiên phong trong chuyển đổi cây trồng có hiệu quả như gia đình như chị Đoàn Thị Hiên, nhiều chị em phụ nữ trong thôn Yên Bình đã học hỏi và áp dụng trong phát triển kinh tế gia đình. Vì vậy, thôn hiện có 74 hộ thì có tới 60 hộ trồng cây ăn quả có múi với diện tích gần 70 ha. Hộ ít cũng trồng từ 200 gốc cam cho thu nhập vài chục triệu đồng, hộ nhiều lên tới hàng nghìn gốc mang lại thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên. Sản phẩm cam ở đây thường được các thương lái từ Hà Nội và Lào Cai đến tận vườn đặt mua với giá bán từ 20.000 - 30.000/kg cam Vinh và từ 30.000 - 40.000/kg cam Đường canh.
Để khuyến khích chị em tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chị Vũ Thị Bằng - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hưng Thịnh cho biết: “Hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho hội viên vay vốn để phát triển kinh tế; thực hiện Phong trào “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”. Đặc biệt, hàng năm, Hội tổ chức các cuộc tham quan tại một số vùng chuyên canh cây ăn quả có múi trong tỉnh, trao đổi khoa học kỹ thuật với các hộ đi trước để nâng cao năng suất, chất lượng”.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể cũng khuyến khích người dân chuyển đổi diện tích đất đồi rừng kém hiệu quả sang trồng các giống cây ăn quả có múi, cho hiệu quả kinh tế cao. Nhờ vậy, hiện toàn xã Hưng Thịnh trồng 140 ha cây ăn quả có múi đã cho thu hoạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của xã, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt gần 20 triệu đồng/người/năm. Đầu năm 2016, xã Hưng Thịnh thành lập Hợp tác xã Kinh doanh tổng hợp; trong đó, có Tổ hợp tác Trồng cây ăn quả.
Thế Cường
Để khuyến khích chị em tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chị Vũ Thị Bằng - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hưng Thịnh cho biết: “Hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho hội viên vay vốn để phát triển kinh tế; thực hiện Phong trào “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”. Đặc biệt, hàng năm, Hội tổ chức các cuộc tham quan tại một số vùng chuyên canh cây ăn quả có múi trong tỉnh, trao đổi khoa học kỹ thuật với các hộ đi trước để nâng cao năng suất, chất lượng”. Vườn cam Đường canh trĩu quả là thành quả của 12 năm trồng và chăm sóc của gia đình chị Đoàn Thị Hiên, thôn Yên Bình. Chị Hiên cho biết: “Trước đây, nguồn thu chủ yếu của gia đình tôi từ cây chè và lúa, vất vả mà chỉ đủ ăn. Năm 2005, sau khi đi tham quan mô hình trồng cam tại thị trấn Nông trường Trần Phú (Văn Chấn) và Cao Phong (Hòa Bình), gia đình tôi đã đầu tư trồng 1.000 gốc cam Đường canh, 1.000 gốc cam Vinh. Chăm sóc kỹ lưỡng, đất đai phù hợp, sau 3 năm vườn cam đã cho thu hoạch gần 5 tấn quả, thu gần 500 triệu đồng. Có tiền, gia đình tôi lại tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích. Đến nay, gia đình tôi đã có 5 ha cam, chanh, mỗi năm thu gần 1 tỷ đồng. Ngoài ra, chúng tôi còn đang trồng thêm bưởi Diễn và chanh tứ thời”. Nhờ trồng cam mà đầu năm 2016, chị Hiên đã có tiền xây dựng căn nhà mới khang trang.
Từ những hộ tiên phong trong chuyển đổi cây trồng có hiệu quả như gia đình như chị Đoàn Thị Hiên, nhiều chị em phụ nữ trong thôn Yên Bình đã học hỏi và áp dụng trong phát triển kinh tế gia đình. Vì vậy, thôn hiện có 74 hộ thì có tới 60 hộ trồng cây ăn quả có múi với diện tích gần 70 ha. Hộ ít cũng trồng từ 200 gốc cam cho thu nhập vài chục triệu đồng, hộ nhiều lên tới hàng nghìn gốc mang lại thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên. Sản phẩm cam ở đây thường được các thương lái từ Hà Nội và Lào Cai đến tận vườn đặt mua với giá bán từ 20.000 - 30.000/kg cam Vinh và từ 30.000 - 40.000/kg cam Đường canh.
Để khuyến khích chị em tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chị Vũ Thị Bằng - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hưng Thịnh cho biết: “Hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho hội viên vay vốn để phát triển kinh tế; thực hiện Phong trào “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”. Đặc biệt, hàng năm, Hội tổ chức các cuộc tham quan tại một số vùng chuyên canh cây ăn quả có múi trong tỉnh, trao đổi khoa học kỹ thuật với các hộ đi trước để nâng cao năng suất, chất lượng”.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể cũng khuyến khích người dân chuyển đổi diện tích đất đồi rừng kém hiệu quả sang trồng các giống cây ăn quả có múi, cho hiệu quả kinh tế cao. Nhờ vậy, hiện toàn xã Hưng Thịnh trồng 140 ha cây ăn quả có múi đã cho thu hoạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của xã, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt gần 20 triệu đồng/người/năm. Đầu năm 2016, xã Hưng Thịnh thành lập Hợp tác xã Kinh doanh tổng hợp; trong đó, có Tổ hợp tác Trồng cây ăn quả.