Đó là cái tên mà nhiều người thường gọi khi nhắc đến bà Trần Thị Thu ở tổ 29, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái.
Bà Thu nghiên cứu tài liệu truyền thông dân số trước khi đi tuyên truyền cho người dân.
Đã ở tuổi "lục tuần” - lứa tuổi được nghỉ ngơi, an dưỡng tuổi già, song với niềm đam mê công việc, hàng ngày, bà Thu vẫn đi tới các hộ gia đình để tuyên truyền về công tác dân số và phát triển.
Bà Thu tâm sự: "Gắn bó với công tác dân số gần 30 năm nên mọi ngõ ngách, con đường ở khu vực này tôi đều thuộc như lòng bàn tay. Trước kia, đường sá chưa được mở mang như bây giờ, khu vực này thuộc "vùng 3” của thành phố nên đi lại rất khó khăn. Ngày nắng thì bụi, ngày mưa thì lầy lội. Các hộ thường đi làm cả ngày nên phải tranh thủ buổi tối đến mới gặp được. Nhiều hôm vì trời tối quá, đường đi thì mấp mô sỏi đá lại không có đèn chiếu sáng nên thỉnh thoảng bị ngã xe”.
Vất vả là vậy, song vì chữ "tâm” với nhiệm vụ được giao nên chưa bao giờ bà Thu nản lòng với công việc của mình. Trước kia, khi còn công tác ở Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, tranh thủ giờ nghỉ giải lao, bà Thu còn tuyên truyền công tác dân số cho cả những cán bộ, công nhân trong Công ty nên đến giờ nhiều cặp vợ chồng vẫn nhớ tới bà.
Nhờ có những lời khuyên hữu ích của bà mà nhiều gia đình chỉ dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt, tập trung vào phát triển kinh tế, giúp cuộc sống ngày càng khấm khá.
Chị Huyền ở tổ 29, phường Yên Ninh bày tỏ: "Cô Thu nhiệt tình lắm. Nhờ có cô tư vấn mà vợ chồng tôi nhiều năm không bị lỡ "kế hoạch”. Cả hai đều yên tâm công tác, không lo lắng nhiều về sức khỏe sinh sản như trước”.
Ở mỗi thời kỳ, công tác dân số đều có những khó khăn nhất định. Nếu như trước kia là vấn đề sinh đẻ không có kế hoạch, người dân chưa am hiểu về các biện pháp tránh thai an toàn, thì nay phải đối mặt với những thách thức mới như: tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, tốc độ già hóa dân số cao, tuổi thọ bình quân của người dân tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp…
Hiểu rõ điều này, cùng với chủ động nghiên cứu các tài liệu tuyên truyền, bà Thu thường xuyên đi tới từng nhà, rà từng đối tượng, tranh thủ phát tờ rơi, tờ gấp, tư vấn trực tiếp và lồng ghép vào các buổi sinh hoạt, hội, họp của tổ dân phố, hội phụ nữ…
Bà Thu chia sẻ: "Làm công tác dân số dễ mà khó. Nếu như ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa hay xảy ra tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, sinh đẻ không có kế hoạch, thì ở đô thị lại diễn ra tình trạng mất cân bằng giới tính vì các cặp vợ chồng dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế và chủ động lựa chọn giới tính trước khi sinh. Do đó, để ngăn chặn tình trạng này, góp phần ổn định quy mô và nâng cao chất lượng dân số rất cần sự chung tay, góp sức của các cấp, các ngành và đặc biệt là đội ngũ làm công tác dân số”.
Được biết, thời gian qua, nhờ sự tâm huyết, nhiệt tình của người cộng tác viên dân số ấy mà nhiều năm liên tục tổ 29, phường Yên Ninh không có người sinh con thứ 3 trở lên, không xảy ra tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Các gia đình đều có ý thức nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Trong tổ, trên 70% số cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, thường xuyên tham gia các buổi truyền thông về dân số. Đây chính là động lực để bà Thu tiếp tục sống vui, sống khỏe và cống hiến nhiều hơn nữa cho công tác dân số ở địa phương.
Theo Báo Yên Bái
Đó là cái tên mà nhiều người thường gọi khi nhắc đến bà Trần Thị Thu ở tổ 29, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái. Đã ở tuổi "lục tuần” - lứa tuổi được nghỉ ngơi, an dưỡng tuổi già, song với niềm đam mê công việc, hàng ngày, bà Thu vẫn đi tới các hộ gia đình để tuyên truyền về công tác dân số và phát triển.
Bà Thu tâm sự: "Gắn bó với công tác dân số gần 30 năm nên mọi ngõ ngách, con đường ở khu vực này tôi đều thuộc như lòng bàn tay. Trước kia, đường sá chưa được mở mang như bây giờ, khu vực này thuộc "vùng 3” của thành phố nên đi lại rất khó khăn. Ngày nắng thì bụi, ngày mưa thì lầy lội. Các hộ thường đi làm cả ngày nên phải tranh thủ buổi tối đến mới gặp được. Nhiều hôm vì trời tối quá, đường đi thì mấp mô sỏi đá lại không có đèn chiếu sáng nên thỉnh thoảng bị ngã xe”.
Vất vả là vậy, song vì chữ "tâm” với nhiệm vụ được giao nên chưa bao giờ bà Thu nản lòng với công việc của mình. Trước kia, khi còn công tác ở Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, tranh thủ giờ nghỉ giải lao, bà Thu còn tuyên truyền công tác dân số cho cả những cán bộ, công nhân trong Công ty nên đến giờ nhiều cặp vợ chồng vẫn nhớ tới bà.
Nhờ có những lời khuyên hữu ích của bà mà nhiều gia đình chỉ dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt, tập trung vào phát triển kinh tế, giúp cuộc sống ngày càng khấm khá.
Chị Huyền ở tổ 29, phường Yên Ninh bày tỏ: "Cô Thu nhiệt tình lắm. Nhờ có cô tư vấn mà vợ chồng tôi nhiều năm không bị lỡ "kế hoạch”. Cả hai đều yên tâm công tác, không lo lắng nhiều về sức khỏe sinh sản như trước”.
Ở mỗi thời kỳ, công tác dân số đều có những khó khăn nhất định. Nếu như trước kia là vấn đề sinh đẻ không có kế hoạch, người dân chưa am hiểu về các biện pháp tránh thai an toàn, thì nay phải đối mặt với những thách thức mới như: tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, tốc độ già hóa dân số cao, tuổi thọ bình quân của người dân tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp…
Hiểu rõ điều này, cùng với chủ động nghiên cứu các tài liệu tuyên truyền, bà Thu thường xuyên đi tới từng nhà, rà từng đối tượng, tranh thủ phát tờ rơi, tờ gấp, tư vấn trực tiếp và lồng ghép vào các buổi sinh hoạt, hội, họp của tổ dân phố, hội phụ nữ…
Bà Thu chia sẻ: "Làm công tác dân số dễ mà khó. Nếu như ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa hay xảy ra tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, sinh đẻ không có kế hoạch, thì ở đô thị lại diễn ra tình trạng mất cân bằng giới tính vì các cặp vợ chồng dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế và chủ động lựa chọn giới tính trước khi sinh. Do đó, để ngăn chặn tình trạng này, góp phần ổn định quy mô và nâng cao chất lượng dân số rất cần sự chung tay, góp sức của các cấp, các ngành và đặc biệt là đội ngũ làm công tác dân số”.
Được biết, thời gian qua, nhờ sự tâm huyết, nhiệt tình của người cộng tác viên dân số ấy mà nhiều năm liên tục tổ 29, phường Yên Ninh không có người sinh con thứ 3 trở lên, không xảy ra tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Các gia đình đều có ý thức nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Trong tổ, trên 70% số cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, thường xuyên tham gia các buổi truyền thông về dân số. Đây chính là động lực để bà Thu tiếp tục sống vui, sống khỏe và cống hiến nhiều hơn nữa cho công tác dân số ở địa phương.