Hiện toàn huyện Yên Bình có trên 1.700 mô hình phát kinh tế do phụ nữ làm chủ có thu nhập từ 50 – 300 triệu đồng/hộ/năm. Để có được kết quả trên, trong thời gian qua, Hội đã thường xuyên củng cố, kiện toàn về bộ máy theo hướng trẻ hóa, có trình độ.
Nuôi bò trên hồ Thác Bà đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hội viên phụ nữ huyện Yên Bình.
Xác định chương trình hành động “Tạo chuyển biến mới về chất lượng, hiệu quả vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, giảm nghèo bền vững”, đa dạng hóa các mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, trong thời gian qua, Hội Phụ nữ huyện Yên Bình đã chỉ đạo các cấp hội chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền, phối hợp với các ngành triển khai thực hiện gắn với các phong trào: “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”.
Đồng thời, Hội chủ động khai thác nguồn lực từ các nhà tài trợ, chương trình, dự án để xây dựng các mô hình phát triển kinh tế như: nuôi lợn lai sinh sản, nuôi gà thả vườn, nuôi vịt, nuôi dê, nuôi thỏ, trồng rau an toàn...
Chị Nguyễn Thị Hồng Ngà ở xã Đại Minh - một trong những hội viên làm kinh tế giỏi của Hội Phụ nữ huyện Yên Bình cho biết: “Được sự tuyên truyền của hội phụ nữ các cấp về Phong trào “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, gia đình mình đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình tổng hợp về chăn nuôi lợn nái, lợn bột kết hợp trồng bưởi. Lúc mới làm gặp nhiều khó khăn nhưng khi được Hội Phụ nữ xã cho đi tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt nên đến nay mô hình đã phát triển và mở rộng, mỗi năm cho thu nhập trên 200 triệu đồng".
Còn hội viên Bùi Thị Phương – tổ 18, thị trấn Yên Bình hưởng ứng Phong trào “Phụ nữ làm kinh tế giỏi” bằng cách đầu tư hệ thống máy móc chế biến gỗ rừng trồng, mỗi năm cho thu nhập 1 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 20 lao động, với mức lương bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.
Song hành với Phong trào “Phụ nữ làm kinh tế giỏi” thì Phong trào “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ” cũng được Hội Phụ nữ huyện Yên Bình quan tâm sát sao. Hàng năm, Hội đã chỉ đạo các cơ sở hội trong toàn huyện chủ động rà soát hộ nghèo, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của các hội viên nghèo để phân công hội viên khá giúp đỡ.
Nhờ vậy, trong 5 năm qua, đã có 1.515 hộ gia đình hội viên nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được giúp đỡ bằng nhiều hình thức như: giúp lợn giống; thóc, ngô và công lao động trị giá trên 576 triệu đồng, trong đó có gần 300 hộ thoát nghèo.
Hơn nữa, để giúp hội viên nắm vững về kiến thức trong sản xuất, kinh doanh và được vay vốn ưu đãi, Hội Phụ nữ huyện Yên Bình đã phối hợp với Trung tâm Giới thiệu việc làm Phụ nữ tỉnh và Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện nhận ủy thác vay vốn và mở nhiều lớp đào tạo nghề cho hội viên tham gia.
Đến ngày 30/6/2016, tổng dư nợ ủy thác được trên 163 tỷ đồng với 6.236 hộ được vay vốn; đồng thời mở được trên 53 lớp đào tạo nghề cho gần 1.600 hội viên phụ nữ tham gia học tập. Hội viên Nguyễn Thị Hồng Nguyên, ở xã Thịnh Hưng phấn khởi cho biết: “Nhờ các nguồn vốn vay ưu đãi và được tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi nên mình đã mạnh dạn đầu tư nuôi bò, lợn, trồng rừng, đến nay mỗi năm cho thu nhập gần 100 triệu đồng/ năm”.
Chị Đỗ Thị Dương - Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Yên Bình phấn khởi nói: “Hiện toàn huyện có trên 1.700 mô hình phát kinh tế do phụ nữ làm chủ có thu nhập từ 50 – 300 triệu đồng/hộ/năm. Để có được kết quả trên, trong thời gian qua, Hội đã thường xuyên củng cố, kiện toàn về bộ máy theo hướng trẻ hóa, có trình độ. Trong đó, nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững được quan tâm, nhất là Phong trào “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”.
Với việc đa dạng hóa các mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế, sự nỗ lực phấn đấu, sáng tạo, đổi mới và ý chí tự lực vươn lên của các hội viên phụ nữ đã làm giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng hộ khá giả, đời sống của chị em ngày càng được nâng lên, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện.
Hiện toàn huyện Yên Bình có trên 1.700 mô hình phát kinh tế do phụ nữ làm chủ có thu nhập từ 50 – 300 triệu đồng/hộ/năm. Để có được kết quả trên, trong thời gian qua, Hội đã thường xuyên củng cố, kiện toàn về bộ máy theo hướng trẻ hóa, có trình độ. Xác định chương trình hành động “Tạo chuyển biến mới về chất lượng, hiệu quả vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, giảm nghèo bền vững”, đa dạng hóa các mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, trong thời gian qua, Hội Phụ nữ huyện Yên Bình đã chỉ đạo các cấp hội chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền, phối hợp với các ngành triển khai thực hiện gắn với các phong trào: “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”.
Đồng thời, Hội chủ động khai thác nguồn lực từ các nhà tài trợ, chương trình, dự án để xây dựng các mô hình phát triển kinh tế như: nuôi lợn lai sinh sản, nuôi gà thả vườn, nuôi vịt, nuôi dê, nuôi thỏ, trồng rau an toàn...
Chị Nguyễn Thị Hồng Ngà ở xã Đại Minh - một trong những hội viên làm kinh tế giỏi của Hội Phụ nữ huyện Yên Bình cho biết: “Được sự tuyên truyền của hội phụ nữ các cấp về Phong trào “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, gia đình mình đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình tổng hợp về chăn nuôi lợn nái, lợn bột kết hợp trồng bưởi. Lúc mới làm gặp nhiều khó khăn nhưng khi được Hội Phụ nữ xã cho đi tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt nên đến nay mô hình đã phát triển và mở rộng, mỗi năm cho thu nhập trên 200 triệu đồng".
Còn hội viên Bùi Thị Phương – tổ 18, thị trấn Yên Bình hưởng ứng Phong trào “Phụ nữ làm kinh tế giỏi” bằng cách đầu tư hệ thống máy móc chế biến gỗ rừng trồng, mỗi năm cho thu nhập 1 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 20 lao động, với mức lương bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.
Song hành với Phong trào “Phụ nữ làm kinh tế giỏi” thì Phong trào “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ” cũng được Hội Phụ nữ huyện Yên Bình quan tâm sát sao. Hàng năm, Hội đã chỉ đạo các cơ sở hội trong toàn huyện chủ động rà soát hộ nghèo, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của các hội viên nghèo để phân công hội viên khá giúp đỡ.
Nhờ vậy, trong 5 năm qua, đã có 1.515 hộ gia đình hội viên nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được giúp đỡ bằng nhiều hình thức như: giúp lợn giống; thóc, ngô và công lao động trị giá trên 576 triệu đồng, trong đó có gần 300 hộ thoát nghèo.
Hơn nữa, để giúp hội viên nắm vững về kiến thức trong sản xuất, kinh doanh và được vay vốn ưu đãi, Hội Phụ nữ huyện Yên Bình đã phối hợp với Trung tâm Giới thiệu việc làm Phụ nữ tỉnh và Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện nhận ủy thác vay vốn và mở nhiều lớp đào tạo nghề cho hội viên tham gia.
Đến ngày 30/6/2016, tổng dư nợ ủy thác được trên 163 tỷ đồng với 6.236 hộ được vay vốn; đồng thời mở được trên 53 lớp đào tạo nghề cho gần 1.600 hội viên phụ nữ tham gia học tập. Hội viên Nguyễn Thị Hồng Nguyên, ở xã Thịnh Hưng phấn khởi cho biết: “Nhờ các nguồn vốn vay ưu đãi và được tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi nên mình đã mạnh dạn đầu tư nuôi bò, lợn, trồng rừng, đến nay mỗi năm cho thu nhập gần 100 triệu đồng/ năm”.
Chị Đỗ Thị Dương - Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Yên Bình phấn khởi nói: “Hiện toàn huyện có trên 1.700 mô hình phát kinh tế do phụ nữ làm chủ có thu nhập từ 50 – 300 triệu đồng/hộ/năm. Để có được kết quả trên, trong thời gian qua, Hội đã thường xuyên củng cố, kiện toàn về bộ máy theo hướng trẻ hóa, có trình độ. Trong đó, nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững được quan tâm, nhất là Phong trào “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”.
Với việc đa dạng hóa các mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế, sự nỗ lực phấn đấu, sáng tạo, đổi mới và ý chí tự lực vươn lên của các hội viên phụ nữ đã làm giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng hộ khá giả, đời sống của chị em ngày càng được nâng lên, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện.