CTTĐT - Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh Yên Bái, trong 6 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn tỉnh không xảy ra ngộ độc thực phẩm, không có người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
Lực lượng chức năng tịch thu, tiêu hủy tiêu hủy nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc
Trong thời gian qua, công tác thông tin giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm tiếp tục được tăng cường. Công tác đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm từ tỉnh đến cơ sở được đẩy mạnh. Trong 6 tháng đầu năm đã tổ chức nói chuyện 688 buổi/16450 người; mở 104 lớp tập huấn cho trên 5 nghìn người tham gia.
Công tác thanh, kiểm tra, giám sát được đẩy mạnh. Toàn tỉnh đã thành lập 379 đoàn thanh, kiểm tra tổng số trên 5 nghìn lượt cơ sở. Bên cạnh đó, công tác thanh, kiểm tra còn phát hiện 48 vụ vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, xử phạt hành chính trên 200 triệu đồng; tịch thu, tiêu hủy tiêu hủy nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc.
Do làm tốt công tác thông tin giáo dục truyền thông và kịp thời đình chỉ sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm bị nhiễm độc; thu hồi thực phẩm bị nhiễm độc đã sản xuất và đang lưu hành trên thị trường nên trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh không có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra, không có người tử vong do ngộ độc thực phẩm. So với cùng kỳ năm 2016, giảm 3 vụ, 186 người mắc, 3 người tử vong.
Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng để đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả đối với các vi phạm về an toàn thực phẩm trên địa bàn; tăng cường năng lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm bằng nhiều hình thức; tiếp tục thực hiện tốt công tác thanh, kiểm tra và xử phạt các vi phạm về an toàn thực phẩm; tuyên truyền hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức của người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng trên các ấn phẩm báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương; xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn; hướng dẫn người sản xuất, kinh doanh cải thiện điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, người tiêu dùng biết cách lựa chọn sản phẩm an toàn…
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh Yên Bái, trong 6 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn tỉnh không xảy ra ngộ độc thực phẩm, không có người tử vong do ngộ độc thực phẩm.Trong thời gian qua, công tác thông tin giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm tiếp tục được tăng cường. Công tác đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm từ tỉnh đến cơ sở được đẩy mạnh. Trong 6 tháng đầu năm đã tổ chức nói chuyện 688 buổi/16450 người; mở 104 lớp tập huấn cho trên 5 nghìn người tham gia.
Công tác thanh, kiểm tra, giám sát được đẩy mạnh. Toàn tỉnh đã thành lập 379 đoàn thanh, kiểm tra tổng số trên 5 nghìn lượt cơ sở. Bên cạnh đó, công tác thanh, kiểm tra còn phát hiện 48 vụ vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, xử phạt hành chính trên 200 triệu đồng; tịch thu, tiêu hủy tiêu hủy nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc.
Do làm tốt công tác thông tin giáo dục truyền thông và kịp thời đình chỉ sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm bị nhiễm độc; thu hồi thực phẩm bị nhiễm độc đã sản xuất và đang lưu hành trên thị trường nên trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh không có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra, không có người tử vong do ngộ độc thực phẩm. So với cùng kỳ năm 2016, giảm 3 vụ, 186 người mắc, 3 người tử vong.
Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng để đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả đối với các vi phạm về an toàn thực phẩm trên địa bàn; tăng cường năng lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm bằng nhiều hình thức; tiếp tục thực hiện tốt công tác thanh, kiểm tra và xử phạt các vi phạm về an toàn thực phẩm; tuyên truyền hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức của người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng trên các ấn phẩm báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương; xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn; hướng dẫn người sản xuất, kinh doanh cải thiện điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, người tiêu dùng biết cách lựa chọn sản phẩm an toàn…