Mục đích của việc tìm kiếm và xây dựng những bài viết về điển hình tập thể, cá nhân của Hội chính là để tuyên truyền, quảng bá về điển hình, truyền tải cách làm, tinh thần, niềm tin, sự hứng khởi để đông đảo hội viên, phụ nữ được tuyên truyền cảm hứng, được hướng dẫn cách thức làm theo.
1. Yêu cầu chung
Bài viết tuyên truyền về điển hình cần mô tả chi tiết các thông tin về bối cảnh và cách làm cụ thể của điển hình để người đọc, người nghe có thể vận dụng vào thực tế của họ.
Đối tượng bài viết hướng tới là đại đa số quần chúng, là hội viên, phụ nữ, do đó cần viết lối viết phổ thông, dễ hiểu, ngắn gọn, dễ đọc.
Bài viết về điển hình phải có tính thời sự, chính xác, có tính định hướng. Một bài viết về điển hình có thể gây ra hậu quả khôn lường nếu phạm phải lỗi không chính xác.
2. Cấu trúc cơ bản của một bài viết
Bài viết thường theo công thức 5W + 1H, đó là:
Who (ai liên quan): để xác định rõ ai là chủ thể của bài viết? một người hoặc tập thể mà bài viết đề cập đến.
What (chuyện gì xảy ra): tập thể, cá nhân đó đã làm gì? Cái gì xảy ra mà phương tiện truyền thông và công chúng nên biết.
Where (xảy ra ở đâu): họ sống ở đâu? Nêu cụ thể địa chỉ của nơi họ sống.
When (xảy ra khi nào): việc ấy diễn ra khi nào? Đã kéo dài bao lâu? Khi đề cập đến mô hình hay điển hình, chúng ta luôn cần quan tâm đến thời gian tồn tại của nó. Thời gian và địa điểm phải thật cụ thể, rõ ràng và chính xác.
Why (tại sao chuyện đó xảy ra): nguyên nhân nào khiến họ làm được điều khác biệt ấy? tại sao chúng ta cần quan tâm đến việc họ làm?
How (chuyện đó xảy ra như thế nào): họ đã làm như thế nào? Đối với bài viết về mô hình, điển hình thì đây là phần quan trọng nhất. Phần này mô tả cách làm để người đọc có thể noi gương điển hình va cán bộ Hội có thể dựa vào những thông tin này, bổ sung, chọn lọc để nhân rộng mô hình, cách làm hay đến hội viên của mình.
3. Các bước xây dựng bài viết về điển hình
Để xây dựng bài viết về điển hình, có 3 bước cơ bản:
- Thu thập thông tin, tư liệu: thông qua nghiên cứu tài liệu sách, báo, văn bản; quan sát; hỏi chuyện, phỏng vấn.
- Dự kiến thể loại: bài viết thuộc thể loại nào tùy tầm vóc, giá trị, thời điểm, sự thú vị, hấp dẫn của điển hình; bên cạnh đó chọn thể loại còn tùy vào mục đích, phương tiện và đối tượng tuyên truyền (độ tuổi, nhận thức, giới tính…). Thể loại thông dụng khi viết về điển hình là thể loại bài phản ánh.
- Thể hiện bài viết: có 3 cách thể hiện bài viết về điển hình, (1) theo trục thời gian từ quá khứ đến hiện tại; (2) bắt đầu từ hiện tại sau đó quay lại quá khứ; (3) kết hợp cả hai cách hiện tại – quá khứ – hiện tại. Mỗi bài viết chỉ nên trong khoảng 500 đến dưới 1000 chữ. Mỗi bài viết phải có tiêu đề, tiêu đề cần ngắn gọn (thường chỉ 10 từ trở lại), thể hiện rõ nội dung cốt lõi, đúng tinh thần bài viết, tránh tình trạng giật gân, câu khách, tiêu đề một đằng nội dung một nẻo.
4. Ảnh minh họa
Thông thường, những bài viết thường yêu cầu ảnh minh họa, một tấm ảnh minh họa phải đáp ứng được một số yêu cầu sau: có nội dung, chủ đề, ý nghĩa rõ ràng; có giá trị thông tin thời sự; phản ảnh được khía cạnh tiêu biểu của nhân vật.
Những lưu ý khi chụp ảnh minh họa:
- Hãy ghi lại điều đang diễn ra.
- Thông tin ảnh: mỗi bức ảnh phải mang thông tin, đó là một nhân vật điển hình đang thực hiện công việc của họ hoặc muốn ghi lại một sự kiện, hội nghị, hội thảo… (với hội nghị, hội thảo… tốt nhất hãy lấy được phông nền sân khấu).
- Dự đoán khoảnh khắc và chụp càng nhiều càng tốt.
- Nghiên cứu trước đối tượng hay sự kiện định chụp.
- Ưu tiên làm nổi bật chủ thể ấn tượng, tránh chụp những bức ảnh chung chung.
- Khi chụp ảnh đừng để sự xuất hiện của mình gây ảnh hưởng đến thái độ, sự tự nhiên của nhân vật. Tránh dàn cảnh hay chỉnh sửa quá đà nhằm thay đổi hoặc cường điệu nội dung, sắc thái bức ảnh.
- Chú thích ảnh: chú thích ngắn gọn; lời và ảnh phải thống nhất, bổ sung cho nhau trong việc phản ánh sự kiện một cách đầy đủ, chính xác.
5. Tránh định kiến giới
Một bài viết về điển hình đạt yêu cầu cần lưu ý không rơi vào định kiến giới, vô tình cổ súy cho những khuôn mẫu từng làm hạn chế khả năng, gây áp lực đối với người phụ nữ hay người đàn ông. Tránh mô típ: “giỏi việc nước, đảm việc nhà”; làm vợ, làm mẹ là thiên chức của phụ nữ; mặc định trách nhiệm nuôi dạy con cái, chăm sóc gia đình chủ yếu là phụ nữ…
Ban Biên tập
Mục đích của việc tìm kiếm và xây dựng những bài viết về điển hình tập thể, cá nhân của Hội chính là để tuyên truyền, quảng bá về điển hình, truyền tải cách làm, tinh thần, niềm tin, sự hứng khởi để đông đảo hội viên, phụ nữ được tuyên truyền cảm hứng, được hướng dẫn cách thức làm theo.1. Yêu cầu chung
Bài viết tuyên truyền về điển hình cần mô tả chi tiết các thông tin về bối cảnh và cách làm cụ thể của điển hình để người đọc, người nghe có thể vận dụng vào thực tế của họ.
Đối tượng bài viết hướng tới là đại đa số quần chúng, là hội viên, phụ nữ, do đó cần viết lối viết phổ thông, dễ hiểu, ngắn gọn, dễ đọc.
Bài viết về điển hình phải có tính thời sự, chính xác, có tính định hướng. Một bài viết về điển hình có thể gây ra hậu quả khôn lường nếu phạm phải lỗi không chính xác.
2. Cấu trúc cơ bản của một bài viết
Bài viết thường theo công thức 5W + 1H, đó là:
Who (ai liên quan): để xác định rõ ai là chủ thể của bài viết? một người hoặc tập thể mà bài viết đề cập đến.
What (chuyện gì xảy ra): tập thể, cá nhân đó đã làm gì? Cái gì xảy ra mà phương tiện truyền thông và công chúng nên biết.
Where (xảy ra ở đâu): họ sống ở đâu? Nêu cụ thể địa chỉ của nơi họ sống.
When (xảy ra khi nào): việc ấy diễn ra khi nào? Đã kéo dài bao lâu? Khi đề cập đến mô hình hay điển hình, chúng ta luôn cần quan tâm đến thời gian tồn tại của nó. Thời gian và địa điểm phải thật cụ thể, rõ ràng và chính xác.
Why (tại sao chuyện đó xảy ra): nguyên nhân nào khiến họ làm được điều khác biệt ấy? tại sao chúng ta cần quan tâm đến việc họ làm?
How (chuyện đó xảy ra như thế nào): họ đã làm như thế nào? Đối với bài viết về mô hình, điển hình thì đây là phần quan trọng nhất. Phần này mô tả cách làm để người đọc có thể noi gương điển hình va cán bộ Hội có thể dựa vào những thông tin này, bổ sung, chọn lọc để nhân rộng mô hình, cách làm hay đến hội viên của mình.
3. Các bước xây dựng bài viết về điển hình
Để xây dựng bài viết về điển hình, có 3 bước cơ bản:
- Thu thập thông tin, tư liệu: thông qua nghiên cứu tài liệu sách, báo, văn bản; quan sát; hỏi chuyện, phỏng vấn.
- Dự kiến thể loại: bài viết thuộc thể loại nào tùy tầm vóc, giá trị, thời điểm, sự thú vị, hấp dẫn của điển hình; bên cạnh đó chọn thể loại còn tùy vào mục đích, phương tiện và đối tượng tuyên truyền (độ tuổi, nhận thức, giới tính…). Thể loại thông dụng khi viết về điển hình là thể loại bài phản ánh.
- Thể hiện bài viết: có 3 cách thể hiện bài viết về điển hình, (1) theo trục thời gian từ quá khứ đến hiện tại; (2) bắt đầu từ hiện tại sau đó quay lại quá khứ; (3) kết hợp cả hai cách hiện tại – quá khứ – hiện tại. Mỗi bài viết chỉ nên trong khoảng 500 đến dưới 1000 chữ. Mỗi bài viết phải có tiêu đề, tiêu đề cần ngắn gọn (thường chỉ 10 từ trở lại), thể hiện rõ nội dung cốt lõi, đúng tinh thần bài viết, tránh tình trạng giật gân, câu khách, tiêu đề một đằng nội dung một nẻo.
4. Ảnh minh họa
Thông thường, những bài viết thường yêu cầu ảnh minh họa, một tấm ảnh minh họa phải đáp ứng được một số yêu cầu sau: có nội dung, chủ đề, ý nghĩa rõ ràng; có giá trị thông tin thời sự; phản ảnh được khía cạnh tiêu biểu của nhân vật.
Những lưu ý khi chụp ảnh minh họa:
- Hãy ghi lại điều đang diễn ra.
- Thông tin ảnh: mỗi bức ảnh phải mang thông tin, đó là một nhân vật điển hình đang thực hiện công việc của họ hoặc muốn ghi lại một sự kiện, hội nghị, hội thảo… (với hội nghị, hội thảo… tốt nhất hãy lấy được phông nền sân khấu).
- Dự đoán khoảnh khắc và chụp càng nhiều càng tốt.
- Nghiên cứu trước đối tượng hay sự kiện định chụp.
- Ưu tiên làm nổi bật chủ thể ấn tượng, tránh chụp những bức ảnh chung chung.
- Khi chụp ảnh đừng để sự xuất hiện của mình gây ảnh hưởng đến thái độ, sự tự nhiên của nhân vật. Tránh dàn cảnh hay chỉnh sửa quá đà nhằm thay đổi hoặc cường điệu nội dung, sắc thái bức ảnh.
- Chú thích ảnh: chú thích ngắn gọn; lời và ảnh phải thống nhất, bổ sung cho nhau trong việc phản ánh sự kiện một cách đầy đủ, chính xác.
5. Tránh định kiến giới
Một bài viết về điển hình đạt yêu cầu cần lưu ý không rơi vào định kiến giới, vô tình cổ súy cho những khuôn mẫu từng làm hạn chế khả năng, gây áp lực đối với người phụ nữ hay người đàn ông. Tránh mô típ: “giỏi việc nước, đảm việc nhà”; làm vợ, làm mẹ là thiên chức của phụ nữ; mặc định trách nhiệm nuôi dạy con cái, chăm sóc gia đình chủ yếu là phụ nữ…