Hơn 10 năm trước khi chị Bùi Thị Quỳnh, hội viên phụ nữ xã Yên Hợp, huyện Văn Yên xây dựng gia đình, ban đầu kinh tế của vợ chồng gặp rất nhiều khó khăn, vốn không có, ruộng vườn ít, con còn nhỏ lại hay đau ốm. Qua các kỳ sinh hoạt chi hội phụ nữ, các cuộc họp thôn chị được hướng dẫn cách phát triển kinh tế, nhất là khi Hội phụ nữ phát động phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế” và phong trào “phụ nữ làm kinh tế giỏi”, chị thấy rất phù hợp và thiết thực, với điều kiện kinh tế của gia đình, từ đó chị rất băn khoăn trăn trở làm cách nào để gia đình vươn lên thoát khỏi khó khăn, có điều kiện nuôi các con ăn học và có nhiều thời gian tham gia hoạt động Hội phụ nữ.
Vườn ươm cây giống của gia đình chị Bùi Thị Quỳnh
Trong thời điểm đó Hội LHPN xã đang vận động hội viên, nhân dân phát triển chăn nuôi hộ gia đình, chị đã bàn với chồng đăng ký mô hình chăn nuôi, trồng trọt, ban đầu chị vay mượn chị em trong Hội nuôi 1-2 con lợn nái, vài chục con gà và làm vườn ươm cây giống, sau một thời gian thấy có hiệu quả có thu nhập, kinh tế gia đình dần ổn định, vợ chồng chị mạnh dạn đầu tư lò ấp trứng gia cầm hàng năm cung cấp ra thị trường 3,5 vạn con giống phục vụ cho chăn nuôi của gia đình, các hộ dân trong xã và xã bạn.
Nhận thấy nhu cầu của các hộ chăn nuôi là muốn có nguồn con giống rõ địa chỉ tin cậy tại địa phương, tận dụng các diện tích đất trồng lúa, ngô, rau xanh cung cấp nguồn thức ăn chăn nuôi…Hai vợ chồng chị đã nghiên cứu, học hỏi kiến thức về chăn nuôi lợn nái sinh sản, kiến thức thú y, tìm hiểu nhu cầu thị trường về loại con giống, nhu cầu tiêu dùng của người dân muốn sử dụng sản phẩm chăn nuôi an toàn, chất lượng thịt có nhiều nạc, vợ chồng chị quyết tâm xây dựng trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại quy mô 20 con, mỗi lứa cung cấp ra thị trường trên 200 con giống, trị giá gần 200 triệu đồng. Từ những kết quả đó đã giúp chị mạnh dạn đầu tư mô hình phát triển kinh tế tổng hợp chăn nuôi lợn, gia cầm, làm vườn ươm, trồng ngô, lúa, cây ăn quả… để tận thu các sản phẩm từ chăn nuôi cho trồng trọt, các sản phẩm trồng trọt đầu tư cho chăn nuôi, giúp sử dụng hiệu quả đầu tư và thu nhập cao hơn.
Đến nay gia đình chị đã được trên diện tích đất 1ha xây dựng mô hình kinh tế gồm: 01 trại lợn nái ngoại quy mô 20 con; đàn gà bố mẹ 400 con; vườn ươm cây giống 40 vạn cây quế; 0,7ha cây ăn quả bưởi diễn và ổi Đài Loan, đặc biệt là những lúc mùa vụ giải quyết việc làm cho 5 đến 7 lao động là chị em phụ nữ tại địa phương với công việc như: đóng bầu quế, làm cỏ… Hàng năm trừ chi phí, tổng thu nhập của gia đình từ chăn nuôi, ươm cây con giống, trồng trọt đạt trên 150 triệu đồng/năm, giúp chị có điều kiện nuôi các con học tập, tham gia nhiều hơn công tác của Hội và giúp đỡ được nhiều hơn cho các chị em trong xã.
Vừa phát triển kinh tế gia đình, vừa là cán bộ Hội phụ nữ, chị Quỳnh đã sắp xếp hợp lý thời gian giữa công việc gia đình và hoạt động Hội phụ nữ, chị được hội viên tín nhiệm bầu tham gia BCH Hội phụ nữ xã, làm chi hội trưởng, nay chị là Chủ tịch Hội LHPN xã. Với vai trò là cán bộ hội, khi đã có những kinh nghiệm nhất định trong phát triển kinh tế hộ gia đình, chị thường xuyên giúp đỡ những hộ gia đình chi em hội viên phụ nữ, nhất là hộ nghèo, hộ có nhiều khó khăn về cây, con giống, chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn cho các hộ gia đình về thuốc thú y, kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, qua đó chị đã vận động được 12 chị tham gia sinh hoạt hội, cùng với tập thể Hội phụ nữ xã xây dựng được 12 mô hình hộ gia đình hội viên phát triển kinh tế tổng hợp có thu nhập từ 70 triệu/năm, trong đó có 5 mô hình có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.
Dự định trong thời gian tới vợ chồng chị tiếp tục đầu tư xây dựng trại nuôi lợn thịt an toàn quy mô từ 50 đến 100 lợn thịt/lứa, để làm được việc này gia đình chị đã từng bước khép kín từ khâu con giống, thú y, thức ăn, thay bằng việc dùng kháng sinh chuyển dần sang dùng cây thuốc nam, phòng bệnh bằng vác xin, làm đệm lót sinh học trong khâu chuồng trại; tiếp tục phát triển mô hình kinh tế tổng hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt tạo hiệu quả thu nhập cao./.
Lê Thị Thu Hoài - Hội LHPN tỉnh
Hơn 10 năm trước khi chị Bùi Thị Quỳnh, hội viên phụ nữ xã Yên Hợp, huyện Văn Yên xây dựng gia đình, ban đầu kinh tế của vợ chồng gặp rất nhiều khó khăn, vốn không có, ruộng vườn ít, con còn nhỏ lại hay đau ốm. Qua các kỳ sinh hoạt chi hội phụ nữ, các cuộc họp thôn chị được hướng dẫn cách phát triển kinh tế, nhất là khi Hội phụ nữ phát động phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế” và phong trào “phụ nữ làm kinh tế giỏi”, chị thấy rất phù hợp và thiết thực, với điều kiện kinh tế của gia đình, từ đó chị rất băn khoăn trăn trở làm cách nào để gia đình vươn lên thoát khỏi khó khăn, có điều kiện nuôi các con ăn học và có nhiều thời gian tham gia hoạt động Hội phụ nữ.Trong thời điểm đó Hội LHPN xã đang vận động hội viên, nhân dân phát triển chăn nuôi hộ gia đình, chị đã bàn với chồng đăng ký mô hình chăn nuôi, trồng trọt, ban đầu chị vay mượn chị em trong Hội nuôi 1-2 con lợn nái, vài chục con gà và làm vườn ươm cây giống, sau một thời gian thấy có hiệu quả có thu nhập, kinh tế gia đình dần ổn định, vợ chồng chị mạnh dạn đầu tư lò ấp trứng gia cầm hàng năm cung cấp ra thị trường 3,5 vạn con giống phục vụ cho chăn nuôi của gia đình, các hộ dân trong xã và xã bạn.
Mô hình chăn nuôi gà đẻ chứng của gia đình chị Quỳnh
Nhận thấy nhu cầu của các hộ chăn nuôi là muốn có nguồn con giống rõ địa chỉ tin cậy tại địa phương, tận dụng các diện tích đất trồng lúa, ngô, rau xanh cung cấp nguồn thức ăn chăn nuôi…Hai vợ chồng chị đã nghiên cứu, học hỏi kiến thức về chăn nuôi lợn nái sinh sản, kiến thức thú y, tìm hiểu nhu cầu thị trường về loại con giống, nhu cầu tiêu dùng của người dân muốn sử dụng sản phẩm chăn nuôi an toàn, chất lượng thịt có nhiều nạc, vợ chồng chị quyết tâm xây dựng trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại quy mô 20 con, mỗi lứa cung cấp ra thị trường trên 200 con giống, trị giá gần 200 triệu đồng. Từ những kết quả đó đã giúp chị mạnh dạn đầu tư mô hình phát triển kinh tế tổng hợp chăn nuôi lợn, gia cầm, làm vườn ươm, trồng ngô, lúa, cây ăn quả… để tận thu các sản phẩm từ chăn nuôi cho trồng trọt, các sản phẩm trồng trọt đầu tư cho chăn nuôi, giúp sử dụng hiệu quả đầu tư và thu nhập cao hơn.
Đến nay gia đình chị đã được trên diện tích đất 1ha xây dựng mô hình kinh tế gồm: 01 trại lợn nái ngoại quy mô 20 con; đàn gà bố mẹ 400 con; vườn ươm cây giống 40 vạn cây quế; 0,7ha cây ăn quả bưởi diễn và ổi Đài Loan, đặc biệt là những lúc mùa vụ giải quyết việc làm cho 5 đến 7 lao động là chị em phụ nữ tại địa phương với công việc như: đóng bầu quế, làm cỏ… Hàng năm trừ chi phí, tổng thu nhập của gia đình từ chăn nuôi, ươm cây con giống, trồng trọt đạt trên 150 triệu đồng/năm, giúp chị có điều kiện nuôi các con học tập, tham gia nhiều hơn công tác của Hội và giúp đỡ được nhiều hơn cho các chị em trong xã.
Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình chi Quỳnh
Vừa phát triển kinh tế gia đình, vừa là cán bộ Hội phụ nữ, chị Quỳnh đã sắp xếp hợp lý thời gian giữa công việc gia đình và hoạt động Hội phụ nữ, chị được hội viên tín nhiệm bầu tham gia BCH Hội phụ nữ xã, làm chi hội trưởng, nay chị là Chủ tịch Hội LHPN xã. Với vai trò là cán bộ hội, khi đã có những kinh nghiệm nhất định trong phát triển kinh tế hộ gia đình, chị thường xuyên giúp đỡ những hộ gia đình chi em hội viên phụ nữ, nhất là hộ nghèo, hộ có nhiều khó khăn về cây, con giống, chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn cho các hộ gia đình về thuốc thú y, kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, qua đó chị đã vận động được 12 chị tham gia sinh hoạt hội, cùng với tập thể Hội phụ nữ xã xây dựng được 12 mô hình hộ gia đình hội viên phát triển kinh tế tổng hợp có thu nhập từ 70 triệu/năm, trong đó có 5 mô hình có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.
Dự định trong thời gian tới vợ chồng chị tiếp tục đầu tư xây dựng trại nuôi lợn thịt an toàn quy mô từ 50 đến 100 lợn thịt/lứa, để làm được việc này gia đình chị đã từng bước khép kín từ khâu con giống, thú y, thức ăn, thay bằng việc dùng kháng sinh chuyển dần sang dùng cây thuốc nam, phòng bệnh bằng vác xin, làm đệm lót sinh học trong khâu chuồng trại; tiếp tục phát triển mô hình kinh tế tổng hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt tạo hiệu quả thu nhập cao./.
Lê Thị Thu Hoài - Hội LHPN tỉnh