Trong những năm gần đây phong trào làm du lịch cộng đồng tại thị xã Nghĩa Lộ đã phát triển rộng khắp trên toàn thị xã, nhờ đó mà nhiều gia đình hội viên phụ nữ đã có thu nhập ổn định vươn lên làm giàu.
Nhiều du khách nước ngoài đến du lịch tại thị xã Nghĩa Lộ
Trên 3.500 m2 đất ruộng của gia đình chị Lò Thị Xoan ở thôn Chao Hạ 2 - xã Nghĩa Lợi nằm trong vùng giải tỏa xây dựng tuyến đường tránh QL 32 đoạn qua thị xã Nghĩa Lộ. Nhận được số tiền đền bù đất vài trăm triệu đồng quả thật là rất lớn đối với gia đình làm nông nghiệp như gia đình chị Xoan, nhưng từ nay gia đình không còn đất để sản xuất trong khi “miệng ăn núi lở” tiền tiêu thì cũng đến lúc hết. Vì vậy chị luôn canh cánh suy nghĩ là làm thế nào để duy trì cuộc sống lâu dài, bền vững cho cả gia đình với 6 nhân khẩu. Nhận thấy trong bản có gia đình chị Lường Thị Hồng Chung với mô hình du lịch cộng đồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, chị đã sang học hỏi và nhờ giúp đỡ. Cùng với sự tư vấn, giúp đỡ của hội phụ nữ xã Nghĩa Lợi chị đã mạnh dạn đầu tư gần 300 triệu đồng để sửa sang lại ngôi nhà sàn của gia đình với đầy đủ các tiện nghi như: Nhà sàn lát gỗ, lợp mái tôn chống nóng, chống ồn, đầu tư chăn đệm thổ cẩm truyền thống, các thiết bị âm thanh loa đài hiện đại, xây dựng khu vệ sinh riêng biệt sạch sẽ, khu nhà bếp thoáng mát đảm bảo không gian, có khuôn viên sân vườn rộng rãi cho các phương tiện đi lại, biển quảng cáo… Mô hình đi vào hoạt động từ năm 2013 đã bước đầu mang lại hiệu quả, mỗi năm gia đình đón hàng trăm lượt khách trong nước và quốc tế đến ăn nghỉ. Nhờ thái độ phục vụ chu đáo, tận tình gia đình chị đã tạo được ấn tượng tốt với du khách, nhiều đoàn khách có dịp quay trở lại với Nghĩa Lộ vẫn ưu ái chọn gia đình chị làm điểm dừng chân. Đã đạt được những thành công bước đầu, nhưng không dừng lại ở đó, chị luôn cố gắng nỗ lực trau dồi kiến thức cho bản thân và để phát huy tốt mô hình du lịch cộng đồng của gia đình. Đặc biệt, đầu tháng 5/2017 thị xã Nghĩa Lộ đã tiếp nhận tình nguyện viên tỉnh Valdemarne nước cộng hòa Pháp đến giúp giúp các hộ làm du lịch cộng đồng ở Thị xã Nghĩa Lộ nhận biết được các kỹ năng giao tiếp cơ bản về tiếng nói, văn hóa, ẩm thực, sở thích của người Pháp để phát triển du lịch cộng đồng. Chị Lò Thị Xoan là 1 trong những thành viên tích cực của lớp học, chị Xoan phấn khởi cho biết: “Trong 1 tuần tham gia học tập bản thân tôi và các chị em làm du lịch cộng đồng đã được các giảng viên người Pháp truyền đạt các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Pháp như các câu chào, hỏi? thông thường, được tìm hiểu về các thói quen ăn, uống, sinh hoạt của người Pháp. Qua đó giúp bản thân tôi nâng cao được kỹ năng giao tiếp với khách du lịch nước ngoài, đặc biệt là du khách Pháp. Giúp ích cho bản thân tôi rất nhiều trong công tác đón tiếp khách trong thời gian tới được tận tình, chu đáo đơn, để có thể vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.
Đến nay toàn xã có 17 hộ gia đình hội viên phụ nữ tham gia làm du lịch công đồng, trong đó ở bản Xà Rèn có 9 hộ, Bản Chao Hạ 1, Chao Hạ 2 có 8 hộ. Thu nhập bình quân đạt 50 - 80 triệu đồng/hộ/năm. Hiện xã Nghĩa Lợi đang tích cực phối hợp với Hội phụ nữ và các ban ngành đoàn thể tuyên truyền, vận động để xây dựng bản Xà Rèn trở thành bản “du lịch cộng đồng”. Đây là hướng đi mới để người dân nơi đây thoát nghèo và vươn lên làm giàu bền vững.
Hội phụ nữ xã Nghĩa Lợi đã tích cực động viên hội viên gìn giữ nghề truyền thống, học nấu ăn, xây dựng mô hình tự quản ở bản làng để phát triển du lịch. Trước kia bản Xà Rèn, Chao Hạ I và Chao Hạ 2 là các bản thuần nông với đa phần dân cư là đồng bào dân tộc Thái, vốn quen với nếp sống cũ như nhà vệ sinh, chuồng chăn nuôi gắn liền hoặc gần nhà ở. Nhưng từ khi đẩy mạnh xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, bà con các bản mà tiên phong là chị em phụ nữ đã “làm sạch” thôn bản bằng các hình thức tuyên truyền, vận động bà con nhân dân thay đổi nhận thức về nếp sống sinh hoạt, tổ chức vệ sinh môi trường: Quét dọn vệ sinh nhà ở, đường làng ngõ xóm hàng tuần, hàng tháng, vận động nhân dân không nuôi, nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm sàn, xây dựng công trình vệ sinh ra xa nhà ở… Trong đó hội viên phụ nữ luôn là những người luôn tiên phong đi đầu, đảm bảo môi trường xanh- sạch- đẹp để thu hút du khách đến với bản làng. Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh môi trường, Hội Phụ nữ xã Nghĩa Lợi còn tận dụng mọi nguồn lực để hỗ trợ chị em duy trì và phát triển các nghề truyền thống phục vụ du lịch như nghề dệt thổ cẩm, nghề mây tre đan, nghề nấu rượu… Bên cạnh đó, hội phụ nữ xã còn thường xuyên phối hợp mở các lớp truyền nghề, dạy nghề nấu ăn. Các học viên được truyền đạt, hướng dẫn nấu các món ăn truyền thống của dân tộc Thái như cơm lam, gà nướng, nộm hoa chuối, mọc, các loại bánh. Chị em còn được hướng dẫn làm các món ăn hiện đại như sườn nướng, thịt nướng, cá hấp, cá kho, sa lát… để phục vụ theo nhu cầu của du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài.
Ngoài phục vụ nhu cầu ăn, nghỉ, đi lại thăm quan của du khách thì hoạt động văn hoá, văn nghệ tìm hiểu các nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái - Nghĩa Lộ. Nhiều gia đình đã vận động được anh em con cháu trong gia đình và bà con dân bản thành lập được đội văn nghệ thường xuyên luyện tập các điệu múa, bài hát Khắp đặc trưng của dân tộc Thái như: Múa Khăn, múa Quạt, các bài hát Khắp Thái… để biểu diễn phục vụ du khách. Các gia đình còn chú trọng trau dồi kiến thức về lịch sử mảnh đất Mường Lò - Nghĩa Lộ bằng cách thường xuyên mời các nghệ nhân, những người am hiểu về lịch sử văn hóa Thái như nghệ nhân Lò Văn Biến ở tổ Cang Nà - phường Trung Tâm, nghệ nhân Điêu Thị Xiêng ở thôn Đêu 2 - xã Nghĩa An… Đến nói chuyện, truyền dạy cho thế hệ trẻ hiểu biết thêm về văn hóa của dân tộc mình. Để mỗi người khi tham gia làm du lịch cộng đồng đều có thể trở thành 1 hướng dẫn viên năng động, hiểu biết đầy đủ về lịch sử văn hóa quê hương mình, để giới thiệu với du khách gần xa.
Hội phụ nữ xã còn tổ chức cho chị em đi tham quan, học tập về cách làm du lịch tại các hộ có kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng ở bản Chao Hạ I, bản Đêu - xã Nghĩa An...
Chị Hà Thị Vân - Chủ tịch hội phụ nữ xã Nghĩa Lợi cho biết: 100% các hộ làm du lịch cộng đồng ở xã Nghĩa Lợi đều là do những hội viên phụ nữ làm chủ. Các chị đã năng động, dám nghĩ, dám làm đầu tư phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình du lịch cộng đồng, sau 1 thời gian đi vào hoạt động hầu hết mô hình du lịch cộng đồng của chị em hội viên phụ nữ xã Nghĩa Lợi đều mang lại hiệu quả tích cực, giúp các hộ gia đình nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu chính đáng, ngoài ra còn giúp giải quyết công ăn việc làm cho nhiều chị em phụ nữ tại địa phương và góp phần thúc đẩy ngành TMDV trên địa bàn xã phát triển theo 1 hướng mới tích cực và hiệu quả hơn. Nhiều chị đã trở thành những tấm gương sáng để các chị em khác học tập và làm theo như chị: Hoàng Thị Loan - ở Xà Rèn, chị Lường Thị Hồng Chung, chị Lò Thị Xoan ở thôn Chao Hạ 2…
Mô hình du lịch cộng đồng mang lại những hiệu quả thiết thực và đang được nhân rộng tại xã Nghĩa Lợi, không những góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhiều gia đình mà còn góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đóng góp tích cực trong xây dựng xã nông thôn mới ở Nghĩa Lợi, những kết quả đó có vai trò đóng góp tích cực của các chị em hội viên phụ nữ xã Nghĩa Lợi.
Hội LHPN thị xã Nghĩa Lộ
Trong những năm gần đây phong trào làm du lịch cộng đồng tại thị xã Nghĩa Lộ đã phát triển rộng khắp trên toàn thị xã, nhờ đó mà nhiều gia đình hội viên phụ nữ đã có thu nhập ổn định vươn lên làm giàu.Trên 3.500 m2 đất ruộng của gia đình chị Lò Thị Xoan ở thôn Chao Hạ 2 - xã Nghĩa Lợi nằm trong vùng giải tỏa xây dựng tuyến đường tránh QL 32 đoạn qua thị xã Nghĩa Lộ. Nhận được số tiền đền bù đất vài trăm triệu đồng quả thật là rất lớn đối với gia đình làm nông nghiệp như gia đình chị Xoan, nhưng từ nay gia đình không còn đất để sản xuất trong khi “miệng ăn núi lở” tiền tiêu thì cũng đến lúc hết. Vì vậy chị luôn canh cánh suy nghĩ là làm thế nào để duy trì cuộc sống lâu dài, bền vững cho cả gia đình với 6 nhân khẩu. Nhận thấy trong bản có gia đình chị Lường Thị Hồng Chung với mô hình du lịch cộng đồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, chị đã sang học hỏi và nhờ giúp đỡ. Cùng với sự tư vấn, giúp đỡ của hội phụ nữ xã Nghĩa Lợi chị đã mạnh dạn đầu tư gần 300 triệu đồng để sửa sang lại ngôi nhà sàn của gia đình với đầy đủ các tiện nghi như: Nhà sàn lát gỗ, lợp mái tôn chống nóng, chống ồn, đầu tư chăn đệm thổ cẩm truyền thống, các thiết bị âm thanh loa đài hiện đại, xây dựng khu vệ sinh riêng biệt sạch sẽ, khu nhà bếp thoáng mát đảm bảo không gian, có khuôn viên sân vườn rộng rãi cho các phương tiện đi lại, biển quảng cáo… Mô hình đi vào hoạt động từ năm 2013 đã bước đầu mang lại hiệu quả, mỗi năm gia đình đón hàng trăm lượt khách trong nước và quốc tế đến ăn nghỉ. Nhờ thái độ phục vụ chu đáo, tận tình gia đình chị đã tạo được ấn tượng tốt với du khách, nhiều đoàn khách có dịp quay trở lại với Nghĩa Lộ vẫn ưu ái chọn gia đình chị làm điểm dừng chân. Đã đạt được những thành công bước đầu, nhưng không dừng lại ở đó, chị luôn cố gắng nỗ lực trau dồi kiến thức cho bản thân và để phát huy tốt mô hình du lịch cộng đồng của gia đình. Đặc biệt, đầu tháng 5/2017 thị xã Nghĩa Lộ đã tiếp nhận tình nguyện viên tỉnh Valdemarne nước cộng hòa Pháp đến giúp giúp các hộ làm du lịch cộng đồng ở Thị xã Nghĩa Lộ nhận biết được các kỹ năng giao tiếp cơ bản về tiếng nói, văn hóa, ẩm thực, sở thích của người Pháp để phát triển du lịch cộng đồng. Chị Lò Thị Xoan là 1 trong những thành viên tích cực của lớp học, chị Xoan phấn khởi cho biết: “Trong 1 tuần tham gia học tập bản thân tôi và các chị em làm du lịch cộng đồng đã được các giảng viên người Pháp truyền đạt các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Pháp như các câu chào, hỏi? thông thường, được tìm hiểu về các thói quen ăn, uống, sinh hoạt của người Pháp. Qua đó giúp bản thân tôi nâng cao được kỹ năng giao tiếp với khách du lịch nước ngoài, đặc biệt là du khách Pháp. Giúp ích cho bản thân tôi rất nhiều trong công tác đón tiếp khách trong thời gian tới được tận tình, chu đáo đơn, để có thể vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.
Nhà sàn của phụ nữ thái đã làm vừa lòng khách du lịch
Đến nay toàn xã có 17 hộ gia đình hội viên phụ nữ tham gia làm du lịch công đồng, trong đó ở bản Xà Rèn có 9 hộ, Bản Chao Hạ 1, Chao Hạ 2 có 8 hộ. Thu nhập bình quân đạt 50 - 80 triệu đồng/hộ/năm. Hiện xã Nghĩa Lợi đang tích cực phối hợp với Hội phụ nữ và các ban ngành đoàn thể tuyên truyền, vận động để xây dựng bản Xà Rèn trở thành bản “du lịch cộng đồng”. Đây là hướng đi mới để người dân nơi đây thoát nghèo và vươn lên làm giàu bền vững.
Hội phụ nữ xã Nghĩa Lợi đã tích cực động viên hội viên gìn giữ nghề truyền thống, học nấu ăn, xây dựng mô hình tự quản ở bản làng để phát triển du lịch. Trước kia bản Xà Rèn, Chao Hạ I và Chao Hạ 2 là các bản thuần nông với đa phần dân cư là đồng bào dân tộc Thái, vốn quen với nếp sống cũ như nhà vệ sinh, chuồng chăn nuôi gắn liền hoặc gần nhà ở. Nhưng từ khi đẩy mạnh xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, bà con các bản mà tiên phong là chị em phụ nữ đã “làm sạch” thôn bản bằng các hình thức tuyên truyền, vận động bà con nhân dân thay đổi nhận thức về nếp sống sinh hoạt, tổ chức vệ sinh môi trường: Quét dọn vệ sinh nhà ở, đường làng ngõ xóm hàng tuần, hàng tháng, vận động nhân dân không nuôi, nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm sàn, xây dựng công trình vệ sinh ra xa nhà ở… Trong đó hội viên phụ nữ luôn là những người luôn tiên phong đi đầu, đảm bảo môi trường xanh- sạch- đẹp để thu hút du khách đến với bản làng. Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh môi trường, Hội Phụ nữ xã Nghĩa Lợi còn tận dụng mọi nguồn lực để hỗ trợ chị em duy trì và phát triển các nghề truyền thống phục vụ du lịch như nghề dệt thổ cẩm, nghề mây tre đan, nghề nấu rượu… Bên cạnh đó, hội phụ nữ xã còn thường xuyên phối hợp mở các lớp truyền nghề, dạy nghề nấu ăn. Các học viên được truyền đạt, hướng dẫn nấu các món ăn truyền thống của dân tộc Thái như cơm lam, gà nướng, nộm hoa chuối, mọc, các loại bánh. Chị em còn được hướng dẫn làm các món ăn hiện đại như sườn nướng, thịt nướng, cá hấp, cá kho, sa lát… để phục vụ theo nhu cầu của du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài.
Nhiều món ăn truyền thống của dân tộc Thái đã làm hài lòng khách du lịch
Ngoài phục vụ nhu cầu ăn, nghỉ, đi lại thăm quan của du khách thì hoạt động văn hoá, văn nghệ tìm hiểu các nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái - Nghĩa Lộ. Nhiều gia đình đã vận động được anh em con cháu trong gia đình và bà con dân bản thành lập được đội văn nghệ thường xuyên luyện tập các điệu múa, bài hát Khắp đặc trưng của dân tộc Thái như: Múa Khăn, múa Quạt, các bài hát Khắp Thái… để biểu diễn phục vụ du khách. Các gia đình còn chú trọng trau dồi kiến thức về lịch sử mảnh đất Mường Lò - Nghĩa Lộ bằng cách thường xuyên mời các nghệ nhân, những người am hiểu về lịch sử văn hóa Thái như nghệ nhân Lò Văn Biến ở tổ Cang Nà - phường Trung Tâm, nghệ nhân Điêu Thị Xiêng ở thôn Đêu 2 - xã Nghĩa An… Đến nói chuyện, truyền dạy cho thế hệ trẻ hiểu biết thêm về văn hóa của dân tộc mình. Để mỗi người khi tham gia làm du lịch cộng đồng đều có thể trở thành 1 hướng dẫn viên năng động, hiểu biết đầy đủ về lịch sử văn hóa quê hương mình, để giới thiệu với du khách gần xa.
Hội phụ nữ xã còn tổ chức cho chị em đi tham quan, học tập về cách làm du lịch tại các hộ có kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng ở bản Chao Hạ I, bản Đêu - xã Nghĩa An...
Chị Hà Thị Vân - Chủ tịch hội phụ nữ xã Nghĩa Lợi cho biết: 100% các hộ làm du lịch cộng đồng ở xã Nghĩa Lợi đều là do những hội viên phụ nữ làm chủ. Các chị đã năng động, dám nghĩ, dám làm đầu tư phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình du lịch cộng đồng, sau 1 thời gian đi vào hoạt động hầu hết mô hình du lịch cộng đồng của chị em hội viên phụ nữ xã Nghĩa Lợi đều mang lại hiệu quả tích cực, giúp các hộ gia đình nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu chính đáng, ngoài ra còn giúp giải quyết công ăn việc làm cho nhiều chị em phụ nữ tại địa phương và góp phần thúc đẩy ngành TMDV trên địa bàn xã phát triển theo 1 hướng mới tích cực và hiệu quả hơn. Nhiều chị đã trở thành những tấm gương sáng để các chị em khác học tập và làm theo như chị: Hoàng Thị Loan - ở Xà Rèn, chị Lường Thị Hồng Chung, chị Lò Thị Xoan ở thôn Chao Hạ 2…
Mô hình du lịch cộng đồng mang lại những hiệu quả thiết thực và đang được nhân rộng tại xã Nghĩa Lợi, không những góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhiều gia đình mà còn góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đóng góp tích cực trong xây dựng xã nông thôn mới ở Nghĩa Lợi, những kết quả đó có vai trò đóng góp tích cực của các chị em hội viên phụ nữ xã Nghĩa Lợi.
Hội LHPN thị xã Nghĩa Lộ