Hưởng ứng Tháng Hành động vì trẻ em, Tháng Hành động quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình và nhân dịp kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2024), chiều 18/6, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh tổ chức Hội thảo “Giải pháp về phòng chống xâm hại tình dục phụ nữ, trẻ em” nhằm nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và giải pháp để khắc phục tình trạng xâm hại phụ nữ, trẻ em tại địa bàn.
Các đại biểu tham gia Hội thảo
Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Hội LHPN tỉnh, đại diện lãnh đạo, chuyên viên các sở, ban, ngành tỉnh: Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Tư pháp; Sở Thông tin và Truyền thông; các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; các chuyên gia trong lĩnh vực giới từ các tổ chức tư vấn độc lập, Học viện Phụ nữ Việt Nam; đại diện lãnh đạo Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị trực thuộc; Hội Nữ Doanh nhân tỉnh và thành viên các câu lạc bộ trong công tác gia đình tại các địa phương.
Phát biểu định hướng Hội thảo, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nguyễn Thị Bích Nhiệm nhấn mạnh: Tại Hội thảo này, các ý kiến của đại biểu sẽ giúp chúng ta có cái nhìn về các góc độ khác nhau của nguyên nhân, hậu quả, xu hướng và tác động liên quan trong thực trạng xâm hại tình dục phụ nữ, trẻ em để có thêm các nghiên cứu và hướng đi phù hợp trong hoạt động tuyên truyền, vận động, phòng ngừa và ngăn chặn tệ nạn xâm hại phụ nữ, trẻ em tại địa bàn; đặc biệt mong muốn và tìm ra được những bất cập trong việc hỗ trợ chính sách, lỗ hổng trong quá trình thực thi pháp luật để các cơ quan ban ngành, đoàn thể tiếp tục cùng nhau lên tiếng, bổ sung và có ý kiến để hoàn thiện hệ thống luật pháp chính sách liên quan đến công tác phòng, chống xâm hại phụ nữ, trẻ em trong thời gian tới.
Tại Hội thảo, các chuyên gia, đại biểu đã chia sẻ, tham gia ý kiến về các vấn đề, nội dung như: tình hình xâm hại tình dục và các góc nhìn về giới tại Việt Nam; thực trạng, hình thức và các nguyên nhân dẫn đến xâm hại tình dục phụ nữ, trẻ em tại Yên Bái; hậu quả về thể chất, tâm lý, sức khỏe khi trẻ bị xâm hại, những tác động từ môi trường sống đối với trẻ bị xâm hại, các giải pháp để trẻ bị xâm hại hòa nhập cộng đồng; thực trạng về vai trò của gia đình trong việc phòng chống xâm hại tình dục, những giải pháp; vai trò của nhà trường trong việc giáo dục giới tính, những bất cập và giải pháp; những xu hướng tác động của môi trường sống dẫn đến việc yêu sớm, kết hôn sớm của giới trẻ, hậu quả và các giải pháp; những bất cập của luật trong việc xử lý các hành vi xâm hại tình dục; những bất cập trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ nạn nhân bị xâm hại tình dục và những giải pháp...
Qua ý kiến của các đại biểu, giúp nhận biết và có cái nhìn sâu sắc hơn về các nguyên nhân sâu xa về vấn đề xâm hại phụ nữ, trẻ em trong việc vận động tuyên truyền phòng chống xâm hại; thấy đượcbức tranh tổng thể về thực trạng, hình thức và các nguyên nhân dẫn đến xâm hại tình dục phụ nữ, trẻ em tại Yên Bái cũng như những giải pháp được đặt ra trong công tác phối hợp để đấu tranh hiệu quả với các vấn đề xâm hại phụ nữ, trẻ em; có thêm các góc nhìn cụ thể hơn về hậu quả các tác động cũng như giải pháp gợi mở để trẻ bị xâm hại tái hòa nhập cộng đồng; đưa ra những gợi ý quan trọng trong việc tuyên truyền về vai trò của gia đình trong công tác chăm sóc gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội, nhất là phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em; cho thấy những cảnh báo từ các tác động của môi trường sống đối với giới trẻ cũng là những vấn đề để các nhà quản lý, các bậc cha mẹ và các cấp các ngành tiếp tục có các giải pháp phù hợp trong việc tuyên truyền, vận động con em chủ động phòng chống xâm hại từ gia đình và môi trường sống; nhìn nhận rõ hơn những bất cập để hỗ trợ nạn nhân bị xâm hại tình dục một cách hiệu quả nhất góp phần đảm bảo an sinh và ổn định xã hội.
Hội thảo đã thu nhận được nhiều ý kiến tham luận rất có giá trị, nhiều ý kiến trở thành các gợi ý và giải pháp cho công tác truyên truyền vận động, nhiều ý kiến mang tính chuyên môn kỹ thuật giúp cho các ban, ngành, đoàn thể có căn cứ cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu và tiếp tục có ý kiến phản biện với các cơ quan chức năng trong quá trình hoàn thiện luật pháp chính sách, thực thi pháp luật.
Hưởng ứng Tháng Hành động vì trẻ em, Tháng Hành động quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình và nhân dịp kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2024), chiều 18/6, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh tổ chức Hội thảo “Giải pháp về phòng chống xâm hại tình dục phụ nữ, trẻ em” nhằm nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và giải pháp để khắc phục tình trạng xâm hại phụ nữ, trẻ em tại địa bàn. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Hội LHPN tỉnh, đại diện lãnh đạo, chuyên viên các sở, ban, ngành tỉnh: Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Tư pháp; Sở Thông tin và Truyền thông; các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; các chuyên gia trong lĩnh vực giới từ các tổ chức tư vấn độc lập, Học viện Phụ nữ Việt Nam; đại diện lãnh đạo Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị trực thuộc; Hội Nữ Doanh nhân tỉnh và thành viên các câu lạc bộ trong công tác gia đình tại các địa phương.
Phát biểu định hướng Hội thảo, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nguyễn Thị Bích Nhiệm nhấn mạnh: Tại Hội thảo này, các ý kiến của đại biểu sẽ giúp chúng ta có cái nhìn về các góc độ khác nhau của nguyên nhân, hậu quả, xu hướng và tác động liên quan trong thực trạng xâm hại tình dục phụ nữ, trẻ em để có thêm các nghiên cứu và hướng đi phù hợp trong hoạt động tuyên truyền, vận động, phòng ngừa và ngăn chặn tệ nạn xâm hại phụ nữ, trẻ em tại địa bàn; đặc biệt mong muốn và tìm ra được những bất cập trong việc hỗ trợ chính sách, lỗ hổng trong quá trình thực thi pháp luật để các cơ quan ban ngành, đoàn thể tiếp tục cùng nhau lên tiếng, bổ sung và có ý kiến để hoàn thiện hệ thống luật pháp chính sách liên quan đến công tác phòng, chống xâm hại phụ nữ, trẻ em trong thời gian tới.
Đồng chí Nguyễn Thị Bích Nhiệm - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh phát biểu tại Hội thảo
Tại Hội thảo, các chuyên gia, đại biểu đã chia sẻ, tham gia ý kiến về các vấn đề, nội dung như: tình hình xâm hại tình dục và các góc nhìn về giới tại Việt Nam; thực trạng, hình thức và các nguyên nhân dẫn đến xâm hại tình dục phụ nữ, trẻ em tại Yên Bái; hậu quả về thể chất, tâm lý, sức khỏe khi trẻ bị xâm hại, những tác động từ môi trường sống đối với trẻ bị xâm hại, các giải pháp để trẻ bị xâm hại hòa nhập cộng đồng; thực trạng về vai trò của gia đình trong việc phòng chống xâm hại tình dục, những giải pháp; vai trò của nhà trường trong việc giáo dục giới tính, những bất cập và giải pháp; những xu hướng tác động của môi trường sống dẫn đến việc yêu sớm, kết hôn sớm của giới trẻ, hậu quả và các giải pháp; những bất cập của luật trong việc xử lý các hành vi xâm hại tình dục; những bất cập trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ nạn nhân bị xâm hại tình dục và những giải pháp...
Qua ý kiến của các đại biểu, giúp nhận biết và có cái nhìn sâu sắc hơn về các nguyên nhân sâu xa về vấn đề xâm hại phụ nữ, trẻ em trong việc vận động tuyên truyền phòng chống xâm hại; thấy đượcbức tranh tổng thể về thực trạng, hình thức và các nguyên nhân dẫn đến xâm hại tình dục phụ nữ, trẻ em tại Yên Bái cũng như những giải pháp được đặt ra trong công tác phối hợp để đấu tranh hiệu quả với các vấn đề xâm hại phụ nữ, trẻ em; có thêm các góc nhìn cụ thể hơn về hậu quả các tác động cũng như giải pháp gợi mở để trẻ bị xâm hại tái hòa nhập cộng đồng; đưa ra những gợi ý quan trọng trong việc tuyên truyền về vai trò của gia đình trong công tác chăm sóc gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội, nhất là phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em; cho thấy những cảnh báo từ các tác động của môi trường sống đối với giới trẻ cũng là những vấn đề để các nhà quản lý, các bậc cha mẹ và các cấp các ngành tiếp tục có các giải pháp phù hợp trong việc tuyên truyền, vận động con em chủ động phòng chống xâm hại từ gia đình và môi trường sống; nhìn nhận rõ hơn những bất cập để hỗ trợ nạn nhân bị xâm hại tình dục một cách hiệu quả nhất góp phần đảm bảo an sinh và ổn định xã hội.
Hội thảo đã thu nhận được nhiều ý kiến tham luận rất có giá trị, nhiều ý kiến trở thành các gợi ý và giải pháp cho công tác truyên truyền vận động, nhiều ý kiến mang tính chuyên môn kỹ thuật giúp cho các ban, ngành, đoàn thể có căn cứ cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu và tiếp tục có ý kiến phản biện với các cơ quan chức năng trong quá trình hoàn thiện luật pháp chính sách, thực thi pháp luật.