Thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề liên quan đến phụ nữ” giai đoạn 2017-2027” và chủ đề năm 2020 “An toàn cho phụ nữ và trẻ em” trọng tâm ưu tiên phòng chống xâm hại trẻ em, Ban Tuyên giáo – Chính sách Hội LHPN tỉnh cung cấp tài liệu sinh hoạt hội viên tháng 6 về một số kiến thức cơ bản trong phòng chống xâm hại trẻ em như sau:
Ra mắt tổ phản ứng nhanh bảo vệ phụ nữ và trẻ em
1. Các hình thức, dấu hiệu và hậu quả của xâm hại trẻ em
a) Khái niệm
Xâm hại trẻ em là hình vi gây tổn thương về thân thể hoặc tinh thần, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em.
b) Các hình thức xâm hại và biểu hiện
Trẻ em bị xâm hại dưới nhiều hình thức như bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.
Có 4 hình thức chính của xâm hại trẻ em: Xâm hại thể chất, xâm hại tinh thần, xâm hại tình dục và xao nhãng.
Đối tượng xâm hại: có thể là bất cứ ai trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng nơi các em tham gia sinh hoạt, học tập, vui chơi… Bất cứ cá nhân nào xâm hại hoặc bỏ rơi, bỏ mặc, xao nhãng trong việc chăm sóc trẻ phải chị trách nhiệm trước pháp luật về sự xâm hại đó.
Sự xâm hại dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều có thể ảnh hưởng đến trẻ em ở tất cả các đội tuổi. Nếu không được chữa trị, can thiệp, hỗ trợ thì những ảnh hưởng đó có thể trở nên rất nghiêm trọng và để lại những tổn thương nặng nề, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.
Trẻ em khuyết tật có khả năng bị xâm hại cao hơn vì nhiều yếu tố khác nhau như: Định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử, cách ly và bản thân các em không có đủ sức mạnh để tự bảo vệ hoặc giao tiếp với người khác nếu bị xâm hại.
Xâm hại tình dục trẻ em
Là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buôc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Biểu hiện xâm hại tình dục trẻ em
+ Xâm hại tình dục trẻ em xảy ra khi một ai đó lạm dụng quyền lực hoặc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc hoặc lợi dụng sự tin tưởng của trẻ để lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hoạt động, hành vi liên quan đến tình dục.
+ Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm tất cả các hành vi tình dục không mong muốn (gồm cả hành vi xâm hại có tiếp xúc hay không tiếp xúc với thân thể trẻ).
+ Những biểu hiện của xâm hại tình dục: Hôn hít, sờ mó vào ngực hay bộ phận sinh dục; bắt bé phải sờ mó vào bộ phận sinh dục của mình; quan hệ tình dục bằng đường miệng hay hậu môn; mại dâm trẻ em…
+ Đối với những trẻ lớn tuổi dậy thì cần giúp con nhận biết các dấu hiệu quấy rối tình dục (là một hình thức của xâm hại tình dục) như phô bày bộ phận sinh dục của mình để người khác nhìn; nhìn trộm (khi người khác đang tắm, thay quần áo); dùng lời lẽ để kích thích tình dục, dâm ô; dụ dỗ, cho xem tranh ảnh, sách báo, băng hình, phim khiêu dâm…; ôm ấp, chọc ghẹo, đùa giỡn, cố tình đụng chạm vào vùng nhạy cảm trên thân thể; chát sex, nhắn tin quấy rối tình dục, nói chuyện dâm ô,…
Việc lợi dụng sự non nớt, phát triển chưa đầy đủ về mặt tâm sinh lý của trẻ em để có những hành vi tán tỉnh, gạ gẫm yêu đương rồi quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên là một hình thức xâm hại tình dục trẻ em khá phổ biến hiện nay.
c) Những dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị xâm hại tình dục
Dấu hiệu về thực thể
|
Dấu hiệu về tình cảm
|
- Quần lót bị rách, có chất nhầy hay vết máu.
- Đi lại hoặc ngồi khó khăn.
- Đau, sưng, ngứa bộ phận sinh dục hay hậu môn.
- Thâm tím, chảy máu ở âm hộ hay hậu môn.
- Đau buốt khi đi tiểu tiện.
- Bị bệnh hoa liễu hoặc có thai.
- Ngoài ra có thể bị đau bụng, đau đầu, mất ngủ, thay đổi khẩu vị.
|
- Có kiến thức bất thường về tình dục hoặc hành động quyến rũ, quan hệ bừa bãi với nhiều người hoặc xâm hại tình dục người khác (trả thù đời).
- Đặc biệt sợ một ai đó.
- Xa lánh mọi người hoặc rơi vào trầm cảm.
- Sụt cân hay tăng cân một cách bất thường.
- Sợ các đụng chạm thân thể.
- Bỏ nhà đi lang thang.
- Tính cách thay đổi thường xuyên và đột ngột.
- Cảm giác tội lỗi, thường đổ lỗi cho bản thân.
- Lo lắng, sợ hãi hoảng loạn, tuyệt vọng, có ý định tự tử, tức giận, tự làm tổn thương mình.
|
Lưu ý: Nhiều dấu hiệu có thể gặp ở các hình thức xâm hại khác nhau, những gì liệt kê ở trên chưa phải là tất cả, chưa thể chứng minh được liệu sự xâm hại có thật sự xảy ra hay không. Vì vậy, tất cả những ai liên quan đến hoạt động của các em khi phát hiện thấy các dấu hiệu trên cần thông báo kịp thời cho cán bộ bảo vệ trẻ em để tìm hiểu và có biện pháp xử lý thích hợp.
- Những lý do trẻ thường giấu kín chuyện mình bị xâm hại tình dục
+ Trẻ sợ phải nhớ lại chuyện xấu: Dù trẻ nhỏ chưa biết về tình dục nhưng với trẻ, những cử chỉ đụng chạm của kẻ xâm hại để lại ấn tượng rất xấu trong tâm trí trẻ. Trẻ biết đó là chuyện xấu xa. Hành vi xâm hại tình dục gây tác hại đặc biệt nghiêm trọng và lâu dài đến cơ thể, tâm lý và tâm hồn của trẻ.
+ Trẻ sợ không còn được yêu thương: Trẻ nghĩ bị xâm hại tình dục là chuyện xấu nên sợ rằng khi cha mẹ, bạn bè, thầy cô biết được sẽ chê cười và không còn yêu thương trẻ. Những trẻ từng bị xâm hại tình dục thường tâm sự rằng trẻ có cảm giác mình bị bẩn, không còn sạch sẽ, trong sáng nữa.
+ Trẻ cảm thấy xấu hổ, tội lỗi: Nhiều người từng bị xâm hại tình dục lúc bé tâm sự rằng họ giấu kín chuyện ấy hàng chục năm vì xấu hổ và cảm thấy mình ngu ngốc khi để kẻ xấu dụ dỗ và thực hiện hành vi xâm hại, cảm thấy có lỗi khi đi chơi khuya dù đã được cha mẹ dạy dỗ không nên làm thế, cảm thấy mình đã quá dễ dãi khi nhận quà của người lạ…
+ Trẻ sợ bị khiển trách: Vì trẻ thấy mình có lỗi nên rất sợ cha mẹ đánh, mắng. Với những cha mẹ nghiêm khắc, thường xuyên đánh mắng trẻ, trẻ càng không dám nói ra việc mình bị xâm hại tình dục. Đây cũng chính là kẽ hở để kẻ xâm hại lợi dụng để chạy tội hoặc dụ dỗ, dọa dẫm trẻ giữ kín chuyện bị xâm hại tình dục.
+ Trẻ sợ hậu quả: Kẻ xâm hại thường ép trẻ giữ kín việc bị xâm hại tình dục bằng cách cảnh báo những hậu quả trẻ sẽ gánh chịu nếu tiết lộ sự việc ấy, ví dụ: trẻ sẽ bị mọi người chê cười, tẩy chay; trẻ sẽ bị giết, cả gia đình của trẻ sẽ bị giết…
2. Cách phòng, tránh xâm hại tình dục
a) Đối với cha mẹ
- Hiểu vấn đề tâm sinh lý, giới tính và giáo dục giới tính cho con theo từng lứa tuổi và cùng trẻ trao đổi, bình luận, từ đó giúp trẻ hiểu biết những kiến thức cơ bản nhất về giới tính và rút ra những bài học ứng xử phù hợp.
- Giúp con nhận biết những biểu hiện của xâm hại tình dục, quấy rối tình dục để các con biết và có cách phòng, tránh.
- Giúp con biết tác hại của xâm hại tình dục sẽ gây nên những tác hại hậu quả về thể chất, tình cảm và nhận thức.
- Giúp con biết một số tình huống, nguy cơ có thể dẫn đến bị xâm hại tình dục (cần tránh)
- Giúp con biết một số kỹ năng biết tự vệ khi không may bị kẻ xấu tấn công.
- Dạy cho trẻ cách tránh xa người lạ mặt, không bắt chuyện hay làm quen với bất kỳ ai mà bé gặp trên đường nếu không có sự đồng ý của cha mẹ. Đồng thời, cảnh báo cho trẻ những nguy hiểm có thể gặp phải khi bé đi chơi một mình với người lạ mặt hoặc đi đến những nơi vắng vẻ, những nơi tối tăm, kín đáo.
- Dạy trẻ lưu ý an toàn và tuyệt đối không được cho bất kỳ người lạ mặt nào vào nhà.
- Dạy trẻ tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn cầu cứu người xung quanh.
- Dạy cho trẻ ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ, số điện thoại khẩn cấp để trẻ có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Việc cha mẹ cần làm ngay khi con bị quấy rối hoặc xâm hại tình dục
+ Gọi ngay đến đường dây nóng (Tổng đài diện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111, hoặc Công an 113); Ban Tuyên giáo – Chính sách, Hội LHPN tỉnh: 02163952987, Trung tâm công tác xã hội và bảo trợ xã hội tỉnh Yên Bái: 18001776. Hoặc gọi đến cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái để được tư vấn cách lưu giữ chứng cứ, thủ tục pháp lý như:
+ Giữ bình tĩnh: Cha mẹ không nên quá sợ hãi hoặc tức giận, cần bình tĩnh báo ngay cho cơ quan chức năng ở địa phương, Hội phụ nữ nơi gần nhất.
+ Giữ nguyên hiện trường: Đối với trẻ mới bị xâm hại, cha mẹ không nên vội vã tắm rửa cho con, dẫn tới vô tình xóa đi dấu vết thủ phạm. Bởi những dấu vết như: Vật dụng sinh hoạt, tin nhắn điện thoại, mảnh giấy, sợi vải, sợi tóc, vết xước, dấu răng, máu, dịch... có thể sẽ rất hữu ích cho điều tra.
+ Lưu lại chứng cứ: Cha mẹ cần lưu lại mọi chứng cứ có liên quan đến việc xâm hại, nhằm giúp công an phá án như: Hình ảnh, máy tính, điện thoại.
+ Cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ quan y tế: Thăm khám và làm ngay đơn tố cáo kèm theo kết luận của cơ quan y tế.
+ Hành động quen thuộc của bố mẹ vô tình “tiếp tay” cho cho kẻ xâm hại trẻ em trai
- Nghịch bộ phận sinh dục của con.
- Nghĩ con trai thì sẽ không mất gì.
- Nghĩ con trai mà hở một tí không sao.
- Không cho con mặc đồ lót sớm.
- Coi thường các hiểm nguy quanh con.
- Không quan tâm đến vấn đề giới tính con trai.
- Coi trọng điểm số hơn tất cả.
- Luôn đòi hỏi con trai phải mạnh mẽ và không để ý đến những tổn thương của con.
b) Đối với con
- Không đi chơi về khuya
- Không chơi ở những nơi vắng vẻ, hữu tình (hoặc đi qua chỗ vắng, đường vắng, có nhiều cây cối, bụi rậm).
- Không một mình ra đường, đi đường khi trời tối.
- Không ở trong phòng/ ở nhà một mình với người bạn hoặc người khác giới.
- Không uống rượu bia hoặc dùng chất kích thích tránh bị bỏ thuốc mê.
- Không nhận tiền, quà, đồ ăn, đồ uống của người lạ.
- Không xem các phim ảnh, sách báo xấu.
- Không đi ăn uống/đi chơi một mình với người lạ, không thân, người khác giới.
- Không ăn mặc quần áo hở hang.
- Không làm quen, kết bạn với người lạ và đưa thông tin cá nhân lên mạng internet
- Không để người khác chạm vào cơ thể, sờ vào vùng nhạy cảm (miệng, ngực, vùng kín, mông) của mình và bản thân không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác.
Khi bị tấn công con cần biết cách tự vệ như sau:
- Giữ bình tĩnh, quan sát xung quanh để tìm cách cầu cứu hoặc lựa chọn cách thoát .
- Khi buộc phải ra ngoài ban đêm, mang theo còi, bình xịt, hơi cay…
- La, hét thật to, chạy đến chỗ đông người
- Ghi nhớ số điện thoại người thân, gọi 113
- Cố gắng tự vệ (một số tư thế võ chống trả khi bị tấn công: Dùng đầu húc lên cằm, vào ức của đối phương, dùng chân đạp vào bộ hạ, dùng chân quặp vào chân đối phương nếu ôm mình từ sau…).
* Khi bị xâm hại
- Giữ bình tĩnh: Khi bị xâm hại, đừng nên phản ứng thái quá, dễ mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe, thể chất cũng như tính mạng của bạn. Kiên nhẫn làm theo nhưng yêu cầu của yêu râu xanh, chờ đợi kẻ gian lơ là để chạy thoát thân.
- Nhỏ nhẹ để kẻ xâm hại không có những hành động quá khích, có thể nguy hiểm đến tính mạng hay thô bạo xâm hại.
- Tùy từng trường hợp để ứng biến, tuy nhiên nên nhẹ nhàng để tránh bị nguy hiểm đến tính mạng.
* Sau khi bị xâm hại
- Giám định pháp y: Điều đầu tiên nên làm sau khi bị xâm hại là bạn nên báo công an, ngay sau đó, nên giám định pháp y để biết mức độ bị xâm hại.
- Tìm gặp bác sĩ phụ khoa: nên tìm gặp bác sĩ phụ khoa sau khi bị xâm hại để có cách bảo vệ, phòng ngừa cho bộ phận sinh dục và tránh được các hậu quả đáng tiếc.
- Điều trị tâm lý: Ngay sau khi bị xâm hại, nên tìm đến các bác sĩ tâm lý để trò chuyện, tư vấn tâm lý gỡ rối tơ lòng. Qua trị liệu, nạn nhân xâm hại tình dục sẽ có thể vượt qua ký ức kinh hoàng để yêu đời, vui sống trở lại.
c) Các quy tắc an toàn cá nhân để tránh bị xâm hại tình dục
- Không đi một mình ở nơi tối tăm
- Không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không biết lý do
- Không đi nhờ xe người lạ
- Không cho người lạ đến gần đến mức độ họ có thể chạm tay vào người mình.
- Không để người lạ vào nhà, nhất là khi chỉ có một mình ở nhà
- Không nói chuyện với người lạ khi đang ở nhà một mình
- Ngay cả với người quen nhưng khiến bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn (lo lắng, bất an) cũng cần tránh ở một mình với họ và từ chối đi cùng họ đến những nơi vắng vẻ.
- Bạn cũng nên cảnh giác với những hành vi sau đây: Ai đó rủ bạn tán gẫu, chat rồi bình phẩm về thân thể, các bộ phận “nhạy cảm” của bạn; Có những cử chỉ cợt nhã, “kích thích” như đụng chạm, vuốt ve, sờ mó thân thể…; Đối tượng nhìn vào vùng kín của bạn hoặc bắt bạn nhìn vào vùng kín của họ; Lợi dụng những lúc vắng người bất ngờ ôm bạn và có những hành vi sàm sỡ; Gửi email, inbox FB hoặc nhắn tin có nội dung mang tính chất khơi gợi tình dục; Gợi ý, đòi hỏi quan hệ tình dục và hăm dọa trả đũa nếu không được đáp ứng. Ngay khi những hành vi quấy nhiễu này diễn ra, bạn phải lập tức kể cho người thân hoặc báo công an để tránh những nguy cơ đáng tiếc xảy ra.
3. Một số nhiệm vụ các cấp Hội cần tập trung tuyên truyền thực hiện trong tháng 6
- Tiếp tục triển khai các phong trào thi đua, các cuộc vận động và nhiệm vụ phong trào phụ nữ trong tháng 6/2020, các chỉ tiêu chương trình hành động số 190 của Tỉnh ủy, các công trình chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đảm bảo tiến độ, hiệu quả theo kế hoạch.
- Tổ chức sinh hoạt chi/tổ Hội tuyên truyền Ngày gia đình Việt Nam 28/6, chủ đề: Bình an – Hạnh phúc. Căn cứ tình hình thực tế địa phương, các chi/tổ Hội tổ chức tuyên truyền Ngày gia đình Việt nam bằng nhiều hình thức như: sinh hoạt câu lạc bộ; giao lưu văn nghệ; thể dục thể thao, tọa đàm, gặp mặt…Thời gian từ ngày 14/6 – 28/6.
- Tiếp tục tuyên truyền phòng chống covid – 19 trong trạng thái “bình thường mới” theo chỉ đạo của cấp ủy và cơ quan Y tế.
- Tuyên truyền, nêu bật ý nghĩa, quá trình đấu tranh, xây dựng, phát triển tỉnh Yên Bái trong 120 năm qua gắn với chặng đường 75 năm thành lập và phát triển Đảng bộ tỉnh. Tổ chức các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức cán bộ, hội viên, phụ nữ về truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạnh; về sức mạnh đại đoàn kết, ý chí chiến đấu kiên cường của quân, dân tỉnh Yên Bái trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thông qua các cuộc tọa đàm, sinh hoạt chi/ tổ phụ nữ, hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm…
- Phát động các hoạt động thi đua, triển khai các công trình/ phần việc chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Yên Bái, 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh và chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đại hội Đại biểu lần thứ XIX của Đảng bộ tỉnh, Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
- Tập trung quảng bá hình ảnh du lịch, các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc tỉnh Yên Bái tới bạn bè, du khách trong nước thông qua các kênh truyền thông, mạng xã hội như facebook, Zalo…
- Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân trên địa bàn tỉnh ưu tiên lựa chọn đi du lịch là các điểm đến trong tỉnh để khám phá và quảng bá những vẻ đẹp nguyên sơ, đa sắc màu văn hóa của Yên Bái.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng đảm bảo các quy định, điều kiện về an toàn phòng chống dịch tại các nơi có hoạt động du lịch.
- Duy trì và tiếp tục tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ phát triển mô hình du lịch tại cộng đồng do phụ nữ làm chủ; các mô hình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm du lịch đặc trưng tại các địa phương. Duy trì và vận động, hỗ trợ thành lập mới các đội văn nghệ tại các địa phương có hoạt động du lịch cộng đồng.
Ban Biên tập
Thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề liên quan đến phụ nữ” giai đoạn 2017-2027” và chủ đề năm 2020 “An toàn cho phụ nữ và trẻ em” trọng tâm ưu tiên phòng chống xâm hại trẻ em, Ban Tuyên giáo – Chính sách Hội LHPN tỉnh cung cấp tài liệu sinh hoạt hội viên tháng 6 về một số kiến thức cơ bản trong phòng chống xâm hại trẻ em như sau:1. Các hình thức, dấu hiệu và hậu quả của xâm hại trẻ em
a) Khái niệm
Xâm hại trẻ em là hình vi gây tổn thương về thân thể hoặc tinh thần, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em.
b) Các hình thức xâm hại và biểu hiện
Trẻ em bị xâm hại dưới nhiều hình thức như bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.
Có 4 hình thức chính của xâm hại trẻ em: Xâm hại thể chất, xâm hại tinh thần, xâm hại tình dục và xao nhãng.
Đối tượng xâm hại: có thể là bất cứ ai trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng nơi các em tham gia sinh hoạt, học tập, vui chơi… Bất cứ cá nhân nào xâm hại hoặc bỏ rơi, bỏ mặc, xao nhãng trong việc chăm sóc trẻ phải chị trách nhiệm trước pháp luật về sự xâm hại đó.
Sự xâm hại dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều có thể ảnh hưởng đến trẻ em ở tất cả các đội tuổi. Nếu không được chữa trị, can thiệp, hỗ trợ thì những ảnh hưởng đó có thể trở nên rất nghiêm trọng và để lại những tổn thương nặng nề, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.
Trẻ em khuyết tật có khả năng bị xâm hại cao hơn vì nhiều yếu tố khác nhau như: Định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử, cách ly và bản thân các em không có đủ sức mạnh để tự bảo vệ hoặc giao tiếp với người khác nếu bị xâm hại.
Xâm hại tình dục trẻ em
Là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buôc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Biểu hiện xâm hại tình dục trẻ em
+ Xâm hại tình dục trẻ em xảy ra khi một ai đó lạm dụng quyền lực hoặc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc hoặc lợi dụng sự tin tưởng của trẻ để lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hoạt động, hành vi liên quan đến tình dục.
+ Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm tất cả các hành vi tình dục không mong muốn (gồm cả hành vi xâm hại có tiếp xúc hay không tiếp xúc với thân thể trẻ).
+ Những biểu hiện của xâm hại tình dục: Hôn hít, sờ mó vào ngực hay bộ phận sinh dục; bắt bé phải sờ mó vào bộ phận sinh dục của mình; quan hệ tình dục bằng đường miệng hay hậu môn; mại dâm trẻ em…
+ Đối với những trẻ lớn tuổi dậy thì cần giúp con nhận biết các dấu hiệu quấy rối tình dục (là một hình thức của xâm hại tình dục) như phô bày bộ phận sinh dục của mình để người khác nhìn; nhìn trộm (khi người khác đang tắm, thay quần áo); dùng lời lẽ để kích thích tình dục, dâm ô; dụ dỗ, cho xem tranh ảnh, sách báo, băng hình, phim khiêu dâm…; ôm ấp, chọc ghẹo, đùa giỡn, cố tình đụng chạm vào vùng nhạy cảm trên thân thể; chát sex, nhắn tin quấy rối tình dục, nói chuyện dâm ô,…
Việc lợi dụng sự non nớt, phát triển chưa đầy đủ về mặt tâm sinh lý của trẻ em để có những hành vi tán tỉnh, gạ gẫm yêu đương rồi quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên là một hình thức xâm hại tình dục trẻ em khá phổ biến hiện nay.
c) Những dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị xâm hại tình dục
Dấu hiệu về thực thể
Dấu hiệu về tình cảm
- Quần lót bị rách, có chất nhầy hay vết máu.
- Đi lại hoặc ngồi khó khăn.
- Đau, sưng, ngứa bộ phận sinh dục hay hậu môn.
- Thâm tím, chảy máu ở âm hộ hay hậu môn.
- Đau buốt khi đi tiểu tiện.
- Bị bệnh hoa liễu hoặc có thai.
- Ngoài ra có thể bị đau bụng, đau đầu, mất ngủ, thay đổi khẩu vị.
- Có kiến thức bất thường về tình dục hoặc hành động quyến rũ, quan hệ bừa bãi với nhiều người hoặc xâm hại tình dục người khác (trả thù đời).
- Đặc biệt sợ một ai đó.
- Xa lánh mọi người hoặc rơi vào trầm cảm.
- Sụt cân hay tăng cân một cách bất thường.
- Sợ các đụng chạm thân thể.
- Bỏ nhà đi lang thang.
- Tính cách thay đổi thường xuyên và đột ngột.
- Cảm giác tội lỗi, thường đổ lỗi cho bản thân.
- Lo lắng, sợ hãi hoảng loạn, tuyệt vọng, có ý định tự tử, tức giận, tự làm tổn thương mình.
Lưu ý: Nhiều dấu hiệu có thể gặp ở các hình thức xâm hại khác nhau, những gì liệt kê ở trên chưa phải là tất cả, chưa thể chứng minh được liệu sự xâm hại có thật sự xảy ra hay không. Vì vậy, tất cả những ai liên quan đến hoạt động của các em khi phát hiện thấy các dấu hiệu trên cần thông báo kịp thời cho cán bộ bảo vệ trẻ em để tìm hiểu và có biện pháp xử lý thích hợp.
- Những lý do trẻ thường giấu kín chuyện mình bị xâm hại tình dục
+ Trẻ sợ phải nhớ lại chuyện xấu: Dù trẻ nhỏ chưa biết về tình dục nhưng với trẻ, những cử chỉ đụng chạm của kẻ xâm hại để lại ấn tượng rất xấu trong tâm trí trẻ. Trẻ biết đó là chuyện xấu xa. Hành vi xâm hại tình dục gây tác hại đặc biệt nghiêm trọng và lâu dài đến cơ thể, tâm lý và tâm hồn của trẻ.
+ Trẻ sợ không còn được yêu thương: Trẻ nghĩ bị xâm hại tình dục là chuyện xấu nên sợ rằng khi cha mẹ, bạn bè, thầy cô biết được sẽ chê cười và không còn yêu thương trẻ. Những trẻ từng bị xâm hại tình dục thường tâm sự rằng trẻ có cảm giác mình bị bẩn, không còn sạch sẽ, trong sáng nữa.
+ Trẻ cảm thấy xấu hổ, tội lỗi: Nhiều người từng bị xâm hại tình dục lúc bé tâm sự rằng họ giấu kín chuyện ấy hàng chục năm vì xấu hổ và cảm thấy mình ngu ngốc khi để kẻ xấu dụ dỗ và thực hiện hành vi xâm hại, cảm thấy có lỗi khi đi chơi khuya dù đã được cha mẹ dạy dỗ không nên làm thế, cảm thấy mình đã quá dễ dãi khi nhận quà của người lạ…
+ Trẻ sợ bị khiển trách: Vì trẻ thấy mình có lỗi nên rất sợ cha mẹ đánh, mắng. Với những cha mẹ nghiêm khắc, thường xuyên đánh mắng trẻ, trẻ càng không dám nói ra việc mình bị xâm hại tình dục. Đây cũng chính là kẽ hở để kẻ xâm hại lợi dụng để chạy tội hoặc dụ dỗ, dọa dẫm trẻ giữ kín chuyện bị xâm hại tình dục.
+ Trẻ sợ hậu quả: Kẻ xâm hại thường ép trẻ giữ kín việc bị xâm hại tình dục bằng cách cảnh báo những hậu quả trẻ sẽ gánh chịu nếu tiết lộ sự việc ấy, ví dụ: trẻ sẽ bị mọi người chê cười, tẩy chay; trẻ sẽ bị giết, cả gia đình của trẻ sẽ bị giết…
2. Cách phòng, tránh xâm hại tình dục
a) Đối với cha mẹ
- Hiểu vấn đề tâm sinh lý, giới tính và giáo dục giới tính cho con theo từng lứa tuổi và cùng trẻ trao đổi, bình luận, từ đó giúp trẻ hiểu biết những kiến thức cơ bản nhất về giới tính và rút ra những bài học ứng xử phù hợp.
- Giúp con nhận biết những biểu hiện của xâm hại tình dục, quấy rối tình dục để các con biết và có cách phòng, tránh.
- Giúp con biết tác hại của xâm hại tình dục sẽ gây nên những tác hại hậu quả về thể chất, tình cảm và nhận thức.
- Giúp con biết một số tình huống, nguy cơ có thể dẫn đến bị xâm hại tình dục (cần tránh)
- Giúp con biết một số kỹ năng biết tự vệ khi không may bị kẻ xấu tấn công.
- Dạy cho trẻ cách tránh xa người lạ mặt, không bắt chuyện hay làm quen với bất kỳ ai mà bé gặp trên đường nếu không có sự đồng ý của cha mẹ. Đồng thời, cảnh báo cho trẻ những nguy hiểm có thể gặp phải khi bé đi chơi một mình với người lạ mặt hoặc đi đến những nơi vắng vẻ, những nơi tối tăm, kín đáo.
- Dạy trẻ lưu ý an toàn và tuyệt đối không được cho bất kỳ người lạ mặt nào vào nhà.
- Dạy trẻ tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn cầu cứu người xung quanh.
- Dạy cho trẻ ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ, số điện thoại khẩn cấp để trẻ có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Việc cha mẹ cần làm ngay khi con bị quấy rối hoặc xâm hại tình dục
+ Gọi ngay đến đường dây nóng (Tổng đài diện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111, hoặc Công an 113); Ban Tuyên giáo – Chính sách, Hội LHPN tỉnh: 02163952987, Trung tâm công tác xã hội và bảo trợ xã hội tỉnh Yên Bái: 18001776. Hoặc gọi đến cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái để được tư vấn cách lưu giữ chứng cứ, thủ tục pháp lý như:
+ Giữ bình tĩnh: Cha mẹ không nên quá sợ hãi hoặc tức giận, cần bình tĩnh báo ngay cho cơ quan chức năng ở địa phương, Hội phụ nữ nơi gần nhất.
+ Giữ nguyên hiện trường: Đối với trẻ mới bị xâm hại, cha mẹ không nên vội vã tắm rửa cho con, dẫn tới vô tình xóa đi dấu vết thủ phạm. Bởi những dấu vết như: Vật dụng sinh hoạt, tin nhắn điện thoại, mảnh giấy, sợi vải, sợi tóc, vết xước, dấu răng, máu, dịch... có thể sẽ rất hữu ích cho điều tra.
+ Lưu lại chứng cứ: Cha mẹ cần lưu lại mọi chứng cứ có liên quan đến việc xâm hại, nhằm giúp công an phá án như: Hình ảnh, máy tính, điện thoại.
+ Cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ quan y tế: Thăm khám và làm ngay đơn tố cáo kèm theo kết luận của cơ quan y tế.
+ Hành động quen thuộc của bố mẹ vô tình “tiếp tay” cho cho kẻ xâm hại trẻ em trai
- Nghịch bộ phận sinh dục của con.
- Nghĩ con trai thì sẽ không mất gì.
- Nghĩ con trai mà hở một tí không sao.
- Không cho con mặc đồ lót sớm.
- Coi thường các hiểm nguy quanh con.
- Không quan tâm đến vấn đề giới tính con trai.
- Coi trọng điểm số hơn tất cả.
- Luôn đòi hỏi con trai phải mạnh mẽ và không để ý đến những tổn thương của con.
b) Đối với con
- Không đi chơi về khuya
- Không chơi ở những nơi vắng vẻ, hữu tình (hoặc đi qua chỗ vắng, đường vắng, có nhiều cây cối, bụi rậm).
- Không một mình ra đường, đi đường khi trời tối.
- Không ở trong phòng/ ở nhà một mình với người bạn hoặc người khác giới.
- Không uống rượu bia hoặc dùng chất kích thích tránh bị bỏ thuốc mê.
- Không nhận tiền, quà, đồ ăn, đồ uống của người lạ.
- Không xem các phim ảnh, sách báo xấu.
- Không đi ăn uống/đi chơi một mình với người lạ, không thân, người khác giới.
- Không ăn mặc quần áo hở hang.
- Không làm quen, kết bạn với người lạ và đưa thông tin cá nhân lên mạng internet
- Không để người khác chạm vào cơ thể, sờ vào vùng nhạy cảm (miệng, ngực, vùng kín, mông) của mình và bản thân không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác.
Khi bị tấn công con cần biết cách tự vệ như sau:
- Giữ bình tĩnh, quan sát xung quanh để tìm cách cầu cứu hoặc lựa chọn cách thoát .
- Khi buộc phải ra ngoài ban đêm, mang theo còi, bình xịt, hơi cay…
- La, hét thật to, chạy đến chỗ đông người
- Ghi nhớ số điện thoại người thân, gọi 113
- Cố gắng tự vệ (một số tư thế võ chống trả khi bị tấn công: Dùng đầu húc lên cằm, vào ức của đối phương, dùng chân đạp vào bộ hạ, dùng chân quặp vào chân đối phương nếu ôm mình từ sau…).
* Khi bị xâm hại
- Giữ bình tĩnh: Khi bị xâm hại, đừng nên phản ứng thái quá, dễ mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe, thể chất cũng như tính mạng của bạn. Kiên nhẫn làm theo nhưng yêu cầu của yêu râu xanh, chờ đợi kẻ gian lơ là để chạy thoát thân.
- Nhỏ nhẹ để kẻ xâm hại không có những hành động quá khích, có thể nguy hiểm đến tính mạng hay thô bạo xâm hại.
- Tùy từng trường hợp để ứng biến, tuy nhiên nên nhẹ nhàng để tránh bị nguy hiểm đến tính mạng.
* Sau khi bị xâm hại
- Giám định pháp y: Điều đầu tiên nên làm sau khi bị xâm hại là bạn nên báo công an, ngay sau đó, nên giám định pháp y để biết mức độ bị xâm hại.
- Tìm gặp bác sĩ phụ khoa: nên tìm gặp bác sĩ phụ khoa sau khi bị xâm hại để có cách bảo vệ, phòng ngừa cho bộ phận sinh dục và tránh được các hậu quả đáng tiếc.
- Điều trị tâm lý: Ngay sau khi bị xâm hại, nên tìm đến các bác sĩ tâm lý để trò chuyện, tư vấn tâm lý gỡ rối tơ lòng. Qua trị liệu, nạn nhân xâm hại tình dục sẽ có thể vượt qua ký ức kinh hoàng để yêu đời, vui sống trở lại.
c) Các quy tắc an toàn cá nhân để tránh bị xâm hại tình dục
- Không đi một mình ở nơi tối tăm
- Không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không biết lý do
- Không đi nhờ xe người lạ
- Không cho người lạ đến gần đến mức độ họ có thể chạm tay vào người mình.
- Không để người lạ vào nhà, nhất là khi chỉ có một mình ở nhà
- Không nói chuyện với người lạ khi đang ở nhà một mình
- Ngay cả với người quen nhưng khiến bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn (lo lắng, bất an) cũng cần tránh ở một mình với họ và từ chối đi cùng họ đến những nơi vắng vẻ.
- Bạn cũng nên cảnh giác với những hành vi sau đây: Ai đó rủ bạn tán gẫu, chat rồi bình phẩm về thân thể, các bộ phận “nhạy cảm” của bạn; Có những cử chỉ cợt nhã, “kích thích” như đụng chạm, vuốt ve, sờ mó thân thể…; Đối tượng nhìn vào vùng kín của bạn hoặc bắt bạn nhìn vào vùng kín của họ; Lợi dụng những lúc vắng người bất ngờ ôm bạn và có những hành vi sàm sỡ; Gửi email, inbox FB hoặc nhắn tin có nội dung mang tính chất khơi gợi tình dục; Gợi ý, đòi hỏi quan hệ tình dục và hăm dọa trả đũa nếu không được đáp ứng. Ngay khi những hành vi quấy nhiễu này diễn ra, bạn phải lập tức kể cho người thân hoặc báo công an để tránh những nguy cơ đáng tiếc xảy ra.
3. Một số nhiệm vụ các cấp Hội cần tập trung tuyên truyền thực hiện trong tháng 6
- Tiếp tục triển khai các phong trào thi đua, các cuộc vận động và nhiệm vụ phong trào phụ nữ trong tháng 6/2020, các chỉ tiêu chương trình hành động số 190 của Tỉnh ủy, các công trình chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đảm bảo tiến độ, hiệu quả theo kế hoạch.
- Tổ chức sinh hoạt chi/tổ Hội tuyên truyền Ngày gia đình Việt Nam 28/6, chủ đề: Bình an – Hạnh phúc. Căn cứ tình hình thực tế địa phương, các chi/tổ Hội tổ chức tuyên truyền Ngày gia đình Việt nam bằng nhiều hình thức như: sinh hoạt câu lạc bộ; giao lưu văn nghệ; thể dục thể thao, tọa đàm, gặp mặt…Thời gian từ ngày 14/6 – 28/6.
- Tiếp tục tuyên truyền phòng chống covid – 19 trong trạng thái “bình thường mới” theo chỉ đạo của cấp ủy và cơ quan Y tế.
- Tuyên truyền, nêu bật ý nghĩa, quá trình đấu tranh, xây dựng, phát triển tỉnh Yên Bái trong 120 năm qua gắn với chặng đường 75 năm thành lập và phát triển Đảng bộ tỉnh. Tổ chức các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức cán bộ, hội viên, phụ nữ về truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạnh; về sức mạnh đại đoàn kết, ý chí chiến đấu kiên cường của quân, dân tỉnh Yên Bái trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thông qua các cuộc tọa đàm, sinh hoạt chi/ tổ phụ nữ, hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm…
- Phát động các hoạt động thi đua, triển khai các công trình/ phần việc chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Yên Bái, 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh và chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đại hội Đại biểu lần thứ XIX của Đảng bộ tỉnh, Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
- Tập trung quảng bá hình ảnh du lịch, các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc tỉnh Yên Bái tới bạn bè, du khách trong nước thông qua các kênh truyền thông, mạng xã hội như facebook, Zalo…
- Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân trên địa bàn tỉnh ưu tiên lựa chọn đi du lịch là các điểm đến trong tỉnh để khám phá và quảng bá những vẻ đẹp nguyên sơ, đa sắc màu văn hóa của Yên Bái.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng đảm bảo các quy định, điều kiện về an toàn phòng chống dịch tại các nơi có hoạt động du lịch.
- Duy trì và tiếp tục tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ phát triển mô hình du lịch tại cộng đồng do phụ nữ làm chủ; các mô hình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm du lịch đặc trưng tại các địa phương. Duy trì và vận động, hỗ trợ thành lập mới các đội văn nghệ tại các địa phương có hoạt động du lịch cộng đồng.