Không chỉ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, đối với phụ nữ Yên Bái, dù công tác ở bất cứ vị trí nào họ cũng luôn có khát vọng vươn lên, khẳng định vai trò trong thời kỳ mới.
Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào (phải), Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Mù Cang Chải, hướng dẫn cán bộ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ
Với các chị, việc học tập, nâng cao trình độ, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao nhất của mình chính là tiền đề để cùng nhau phấn đấu thực hiện phụ nữ Yên Bái “Đoàn kết - sáng tạo - hội nhập - phát triển”, góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững và hạnh phúc.
Sinh ra và lớn lên ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, chị Khang Thị Mào không giống như một số bạn cùng trang lứa là sau khi học xong cấp 2 thì nghỉ học, lập gia đình. Vượt qua hủ tục cũng như cách nhìn nhận vai trò của người phụ nữ ở vùng cao, với nỗ lực của bản thân, chị Mào tiếp tục học lên cấp 3 và đại học. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm, chị về công tác, cống hiến trên chính mảnh đất quê hương Mù Cang Chải.
Trải qua nhiều vị trí công tác, hiện là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Mù Cang Chải, chị Khang Thị Mào được biết đến là một nữ cán bộ lãnh đạo trách nhiệm, tâm huyết, luôn tận tâm, tận lực với công việc. Ở mỗi một vị trí công tác, chị Mào luôn nỗ lực, cố gắng thể hiện năng lực của bản thân, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Với những cống hiến, đóng góp trong công tác, tại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021 - 2026, chị Khang Thị Mào đã được các cử tri tin tưởng, tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái khóa XV. Là phụ nữ dân tộc Mông và cũng đã từng trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau nhưng với niềm vinh dự khi trở thành đại biểu Quốc hội, bản thân chị Mào luôn nhận thức đây là trọng trách hết sức nặng nề để tiếp tục phấn đấu.
Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Mù Cang Chải chia sẻ: “Trên cương vị công tác của mình, tôi nhận thấy đây là một nhiệm vụ lớn lao nên luôn cần phải học hỏi, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn thì mới tiếp cận được với công việc và những nội dung mới mà Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương giao phó. Thời gian tới, để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình cũng như trọng trách của một đại biểu Quốc hội, bản thân tôi sẽ tiếp tục cố gắng hơn nữa, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ và học hỏi kinh nghiệm của các thế hệ đi trước, tích cực tìm tòi, nghiên cứu nhiều tài liệu, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên nhằm bổ sung kiến thức, đáp ứng chuyên môn nghiệp vụ của mình trong thời kỳ mới”.
Là huyện vùng cao, nhiều tập quán, hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại, người phụ nữ ít được coi trọng. Tuy nhiên, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, vai trò của nữ giới ngày càng được nâng cao, nhiều phụ nữ huyện vùng cao Mù Cang Chải đã nỗ lực vươn lên. Đội ngũ nữ cán bộ, công chức, viên chức của huyện luôn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động, sáng tạo; có năng lực trong quản lý, điều hành; có kỹ năng vận động quần chúng, khẳng định vai trò trong thời kỳ mới. Từ những nỗ lực này, số chị em đảm nhận những cương vị lãnh đạo ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ cấp huyện và cấp cơ sở đảm bảo theo cơ cấu; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đều đạt trên 30%.
Bà Sùng Thị Mỷ, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mù Cang Chải cho biết, Mù Cang Chải là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn. Chính vì thế, để hoàn thành tốt công tác phụ nữ trên địa bàn huyện, cán bộ nữ phải là những người nhiệt tình, tâm huyết, luôn cố gắng làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Họ rất cần nhận được sự quan tâm, ủng hộ của gia đình để nỗ lực phấn đấu, khẳng định vị trí của mình trong xã hội.
Không chỉ ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, mà tại các trung tâm chính trị, kinh tế của tỉnh, phụ nữ Yên Bái cũng luôn phát huy được vai trò, phẩm chất cũng như năng lực, tham gia công tác quản lý, điều hành các công việc của cấp ủy, chính quyền. Điển hình như tại phường Đồng Tâm, một phường trung tâm của thành phố Yên Bái. Thời gian qua, phường luôn là đơn vị tiên phong, đi đầu trên các lĩnh vực, khẳng định vị thế là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của thành phố Yên Bái. Để hoàn thành tốt các mục tiêu nhiệm vụ, bên cạnh sự đoàn kết, đồng lòng của cấp ủy, chính quyền thì vai trò của người đứng đầu, nữ Bí thư Đảng ủy phường Đỗ Thị Lan Phương là rất quan trọng. Được luân chuyển, điều động qua nhiều vị trí công tác, bản thân chị Phương luôn thể hiện được bản lĩnh, tư duy nhạy bén, gương mẫu, nói đi đôi với làm, tạo sự đồng thuận cao trong cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân.
Bí thư Đảng ủy phường Đồng Tâm Đỗ Thị Lan Phương chia sẻ: "Được sự quan tâm, ủng hộ, tôi tham gia Đề án 11 của Tỉnh ủy Yên Bái về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035”. Trong quá trình tham gia Đề án, tôi được đào tạo các kỹ năng lãnh đạo, quản lý và các kỹ năng thực hành kinh nghiệm thực tế, rồi được phân công nhiệm vụ qua nhiều vị trí công việc khác nhau. Chính vì vậy, bản thân tôi càng phải cố gắng, nỗ lực rèn luyện, trau dồi kiến thức và đưa những gì mình đã học được để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất trước công việc ngày càng đòi hỏi yêu cầu cao trong tình hình hiện nay."
Yên Bái là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng thời gian qua, nhờ sự quan tâm, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền nên công tác cán bộ nữ của tỉnh đã thực sự thay đổi, nhiều cán bộ nữ được đào tạo, học tập nâng cao trình độ học vấn và lý luận chính trị, vai trò của người phụ nữ ngày càng được nâng cao. Bản thân đội ngũ cán bộ nữ Yên Bái cũng không ngừng phấn đấu, vươn lên để khẳng định tài năng, trí tuệ và thể hiện rõ vai trò, đóng góp của mình trên mọi mặt: Chính trị, kinh tế- xã hội… Hiện tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp của tỉnh đều đạt trên 15%, tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng thuộc Sở và tương đương trở lên chiếm 27%; nữ lãnh đạo quản lý cấp huyện chiếm 28,5%.
Theo bà Trần Thị Thanh Thủy, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Bái, thời gian qua, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã tích cực tham mưu, đề xuất trong công tác cán bộ nữ, phát hiện bồi dưỡng nữ quần chúng ưu tú để giới thiệu, xem xét kết nạp Đảng, nhiều cán bộ Hội và cán bộ nữ đã được quy hoạch, luân chuyển, đề bạt giữ các chức vụ cao hơn trong cấp ủy, chính quyền, Hội đồng nhân dân và các cấp, các ngành. Hiện tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội của tỉnh đạt 50%, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đạt trên 30%. Kết quả này khẳng định sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự tham mưu tích cực của các cấp Hội đối với công tác cán bộ nữ, đồng thời cũng khẳng định sự nỗ lực không ngừng trưởng thành, vươn lên của đội ngũ cán bộ nữ tỉnh Yên Bái.
Phát huy bản lĩnh chính trị vững vàng cùng với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, phụ nữ Yên Bái đang khẳng định được vai trò, vị thế của mình, không chỉ đảm đang trong công việc gia đình, mà còn tích cực, trách nhiệm, nỗ lực đóng góp tài năng, trí tuệ thực hiện các nhiệm vụ khi được tổ chức phân công, tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt, góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái ngày càng phát triển nhanh, bền vững và hạnh phúc.
Theo TTXVN
Không chỉ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, đối với phụ nữ Yên Bái, dù công tác ở bất cứ vị trí nào họ cũng luôn có khát vọng vươn lên, khẳng định vai trò trong thời kỳ mới.Với các chị, việc học tập, nâng cao trình độ, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao nhất của mình chính là tiền đề để cùng nhau phấn đấu thực hiện phụ nữ Yên Bái “Đoàn kết - sáng tạo - hội nhập - phát triển”, góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững và hạnh phúc.
Sinh ra và lớn lên ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, chị Khang Thị Mào không giống như một số bạn cùng trang lứa là sau khi học xong cấp 2 thì nghỉ học, lập gia đình. Vượt qua hủ tục cũng như cách nhìn nhận vai trò của người phụ nữ ở vùng cao, với nỗ lực của bản thân, chị Mào tiếp tục học lên cấp 3 và đại học. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm, chị về công tác, cống hiến trên chính mảnh đất quê hương Mù Cang Chải.
Trải qua nhiều vị trí công tác, hiện là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Mù Cang Chải, chị Khang Thị Mào được biết đến là một nữ cán bộ lãnh đạo trách nhiệm, tâm huyết, luôn tận tâm, tận lực với công việc. Ở mỗi một vị trí công tác, chị Mào luôn nỗ lực, cố gắng thể hiện năng lực của bản thân, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Với những cống hiến, đóng góp trong công tác, tại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021 - 2026, chị Khang Thị Mào đã được các cử tri tin tưởng, tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái khóa XV. Là phụ nữ dân tộc Mông và cũng đã từng trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau nhưng với niềm vinh dự khi trở thành đại biểu Quốc hội, bản thân chị Mào luôn nhận thức đây là trọng trách hết sức nặng nề để tiếp tục phấn đấu.
Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Mù Cang Chải chia sẻ: “Trên cương vị công tác của mình, tôi nhận thấy đây là một nhiệm vụ lớn lao nên luôn cần phải học hỏi, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn thì mới tiếp cận được với công việc và những nội dung mới mà Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương giao phó. Thời gian tới, để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình cũng như trọng trách của một đại biểu Quốc hội, bản thân tôi sẽ tiếp tục cố gắng hơn nữa, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ và học hỏi kinh nghiệm của các thế hệ đi trước, tích cực tìm tòi, nghiên cứu nhiều tài liệu, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên nhằm bổ sung kiến thức, đáp ứng chuyên môn nghiệp vụ của mình trong thời kỳ mới”.
Là huyện vùng cao, nhiều tập quán, hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại, người phụ nữ ít được coi trọng. Tuy nhiên, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, vai trò của nữ giới ngày càng được nâng cao, nhiều phụ nữ huyện vùng cao Mù Cang Chải đã nỗ lực vươn lên. Đội ngũ nữ cán bộ, công chức, viên chức của huyện luôn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động, sáng tạo; có năng lực trong quản lý, điều hành; có kỹ năng vận động quần chúng, khẳng định vai trò trong thời kỳ mới. Từ những nỗ lực này, số chị em đảm nhận những cương vị lãnh đạo ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ cấp huyện và cấp cơ sở đảm bảo theo cơ cấu; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đều đạt trên 30%.
Bà Sùng Thị Mỷ, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mù Cang Chải cho biết, Mù Cang Chải là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn. Chính vì thế, để hoàn thành tốt công tác phụ nữ trên địa bàn huyện, cán bộ nữ phải là những người nhiệt tình, tâm huyết, luôn cố gắng làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Họ rất cần nhận được sự quan tâm, ủng hộ của gia đình để nỗ lực phấn đấu, khẳng định vị trí của mình trong xã hội.
Không chỉ ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, mà tại các trung tâm chính trị, kinh tế của tỉnh, phụ nữ Yên Bái cũng luôn phát huy được vai trò, phẩm chất cũng như năng lực, tham gia công tác quản lý, điều hành các công việc của cấp ủy, chính quyền. Điển hình như tại phường Đồng Tâm, một phường trung tâm của thành phố Yên Bái. Thời gian qua, phường luôn là đơn vị tiên phong, đi đầu trên các lĩnh vực, khẳng định vị thế là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của thành phố Yên Bái. Để hoàn thành tốt các mục tiêu nhiệm vụ, bên cạnh sự đoàn kết, đồng lòng của cấp ủy, chính quyền thì vai trò của người đứng đầu, nữ Bí thư Đảng ủy phường Đỗ Thị Lan Phương là rất quan trọng. Được luân chuyển, điều động qua nhiều vị trí công tác, bản thân chị Phương luôn thể hiện được bản lĩnh, tư duy nhạy bén, gương mẫu, nói đi đôi với làm, tạo sự đồng thuận cao trong cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân.
Bí thư Đảng ủy phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, Đỗ Thị Lan Phương (trái) hướng dẫn cán bộ chuyên môn của phường thực hiện nhiệm vụ
Bí thư Đảng ủy phường Đồng Tâm Đỗ Thị Lan Phương chia sẻ: "Được sự quan tâm, ủng hộ, tôi tham gia Đề án 11 của Tỉnh ủy Yên Bái về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035”. Trong quá trình tham gia Đề án, tôi được đào tạo các kỹ năng lãnh đạo, quản lý và các kỹ năng thực hành kinh nghiệm thực tế, rồi được phân công nhiệm vụ qua nhiều vị trí công việc khác nhau. Chính vì vậy, bản thân tôi càng phải cố gắng, nỗ lực rèn luyện, trau dồi kiến thức và đưa những gì mình đã học được để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất trước công việc ngày càng đòi hỏi yêu cầu cao trong tình hình hiện nay."
Yên Bái là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng thời gian qua, nhờ sự quan tâm, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền nên công tác cán bộ nữ của tỉnh đã thực sự thay đổi, nhiều cán bộ nữ được đào tạo, học tập nâng cao trình độ học vấn và lý luận chính trị, vai trò của người phụ nữ ngày càng được nâng cao. Bản thân đội ngũ cán bộ nữ Yên Bái cũng không ngừng phấn đấu, vươn lên để khẳng định tài năng, trí tuệ và thể hiện rõ vai trò, đóng góp của mình trên mọi mặt: Chính trị, kinh tế- xã hội… Hiện tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp của tỉnh đều đạt trên 15%, tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng thuộc Sở và tương đương trở lên chiếm 27%; nữ lãnh đạo quản lý cấp huyện chiếm 28,5%.
Theo bà Trần Thị Thanh Thủy, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Bái, thời gian qua, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã tích cực tham mưu, đề xuất trong công tác cán bộ nữ, phát hiện bồi dưỡng nữ quần chúng ưu tú để giới thiệu, xem xét kết nạp Đảng, nhiều cán bộ Hội và cán bộ nữ đã được quy hoạch, luân chuyển, đề bạt giữ các chức vụ cao hơn trong cấp ủy, chính quyền, Hội đồng nhân dân và các cấp, các ngành. Hiện tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội của tỉnh đạt 50%, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đạt trên 30%. Kết quả này khẳng định sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự tham mưu tích cực của các cấp Hội đối với công tác cán bộ nữ, đồng thời cũng khẳng định sự nỗ lực không ngừng trưởng thành, vươn lên của đội ngũ cán bộ nữ tỉnh Yên Bái.
Phát huy bản lĩnh chính trị vững vàng cùng với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, phụ nữ Yên Bái đang khẳng định được vai trò, vị thế của mình, không chỉ đảm đang trong công việc gia đình, mà còn tích cực, trách nhiệm, nỗ lực đóng góp tài năng, trí tuệ thực hiện các nhiệm vụ khi được tổ chức phân công, tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt, góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái ngày càng phát triển nhanh, bền vững và hạnh phúc.