Hướng tới ngày Gia đình Việt Nam 28/6, Hội LHPN tỉnh Yên Bái xin giới thiệu một số kỹ năng cần thiết của mối quan hệ vợ - chồng trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục cán bộ, hội viên, phụ nữ hỗ trợ duy trì gia đình hạnh phúc, bền vững.
ảnh minh họa (nguồn: internet)
Gia đình hạnh phúc ở ngay bên cạnh chúng ta, trong những điều nhỏ nhặt, bình dị nhất. Gia đình hạnh phúc đôi khi là vợ chồng hòa thuận, hiếu thảo với cha mẹ, cùng quây quần bên nhau trong những bữa cơm gia đình ấm áp, cùng chia sẻ những lo toan trong cuộc sống…
Gia đình có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của cá nhân, trong việc thực hiện các chức năng xã hội, giữ gìn và chuyển giao các giá trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay, sự ổn định của gia đình đóng góp rất lớn vào sự ổn định và phát triển của cộng đồng và xã hội, đầu tư cho gia đình chính là đầu tư cho phát triển bền vững. Các mối quan hệ trong gia đình là quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ – con cái và quan hệ con cháu với ông bà. Trong đó, quan hệ hôn nhân vợ chồng được coi là nền tảng và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hạnh phúc, độ bền vững và phát triển của gia đình. Để làm được những điều đó, người vợ, người chồng cần lưu ý những điểm sau:
1. Những điều người chồng nên làm
- Lắng nghe những điều vợ nói và quan tâm đên những công việc, vấn đề của vợ; bảo vệ vợ trong lúc khó khăn, rắc rối.
- Chủ động trong làm việc nhà; cần san sẻ việc chăm lo cuộc sống gia đình với vợ như: rửa bát, dạy con học bài, chơi với con, nấu ăn, giặt quần…
- Tránh tranh cãi: Trong cuộc sống vợ chồng, hãy duy trì một tinh thần họp tác, thỏa hiệp, tự điều chỉnh để hiểu nhau và đi đến thống nhất trong mọi chuyện.
- Hiểu sâu sắc và cặn kẽ vợ, quan tâm tới sở thích của vợ.
- Nói “xin lỗi" nếu bạn về nhà muộn hay làm điều gì đó mà vợ không vui: Khi bạn sai, tốt nhất là hãy xin lỗi. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi một lời nói xin lỗi có thể xóa tan những cuộc tranh cãi vô nghĩa về những điều mà bạn chẳng thể nhớ nổi.
2. Những điều người vợ nên làm
- Luôn ở bên cạnh để giúp đỡ chia sẻ với chồng trong những lúc cần thiết; tin tưởng và tôn trọng chồng; hãy chấp nhận chồng mình như anh ấy vốn có, chấp nhận một người chồng không hoàn hảo.
- Chăm sóc bân thân: Bạn có biết rằng đó là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho chồng và cũng tốt cho bạn. Do đó, hãy ăn thực phẩm có lợi cho sức khỏe và tập thể dục thường xuyên. Bạn trông sẽ rất tuyệt và tư tưởng cũng sẽ thoải mái hơn. Như vậy. bạn sẽ tiếp tục là người phụ nữ đầy sinh lực và hấp dẫn mà anh ấy từng yêu. dù ở bất cứ độ tuồi nào.
- Nói lời cảm ơn thường xuyên và duy trì sự lãng mạn trong quan hệ vợ chồng.
- Hãy để chồng có một khoảng thời gian riêng: Mọi người đều cần có thời gian cho riêng mình - để nghỉ ngơi, thực hiện một sở thích hoặc vui chơi với bạn bè.
- Đừng cố gắng thay đổi chồng: Cuộc sống gia đình cho thấy bạn không thể thay đổi người khác, bạn chỉ có thể thay đổi được chính bản thân mình và cách phản ứng với các tình huống xảy ra. Do đó thay vì cằn nhàn, hãy tìm các cách khác để giải quyết vấn đề.
- Cần nói cho chồng biết những gì bạn muốn: Nếu bạn muốn điều gì đó cụ thể - lời khuyên, một cái ôm chặt, hoặc một chiếc áo ngủ trong ngày sinh nhật - hãy để anh ấy biết điều đó.
- Để thời gian rảnh rỗi hoàn toàn tự do: Bạn cần có thời gian rành rỗi để thư giãn và nghỉ ngơi, chồng của bạn cũng vậy.
- Sẵn sàng chia sẻ với chồng thành công cũng thất bại
3. Giải quyết xung đột vợ chồng
Để giải quyết xung đột vợ chồng, đòi hỏi cả hai người phải bình tĩnh, cởi mở, khách quan, tế nhị và uyển chuyến. Vợ chồng phải thật lòng muốn giải quyết xung đột bất hòa thì mới đạt được kết quà.
- Không nên né tránh xung đột hay bất hòa bằng sự im lặng
- Không nên chất chứa buồn giận trong lòng: Nên chọn thời gian và địa điểm thích hợp để nói lên vấn đề xung đột; Cần phân tích làm rõ vấn đề bất đồng ý kiến, không nên chỉ chích đổ lỗi cho nhau; Nên chia sẻ ý kiến và cảm xúc một cách bình tĩnh, không nên trút cơn giận lên nhau; Nên tập trung vào vấn đề cần thảo luận đế giải quyết, tránh nói chuyện khác; Nếu nói người kia sai thì phải cho biết thế nào là đúng; Tránh lên án hay nói những lời gây tổn thương cho nhau; Không dựa vào lỗi lầm để chế nhạo hay chê cười nhau; Nếu biết mình sai hãy xin lỗi, nếu đúng không nên nói gì cả.
Ban Biên tập
Hướng tới ngày Gia đình Việt Nam 28/6, Hội LHPN tỉnh Yên Bái xin giới thiệu một số kỹ năng cần thiết của mối quan hệ vợ - chồng trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục cán bộ, hội viên, phụ nữ hỗ trợ duy trì gia đình hạnh phúc, bền vững.Gia đình hạnh phúc ở ngay bên cạnh chúng ta, trong những điều nhỏ nhặt, bình dị nhất. Gia đình hạnh phúc đôi khi là vợ chồng hòa thuận, hiếu thảo với cha mẹ, cùng quây quần bên nhau trong những bữa cơm gia đình ấm áp, cùng chia sẻ những lo toan trong cuộc sống…
Gia đình có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của cá nhân, trong việc thực hiện các chức năng xã hội, giữ gìn và chuyển giao các giá trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay, sự ổn định của gia đình đóng góp rất lớn vào sự ổn định và phát triển của cộng đồng và xã hội, đầu tư cho gia đình chính là đầu tư cho phát triển bền vững. Các mối quan hệ trong gia đình là quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ – con cái và quan hệ con cháu với ông bà. Trong đó, quan hệ hôn nhân vợ chồng được coi là nền tảng và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hạnh phúc, độ bền vững và phát triển của gia đình. Để làm được những điều đó, người vợ, người chồng cần lưu ý những điểm sau:
1. Những điều người chồng nên làm
- Lắng nghe những điều vợ nói và quan tâm đên những công việc, vấn đề của vợ; bảo vệ vợ trong lúc khó khăn, rắc rối.
- Chủ động trong làm việc nhà; cần san sẻ việc chăm lo cuộc sống gia đình với vợ như: rửa bát, dạy con học bài, chơi với con, nấu ăn, giặt quần…
- Tránh tranh cãi: Trong cuộc sống vợ chồng, hãy duy trì một tinh thần họp tác, thỏa hiệp, tự điều chỉnh để hiểu nhau và đi đến thống nhất trong mọi chuyện.
- Hiểu sâu sắc và cặn kẽ vợ, quan tâm tới sở thích của vợ.
- Nói “xin lỗi" nếu bạn về nhà muộn hay làm điều gì đó mà vợ không vui: Khi bạn sai, tốt nhất là hãy xin lỗi. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi một lời nói xin lỗi có thể xóa tan những cuộc tranh cãi vô nghĩa về những điều mà bạn chẳng thể nhớ nổi.
2. Những điều người vợ nên làm
- Luôn ở bên cạnh để giúp đỡ chia sẻ với chồng trong những lúc cần thiết; tin tưởng và tôn trọng chồng; hãy chấp nhận chồng mình như anh ấy vốn có, chấp nhận một người chồng không hoàn hảo.
- Chăm sóc bân thân: Bạn có biết rằng đó là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho chồng và cũng tốt cho bạn. Do đó, hãy ăn thực phẩm có lợi cho sức khỏe và tập thể dục thường xuyên. Bạn trông sẽ rất tuyệt và tư tưởng cũng sẽ thoải mái hơn. Như vậy. bạn sẽ tiếp tục là người phụ nữ đầy sinh lực và hấp dẫn mà anh ấy từng yêu. dù ở bất cứ độ tuồi nào.
- Nói lời cảm ơn thường xuyên và duy trì sự lãng mạn trong quan hệ vợ chồng.
- Hãy để chồng có một khoảng thời gian riêng: Mọi người đều cần có thời gian cho riêng mình - để nghỉ ngơi, thực hiện một sở thích hoặc vui chơi với bạn bè.
- Đừng cố gắng thay đổi chồng: Cuộc sống gia đình cho thấy bạn không thể thay đổi người khác, bạn chỉ có thể thay đổi được chính bản thân mình và cách phản ứng với các tình huống xảy ra. Do đó thay vì cằn nhàn, hãy tìm các cách khác để giải quyết vấn đề.
- Cần nói cho chồng biết những gì bạn muốn: Nếu bạn muốn điều gì đó cụ thể - lời khuyên, một cái ôm chặt, hoặc một chiếc áo ngủ trong ngày sinh nhật - hãy để anh ấy biết điều đó.
- Để thời gian rảnh rỗi hoàn toàn tự do: Bạn cần có thời gian rành rỗi để thư giãn và nghỉ ngơi, chồng của bạn cũng vậy.
- Sẵn sàng chia sẻ với chồng thành công cũng thất bại
3. Giải quyết xung đột vợ chồng
Để giải quyết xung đột vợ chồng, đòi hỏi cả hai người phải bình tĩnh, cởi mở, khách quan, tế nhị và uyển chuyến. Vợ chồng phải thật lòng muốn giải quyết xung đột bất hòa thì mới đạt được kết quà.
- Không nên né tránh xung đột hay bất hòa bằng sự im lặng
- Không nên chất chứa buồn giận trong lòng: Nên chọn thời gian và địa điểm thích hợp để nói lên vấn đề xung đột; Cần phân tích làm rõ vấn đề bất đồng ý kiến, không nên chỉ chích đổ lỗi cho nhau; Nên chia sẻ ý kiến và cảm xúc một cách bình tĩnh, không nên trút cơn giận lên nhau; Nên tập trung vào vấn đề cần thảo luận đế giải quyết, tránh nói chuyện khác; Nếu nói người kia sai thì phải cho biết thế nào là đúng; Tránh lên án hay nói những lời gây tổn thương cho nhau; Không dựa vào lỗi lầm để chế nhạo hay chê cười nhau; Nếu biết mình sai hãy xin lỗi, nếu đúng không nên nói gì cả.