Tối 21/7, tại Sở Chỉ huy hiện trường huyện Văn Chấn, đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp rút kinh nghiệm với các thành viên ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn (PCTN - TKCN) của tỉnh và huyện Văn Chấn để đánh giá công tác chỉ đạo khắc phục hạu quả mưa lũ trên địa bàn huyện.
Tính đến 18h ngày 21/7/2018, trên địa bàn huyện Văn Chấn đã có 5 người chết, 3 người mất tích và 7 bị người bị thương. Do 2 người dân xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn đã được tìm thấy an toàn nên đã giảm số người mất tích xuống còn 6 người.
Các lực lượng cứu hộ đã di dời khẩn cấp 169 hộ đến nơi an toàn. Hiện nay các hộ gia đình đang ở nhờ nhà người thân, tại các nhà văn hóa thôn, trường học và Trạm Y tế xã.
Tỉnh đã cấp phát gần 6 tấn gạo hỗ trợ cho các gia đình gặp nạn do mưa lũ; hỗ trợ 54 hộ tại 9 xã với số lượng gần 4 tấn gạo cho 266 khẩu; vận chuyển 3 tấn gạo và 200 thùng mì tôm lên xã Nậm Mười, Sùng Đô.
Bộ Quốc phòng đã quyết định cấp phát cho tỉnh Yên Bái 6 tấn lương khô, 20 bộ nhà bạt, 10 máy phát điện và máy bơm nước.
Tại cuộc họp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy yêu cầu huyện Văn Chấn cần chủ động hơn trong công tác chỉ đạo, điều hành công tác cứu hộ, cứu nạn và tìm kiếm người mất tích cũng như khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo an sinh xã hội.
Cụ thể, huyện Văn Chấn cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho tất cả lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện tiếp cận và chỉ đạo, điều hành công tác khắc phục hậu quả bão lũ ở các xã Nậm Mười, Sùng Đô, An Lương, Sơn Lương và Suối Quyền.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy yêu cầu, ngay trong ngày 22/7 phải huy động tối đa các lực lượng tham gia khắc phục hậu quả bão lũ, bằng mọi cách để trong ngày tiếp cận bằng được các xã đang bị cô lập; đồng thời đảm bảo an sinh xã hội tại tất cả các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ trên địa bàn.
Tổ chức thành các tổ đi xuống tận thôn, bản để hỗ trợ an sinh xã hội; chuyển nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt cho người dân tại các thôn, xã; tiếp tục chỉ đạo di dời khẩn cấp các hộ ở các khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; tổ chức đưa máy bơm, máy phát điện vào các xã đang bị chia cắt.
Xác định danh sách hỗ trợ an sinh xã hội một cách chi tiết. Việc cấp phát, hỗ trợ phải đúng đối tượng, ưu tiên các hộ có người chết, mất tích và nhà bị sập đổ. Tổ chức tiếp nhận tiền, hàng hóa cứu trợ và phân bổ hỗ trợ kịp thời cho nhân dân đảm bảo công bằng, minh bạch, khách quan.
Đồng chí đặc biệt lưu ý và yêu cầu huyện Văn Chấn phải huy động tất cả các lực lượng như Đoàn thanh niên, phụ nữ, giáo viên và người dân vào việc khắc phục hậu quả bão lũ tại huyện. Ưu tiên khắc phục tuyến giao thông Sơn Lương - Nậm Mười - Sùng Đô. Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện khảo sát và có phương án khắc phục các cầu dân sinh.
Ngành nông nghiệp đánh giá tình hình thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp và có giải pháp khắc phục kịp thời. Ưu tiên các máy điện thoại vệ tinh cho các xã Nậm Mười và Sùng Đô hiện đang bị gián đoạn thông tin liên lạc.
Về công tác tái định cư, đồng chí Chủ tịch UBND huyện yêu cầu ngành tài nguyên và môi trường xác định quỹ đất tái định cư tại Nậm Mười. Lực lượng công an và công an viên đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp mời tư vấn khảo sát và bổ sung phương án chỉnh trị ngòi Thia.
Theo Báo Yên Bái
Tối 21/7, tại Sở Chỉ huy hiện trường huyện Văn Chấn, đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp rút kinh nghiệm với các thành viên ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn (PCTN - TKCN) của tỉnh và huyện Văn Chấn để đánh giá công tác chỉ đạo khắc phục hạu quả mưa lũ trên địa bàn huyện.Tính đến 18h ngày 21/7/2018, trên địa bàn huyện Văn Chấn đã có 5 người chết, 3 người mất tích và 7 bị người bị thương. Do 2 người dân xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn đã được tìm thấy an toàn nên đã giảm số người mất tích xuống còn 6 người.
Các lực lượng cứu hộ đã di dời khẩn cấp 169 hộ đến nơi an toàn. Hiện nay các hộ gia đình đang ở nhờ nhà người thân, tại các nhà văn hóa thôn, trường học và Trạm Y tế xã.
Tỉnh đã cấp phát gần 6 tấn gạo hỗ trợ cho các gia đình gặp nạn do mưa lũ; hỗ trợ 54 hộ tại 9 xã với số lượng gần 4 tấn gạo cho 266 khẩu; vận chuyển 3 tấn gạo và 200 thùng mì tôm lên xã Nậm Mười, Sùng Đô.
Bộ Quốc phòng đã quyết định cấp phát cho tỉnh Yên Bái 6 tấn lương khô, 20 bộ nhà bạt, 10 máy phát điện và máy bơm nước.
Tại cuộc họp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy yêu cầu huyện Văn Chấn cần chủ động hơn trong công tác chỉ đạo, điều hành công tác cứu hộ, cứu nạn và tìm kiếm người mất tích cũng như khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo an sinh xã hội.
Your browser doesn't support video.
Please download the file: video/mp4
Cụ thể, huyện Văn Chấn cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho tất cả lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện tiếp cận và chỉ đạo, điều hành công tác khắc phục hậu quả bão lũ ở các xã Nậm Mười, Sùng Đô, An Lương, Sơn Lương và Suối Quyền.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy yêu cầu, ngay trong ngày 22/7 phải huy động tối đa các lực lượng tham gia khắc phục hậu quả bão lũ, bằng mọi cách để trong ngày tiếp cận bằng được các xã đang bị cô lập; đồng thời đảm bảo an sinh xã hội tại tất cả các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ trên địa bàn.
Tổ chức thành các tổ đi xuống tận thôn, bản để hỗ trợ an sinh xã hội; chuyển nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt cho người dân tại các thôn, xã; tiếp tục chỉ đạo di dời khẩn cấp các hộ ở các khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; tổ chức đưa máy bơm, máy phát điện vào các xã đang bị chia cắt.
Xác định danh sách hỗ trợ an sinh xã hội một cách chi tiết. Việc cấp phát, hỗ trợ phải đúng đối tượng, ưu tiên các hộ có người chết, mất tích và nhà bị sập đổ. Tổ chức tiếp nhận tiền, hàng hóa cứu trợ và phân bổ hỗ trợ kịp thời cho nhân dân đảm bảo công bằng, minh bạch, khách quan.
Đồng chí đặc biệt lưu ý và yêu cầu huyện Văn Chấn phải huy động tất cả các lực lượng như Đoàn thanh niên, phụ nữ, giáo viên và người dân vào việc khắc phục hậu quả bão lũ tại huyện. Ưu tiên khắc phục tuyến giao thông Sơn Lương - Nậm Mười - Sùng Đô. Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện khảo sát và có phương án khắc phục các cầu dân sinh.
Ngành nông nghiệp đánh giá tình hình thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp và có giải pháp khắc phục kịp thời. Ưu tiên các máy điện thoại vệ tinh cho các xã Nậm Mười và Sùng Đô hiện đang bị gián đoạn thông tin liên lạc.
Về công tác tái định cư, đồng chí Chủ tịch UBND huyện yêu cầu ngành tài nguyên và môi trường xác định quỹ đất tái định cư tại Nậm Mười. Lực lượng công an và công an viên đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp mời tư vấn khảo sát và bổ sung phương án chỉnh trị ngòi Thia.