Niên vụ 2016-2017, tình trạng trồng cây thuốc phiện trên địa bàn tỉnh Yên Bái tăng so với niên vụ trước; nguy cơ tái trồng vẫn còn tiềm ẩn và diễn biến phức tạp. Địa bàn xảy ra tập trung chủ yếu ở một số huyện vùng cao, nhất là tại hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Đối tượng thường trồng cây thuốc phiện xen lẫn với cây rau cải; địa điểm trồng ở các vùng núi cao, các bản xa xôi, hẻo lánh, đi lại khó khăn hoặc vùng giáp ranh giữa các tỉnh, huyện, xã. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác xoá bỏ cây có chứa chất ma tuý trên địa bàn tỉnh, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn không để tái diễn phức tạp việc tái trồng ngay từ đầu niên vụ 2017-2018, Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu:
Vận động phá nhổ cây thuốc phiện ở huyện Trạm Tấu (Yên Bái). Ảnh Báo Điện tử Đảng cộng sản
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục chỉ đạo và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về công tác phòng, chống tái trồng cây có chứa chất ma túy, nhất là tại các địa phương, vùng trọng điểm để người dân tự giác thực hiện xoá bỏ, hỗ trợ các cơ quan chức năng phát hiện, xoá bỏ những diện tích trồng, tái trồng cây có chứa chất ma tuý.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động huy động, lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực của ngành quản lý; có kế hoạch tập trung vốn đầu tư hỗ trợ cho các xã, vùng trọng điểm có nguy cơ tái trồng cây có chứa chất ma tuý, hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giúp người dân xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống.
Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra về công tác phòng, chống tái trồng cây thuốc phiện và xây dựng kế hoạch kiểm tra, triệt phá cây có chứa chất ma tuý tại các địa bàn các xã, đặc biệt là các xã trọng điểm trong niên vụ 2017-2018.
Chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ngành, địa phương liên quan tham gia các đoàn kiểm tra của tỉnh để kiểm tra công tác phòng, chống tái trồng cây thuốc phiện, sớm phát hiện những khu vực trồng, tái trồng cây có chứa chất ma tuý, đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời.
3. Các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình xây dựng kế hoạch, cân đối phân bổ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình phòng, chống ma tuý, trong đó quan tâm bố trí kinh phí cho công tác xoá bỏ cây có chứa chất ma tuý.
4. Uỷ ban nhân dân các huyện phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của tỉnh kiểm tra, theo dõi, nắm bắt các địa bàn có khả năng trồng và tái trồng cây có chứa chất ma tuý; xử lý nghiêm khắc về trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng tái trồng phức tạp, kéo dài; cử cán bộ tham gia cùng đoàn công tác của tỉnh trong các đợt kiểm tra tại địa phương.
5. Cơ quan trường trực Ban chỉ đạo 138 tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng để động viên kịp thời những đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tái trồng cây thuốc phiện; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh
Niên vụ 2016-2017, tình trạng trồng cây thuốc phiện trên địa bàn tỉnh Yên Bái tăng so với niên vụ trước; nguy cơ tái trồng vẫn còn tiềm ẩn và diễn biến phức tạp. Địa bàn xảy ra tập trung chủ yếu ở một số huyện vùng cao, nhất là tại hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Đối tượng thường trồng cây thuốc phiện xen lẫn với cây rau cải; địa điểm trồng ở các vùng núi cao, các bản xa xôi, hẻo lánh, đi lại khó khăn hoặc vùng giáp ranh giữa các tỉnh, huyện, xã. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác xoá bỏ cây có chứa chất ma tuý trên địa bàn tỉnh, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn không để tái diễn phức tạp việc tái trồng ngay từ đầu niên vụ 2017-2018, Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu:1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục chỉ đạo và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về công tác phòng, chống tái trồng cây có chứa chất ma túy, nhất là tại các địa phương, vùng trọng điểm để người dân tự giác thực hiện xoá bỏ, hỗ trợ các cơ quan chức năng phát hiện, xoá bỏ những diện tích trồng, tái trồng cây có chứa chất ma tuý.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động huy động, lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực của ngành quản lý; có kế hoạch tập trung vốn đầu tư hỗ trợ cho các xã, vùng trọng điểm có nguy cơ tái trồng cây có chứa chất ma tuý, hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giúp người dân xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống.
Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra về công tác phòng, chống tái trồng cây thuốc phiện và xây dựng kế hoạch kiểm tra, triệt phá cây có chứa chất ma tuý tại các địa bàn các xã, đặc biệt là các xã trọng điểm trong niên vụ 2017-2018.
Chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ngành, địa phương liên quan tham gia các đoàn kiểm tra của tỉnh để kiểm tra công tác phòng, chống tái trồng cây thuốc phiện, sớm phát hiện những khu vực trồng, tái trồng cây có chứa chất ma tuý, đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời.
3. Các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình xây dựng kế hoạch, cân đối phân bổ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình phòng, chống ma tuý, trong đó quan tâm bố trí kinh phí cho công tác xoá bỏ cây có chứa chất ma tuý.
4. Uỷ ban nhân dân các huyện phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của tỉnh kiểm tra, theo dõi, nắm bắt các địa bàn có khả năng trồng và tái trồng cây có chứa chất ma tuý; xử lý nghiêm khắc về trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng tái trồng phức tạp, kéo dài; cử cán bộ tham gia cùng đoàn công tác của tỉnh trong các đợt kiểm tra tại địa phương.
5. Cơ quan trường trực Ban chỉ đạo 138 tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng để động viên kịp thời những đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tái trồng cây thuốc phiện; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm.