Ngày 18/12, Hội LHPN tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn Sáng tạo và Phát triển Bền vững; tổ chức Oxfam tại Việt Nam tổ chức Hội thảo giới thiệu và lập kế hoạch dự án công nghệ khí hóa sinh học và quản lý chất thải ở nông thôn Việt Nam.
Quang cảnh Hội thảo
Được tài trợ bởi Liên Minh Châu Âu- thuộc sáng kiến thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững. Dự án được thiết kế trong bối cảnh đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình sử dụng than và củi để đốt trực tiếp trong chế biến nông sản. Phương thức chế biến này gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu sức khỏe người dân, tăng chi phí sản xuất và giảm chất lượng sản phẩm. Với ứng dụng của công nghệ khí hóa sinh khối quy mô nhỏ, phù hợp với khả năng tài chính và công nghệ của doanh nghiệp, công nghệ đã được Oxfam và Trung tâm nghiên cứu tư vấn sáng tạo và phát triển bền vững thử nghiệm tại Thái Nguyên năm 2018 hỗ trợ cho việc ứng dụng công nghệ tại địa phương.
Dự án nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và sử dụng hiệu quả năng lượng, góp phần quản lý chất thải tại nông thôn. Tăng cường sự sẵn có của dịch vụ cơ khí, cung ứng sinh khối và cơ hội tiếp cận tài chính đối với các hộ chế biến nông sản, đơn vị cung ứng dịch vụ trong ứng dụng công nghệ khí hóa sinh khối liên tục theo thể tích trong các hộ. Cơ quan chính quyền chấp nhận, hỗ trợ ứng dụng và nhân rộng công nghệ khí hóa sinh khối liên tục theo thể tích trong chế biến nông sản và các ngành khác. Công nghệ này có lợi thế hiệu suất nhiệt cao, chi phí sản xuất thấp, nguồn nhiên liệu sẵn có, thân thiện với môi trường và an toàn cho người lao động.
Dự án cũng góp phần đạt được mục tiêu toàn cầu về tiếp cận năng lượng bền vững, tăng trưởng bền vững và kinh tế xanh, ứng dụng công nghệ khí hóa sinh khối giảm ô nhiễm sản xuất xuống mức thấp, cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng, từ đó thúc đẩy sản xuất bền vững. Trong 4 năm từ tháng 10/2020 đến 9/2024, dự án dự kiến làm việc với 2.500 hộ chế biến nông sản, 100 doanh nghiệp cơ khí và 400 đơn vị cung ứng sinh khối, sẽ có khoảng 1,2 triệu người được hưởng lợi.
Thanh Khiết
Ngày 18/12, Hội LHPN tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn Sáng tạo và Phát triển Bền vững; tổ chức Oxfam tại Việt Nam tổ chức Hội thảo giới thiệu và lập kế hoạch dự án công nghệ khí hóa sinh học và quản lý chất thải ở nông thôn Việt Nam.Được tài trợ bởi Liên Minh Châu Âu- thuộc sáng kiến thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững. Dự án được thiết kế trong bối cảnh đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình sử dụng than và củi để đốt trực tiếp trong chế biến nông sản. Phương thức chế biến này gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu sức khỏe người dân, tăng chi phí sản xuất và giảm chất lượng sản phẩm. Với ứng dụng của công nghệ khí hóa sinh khối quy mô nhỏ, phù hợp với khả năng tài chính và công nghệ của doanh nghiệp, công nghệ đã được Oxfam và Trung tâm nghiên cứu tư vấn sáng tạo và phát triển bền vững thử nghiệm tại Thái Nguyên năm 2018 hỗ trợ cho việc ứng dụng công nghệ tại địa phương.
Dự án nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và sử dụng hiệu quả năng lượng, góp phần quản lý chất thải tại nông thôn. Tăng cường sự sẵn có của dịch vụ cơ khí, cung ứng sinh khối và cơ hội tiếp cận tài chính đối với các hộ chế biến nông sản, đơn vị cung ứng dịch vụ trong ứng dụng công nghệ khí hóa sinh khối liên tục theo thể tích trong các hộ. Cơ quan chính quyền chấp nhận, hỗ trợ ứng dụng và nhân rộng công nghệ khí hóa sinh khối liên tục theo thể tích trong chế biến nông sản và các ngành khác. Công nghệ này có lợi thế hiệu suất nhiệt cao, chi phí sản xuất thấp, nguồn nhiên liệu sẵn có, thân thiện với môi trường và an toàn cho người lao động.
Dự án cũng góp phần đạt được mục tiêu toàn cầu về tiếp cận năng lượng bền vững, tăng trưởng bền vững và kinh tế xanh, ứng dụng công nghệ khí hóa sinh khối giảm ô nhiễm sản xuất xuống mức thấp, cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng, từ đó thúc đẩy sản xuất bền vững. Trong 4 năm từ tháng 10/2020 đến 9/2024, dự án dự kiến làm việc với 2.500 hộ chế biến nông sản, 100 doanh nghiệp cơ khí và 400 đơn vị cung ứng sinh khối, sẽ có khoảng 1,2 triệu người được hưởng lợi.