Qua câu chuyện của chị Bàn Thị Chạn - đảng viên người dân tộc Dao đã cho tôi hiểu, đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Văn Chấn, nhất là chị em phụ nữ đã có sự đổi mới về tư duy, nhất là tư duy kinh tế. Đây được xem là mấu chốt để vùng cao Văn Chấn vươn lên.
Chị Bàn Thị Chạn (bên trái) trao đổi kinh nghiệm lựa chọn cây quế giống.
"Dù đã có sự đổi thay, nhưng xã Nậm Lành quê mình còn nghèo lắm! Nguyên nhân của đói nghèo là do bà con mình thiếu kiến thức khoa học, kỹ thuật, sản xuất chưa gắn với thị trường. Trong khi đó, nhiều nhà vẫn giữ nếp sinh hoạt lạc hậu, nhiều người chưa hăng say lao động sản xuất”.
Câu nói mở đầu cuộc trò chuyện của chị Chạn đã cho tôi thấy, chị đảng viên người Dao này thẳng thắn, cởi mở và có nhận thức rất tiến bộ.
Rồi chị tiếp lời: "Nói vậy là không sai, vì quê mình có đất đai, có lao động nhưng bà con chưa biết khai thác hết tiềm năng, thế mạnh ấy để vươn lên; tỷ lệ hộ nghèo trong xã còn khá lớn. Nghèo thì đi liền với khổ mà chị em phụ nữ trong hộ nghèo luôn là những người khổ nhất".
Từ nhận thức này, Đảng bộ xã Nậm Lành đã đẩy mạnh tuyên truyền giúp nhân dân trong xã tích cực học tập nâng cao kiến thức, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế, từng bước đẩy lùi phong tục, tập quán lạc hậu...
Hội Phụ nữ xã là tổ chức chính trị - xã hội tích cực nhất trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, bình đẳng và tiến bộ. Những buổi tập huấn được cán bộ của tỉnh, huyện tổ chức, dù nội dung là chăm sóc lúa, trồng quế, phòng chống rét cho trâu, bò... ở hội trường thôn luôn đông nghịt người và phần đa là chị em phụ nữ. Đây là tín hiệu rất đáng mừng, bởi chị em người Dao ở Nậm Lành không còn quẩn quanh trong nhà mà đã mạnh dạn, khát khao vươn lên bằng kiến thức mới.
Xác định rằng, mình là cán bộ, đảng viên, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Giàng Cài, thì mình phải là người gương mẫu, tiên phong trong cuộc sống, đảng viên Bàn Thị Chạn đã cùng chồng xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng và tiến bộ. Cụ thể, vợ chồng chị gương mẫu thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
Với diện tích ruộng hơn 3.000 ha, chủ yếu là ruộng xấu, anh chị sử dụng giống lúa năng suất, chất lượng cao, gieo cấy đúng thời vụ và chăm sóc đúng kỹ thuật để đảm bảo lương thực cho cả nhà và hỗ trợ cho chăn nuôi gà lợn.
Nậm Lành có tiềm năng về phát triển kinh tế lâm nghiệp, nhưng nghề rừng của đồng bào Dao nơi đây chưa được phát huy, hiệu quả kinh tế thấp. Nhưng đó là câu chuyện của trước đây, giờ thì cây quế đã được xác định là cây trồng chủ lực.
Tuy chưa bằng các xã: Nậm Mười, An Lương của huyện Văn Chấn hay Viễn Sơn, Đại Sơn, huyện Văn Yên nhưng quế của người Nậm Lành đã lên tới hàng trăm héc-ta và còn tiếp tục trồng nhiều hơn nữa. Riêng gia đình chị Chạn đã có hơn 4 ha quế lớn và nhiều diện tích quế nhỏ.
Vùng quê Nậm Lành có giống măng sặt thơm ngon nổi tiếng, thay vì chỉ biết lên rừng đào măng đem bán, giờ những gia đình ở Nậm Mười như chị Chạn đã biết khoanh nuôi, bảo vệ và chăm sóc để cây sặt cho nhiều măng và măng mập mạp; năng suất và sản lượng măng tăng không ngừng, trong khi thị trường đặc biệt ưa chuộng thứ đặc sản này nên nhiều hộ gia đình ở Nậm Mười có thu nhập khá từ cây măng sặt.
Chị Bàn Thị Chạn cho biết: Ý tưởng mời cán bộ kiểm lâm về bản hướng dẫn cách bảo vệ, chăm sóc rừng măng của Hội Phụ nữ xã Nậm Lành và Chi hội thôn Giàng Cài đã được cán bộ Trạm Kiểm lâm Bản Giõng, Hạt Kiểm lâm Văn Chấn đồng tình ủng hộ. Rồi đây, cây măng sặt Nậm Lành sẽ nhiều, to và ngon hơn nữa, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
Còn nhiều câu chuyện khác nữa mà chị Bàn Thị Chạn say mê kể cho chúng tôi bên hiên ngôi nhà khang trang mà anh chị mới dựng như chuyện trồng cỏ, trữ rơm cho trâu, chuyện đầu tư cho con cái học hành, chuyện chị em phụ nữ trong thôn, trong xã giúp nhau cây con giống, truyền đạt cho nhau kinh nghiệm làm ăn, rồi chuyện phụ nữ xã bài trừ nạn tảo hôn, hủ tục trong ma chay, cưới hỏi, đấu tranh với tệ chồng nghiện rượu đánh chửi vợ con, chuyện bình đẳng giới...
Nghe chị nói, xem chị làm, chúng tôi hiểu rằng, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tư duy của phụ nữ Dao đã tiến bộ nhiều lên thì làng bản người Dao chắc chắn sẽ no ấm, vùng cao Văn Chấn sẽ giàu mạnh.
Theo Báo Yên Bái
Qua câu chuyện của chị Bàn Thị Chạn - đảng viên người dân tộc Dao đã cho tôi hiểu, đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Văn Chấn, nhất là chị em phụ nữ đã có sự đổi mới về tư duy, nhất là tư duy kinh tế. Đây được xem là mấu chốt để vùng cao Văn Chấn vươn lên."Dù đã có sự đổi thay, nhưng xã Nậm Lành quê mình còn nghèo lắm! Nguyên nhân của đói nghèo là do bà con mình thiếu kiến thức khoa học, kỹ thuật, sản xuất chưa gắn với thị trường. Trong khi đó, nhiều nhà vẫn giữ nếp sinh hoạt lạc hậu, nhiều người chưa hăng say lao động sản xuất”.
Câu nói mở đầu cuộc trò chuyện của chị Chạn đã cho tôi thấy, chị đảng viên người Dao này thẳng thắn, cởi mở và có nhận thức rất tiến bộ.
Rồi chị tiếp lời: "Nói vậy là không sai, vì quê mình có đất đai, có lao động nhưng bà con chưa biết khai thác hết tiềm năng, thế mạnh ấy để vươn lên; tỷ lệ hộ nghèo trong xã còn khá lớn. Nghèo thì đi liền với khổ mà chị em phụ nữ trong hộ nghèo luôn là những người khổ nhất".
Từ nhận thức này, Đảng bộ xã Nậm Lành đã đẩy mạnh tuyên truyền giúp nhân dân trong xã tích cực học tập nâng cao kiến thức, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế, từng bước đẩy lùi phong tục, tập quán lạc hậu...
Hội Phụ nữ xã là tổ chức chính trị - xã hội tích cực nhất trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, bình đẳng và tiến bộ. Những buổi tập huấn được cán bộ của tỉnh, huyện tổ chức, dù nội dung là chăm sóc lúa, trồng quế, phòng chống rét cho trâu, bò... ở hội trường thôn luôn đông nghịt người và phần đa là chị em phụ nữ. Đây là tín hiệu rất đáng mừng, bởi chị em người Dao ở Nậm Lành không còn quẩn quanh trong nhà mà đã mạnh dạn, khát khao vươn lên bằng kiến thức mới.
Xác định rằng, mình là cán bộ, đảng viên, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Giàng Cài, thì mình phải là người gương mẫu, tiên phong trong cuộc sống, đảng viên Bàn Thị Chạn đã cùng chồng xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng và tiến bộ. Cụ thể, vợ chồng chị gương mẫu thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
Với diện tích ruộng hơn 3.000 ha, chủ yếu là ruộng xấu, anh chị sử dụng giống lúa năng suất, chất lượng cao, gieo cấy đúng thời vụ và chăm sóc đúng kỹ thuật để đảm bảo lương thực cho cả nhà và hỗ trợ cho chăn nuôi gà lợn.
Nậm Lành có tiềm năng về phát triển kinh tế lâm nghiệp, nhưng nghề rừng của đồng bào Dao nơi đây chưa được phát huy, hiệu quả kinh tế thấp. Nhưng đó là câu chuyện của trước đây, giờ thì cây quế đã được xác định là cây trồng chủ lực.
Tuy chưa bằng các xã: Nậm Mười, An Lương của huyện Văn Chấn hay Viễn Sơn, Đại Sơn, huyện Văn Yên nhưng quế của người Nậm Lành đã lên tới hàng trăm héc-ta và còn tiếp tục trồng nhiều hơn nữa. Riêng gia đình chị Chạn đã có hơn 4 ha quế lớn và nhiều diện tích quế nhỏ.
Vùng quê Nậm Lành có giống măng sặt thơm ngon nổi tiếng, thay vì chỉ biết lên rừng đào măng đem bán, giờ những gia đình ở Nậm Mười như chị Chạn đã biết khoanh nuôi, bảo vệ và chăm sóc để cây sặt cho nhiều măng và măng mập mạp; năng suất và sản lượng măng tăng không ngừng, trong khi thị trường đặc biệt ưa chuộng thứ đặc sản này nên nhiều hộ gia đình ở Nậm Mười có thu nhập khá từ cây măng sặt.
Chị Bàn Thị Chạn cho biết: Ý tưởng mời cán bộ kiểm lâm về bản hướng dẫn cách bảo vệ, chăm sóc rừng măng của Hội Phụ nữ xã Nậm Lành và Chi hội thôn Giàng Cài đã được cán bộ Trạm Kiểm lâm Bản Giõng, Hạt Kiểm lâm Văn Chấn đồng tình ủng hộ. Rồi đây, cây măng sặt Nậm Lành sẽ nhiều, to và ngon hơn nữa, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
Còn nhiều câu chuyện khác nữa mà chị Bàn Thị Chạn say mê kể cho chúng tôi bên hiên ngôi nhà khang trang mà anh chị mới dựng như chuyện trồng cỏ, trữ rơm cho trâu, chuyện đầu tư cho con cái học hành, chuyện chị em phụ nữ trong thôn, trong xã giúp nhau cây con giống, truyền đạt cho nhau kinh nghiệm làm ăn, rồi chuyện phụ nữ xã bài trừ nạn tảo hôn, hủ tục trong ma chay, cưới hỏi, đấu tranh với tệ chồng nghiện rượu đánh chửi vợ con, chuyện bình đẳng giới...
Nghe chị nói, xem chị làm, chúng tôi hiểu rằng, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tư duy của phụ nữ Dao đã tiến bộ nhiều lên thì làng bản người Dao chắc chắn sẽ no ấm, vùng cao Văn Chấn sẽ giàu mạnh.