CTTĐT - Tiếp tục Kỳ họp thứ 6 - HĐND tỉnh khóa XVIII, HĐND tỉnh đã xem xét, cho ý kiến và quyết nghị các đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết thuộc thẩm quyền. Với nhiều nội dung, đề án, chính sách quan trọng về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ năm 2017, điều chỉnh một số quy hoạch, một số phí và lệ phí, việc sắp xếp thôn bản…
Các đại biểu dự Kỳ họp
Đối với tờ trình về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ năm 2017, với quan điểm chỉ đạo phát huy tiềm năng, thế mạnh và mọi nguồn lực thực hiện hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2017. Tăng cường hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các cấp từ tỉnh đến cơ sở HĐND tỉnh thống nhất cao tiếp tục giữ nguyên 31 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2017. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả 05 nhiệm vụ trọng tâm và 03 khâu đột phá chiến lược đã được xác định trong năm 2017; điều chỉnh 4 nhiệm vụ, giải pháp gồm nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới điều chỉnh từ 12 xã lên 15 xã; giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án, công trình trọng điểm; bổ sung nhiệm vụ phấn đấu chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2017 tăng 8-10 bậc, chỉ số PCI tăng từ 4-5 bậc so với năm 2016; hoàn thành thủ tục đưa vào hoạt động thử nghiệm trung tâm hành chính công của tỉnh.
Cho ý kiến đối với tờ trình về việc giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn ngân sách địa phương, HĐND tỉnh dự kiến tổng vốn đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2016-2020 trên 4.600 tỷ đồng; phân bổ theo số được Trung ương giao trên 3.400 tỷ đồng, số vốn dự kiến tăng thu từ nguồn thu tiền sử dụng đất trong giai đoạn 2017-2020 hơn 1.200 tỷ đồng để thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, thực hiện bố trí lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác nhằm huy động tối đa các nguồn lực đầu tư triển khai các công trình, dự án.
Về điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. HĐND tỉnh thống nhất với mục tiêu phát triển ngành thương mại trên cơ sở khái thác những tiềm năng, lợi thế, phù hợp với những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; gắn kết chặt chẽ với sự phát triển chung của cả nước và vùng kinh tế trung du và miền núi phía Bắc. Kết hợp hài hòa giữa phát triển thi trường nội địa và xuất nhập khẩu, chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Phát triển thương mại gắn với phát triển công nghiệp hiệu quả và bền vững, hài hòa với phát triển du lịch, bảo đảm an ninh, quốc phòng, an ninh xã hội và bảo vệ môi trường. Nội dung điều chỉnh, bổ sung gồm: phát triển thương mại theo không gian thị trường, theo các thành phần kinh tế; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại với các trung tâm thương mại, cụm thương mại - dịch vụ, hệ thống siêu thị, cửa hàng tự chọn, cửa hàng tiện ích, quy hoạch mạng lưới chợ, hệ thống hạ tầng Logistics, hạ tầng hội chợ triển lãm kết hợp tổ chức sự kiện, mạng lưới cửa hàng xăng dầu, hệ thống kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, hạ tầng thương mại điện tử…
Về Nghị quyết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) gồm diện tích, cơ cấu các loại đất trong kỳ điều chỉnh; diện tích chuyển mục đích sử dụng đất; diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích trong kỳ điều chỉnh quy hoạch.
Tờ trình về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 12/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định bảng giá đất năm 2015 tại tỉnh Yên Bái HĐND tỉnh thống nhất giữ nguyên bảng giá đất nông nghiệp, thống nhất bổ sung giá đất sử dụng có thời hạn tương ứng 70 năm, điều chỉnh 4 nội dung, bổ sung các tuyến đường mới đồng thời điểu chỉnh cụ thể đối với từng địa phương.
Nội dung sửa đổi, bổ sung quy định về một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Yên Bái (phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản), HĐND tỉnh quyết định theo hướng tiếp tục quy định mức thu phí bằng mức tối đa trong khung mức thu quy định tại nghị định 164 của Chính phủ; ban hành quy định mức thu phí đối với 36 loại khoáng sản, trong đó giữ nguyên mức thu phí đối với 28 loại khoáng sản đã quy định trước đây và bổ sung thêm 8 loại (nhóm) khoáng sản quy định tại nghị định 164 của Chính phủ.
Trong quy định chế độ công tác phí, chế độ tổ chức hội nghị của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Yên Bái, HĐND tỉnh xem xét trên cơ sở kế thừa các nội dung đang được áp dụng tại tỉnh, phù hợp với điều kiện thực tế, khả năng ngân sách của địa phương, có mức tăng phù hợp với mặt bằng chung về khả năng nguồn tài chính của cơ quan, đơn vị và không làm ảnh hưởng đột biến lớn đến tình hình chi tiêu ngân sách trong phạm vi dự toán được giao, đồng thời tăng quyền chủ động cho các cơ quan, đơn vị tự quyết định mức chi trong quy chế chi tiêu nội bộ nhưng không vượt quá mức chi được HĐND tỉnh quy định. Cụ thể về chi công tác phí bằng từ 80-100% mức trung ương quy định, tăng 20-30% so với định mức hiện tại; mức chi tổ chức hội nghị bằng 80% mức trung ương quy định, riêng tổ chức hội nghị tại thành phố Yên Bái quy định bằng mức trung ương quy định.
Về việc sửa đổi, bổ sung một số Nghị quyết của HĐND tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng bổ sung 79 dự án cần thu hồi đất với tổng diện tích 128,48 ha, bổ sung 45 dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa với tổng diện tích 45,88 ha nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đối với các dự án cần thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa tại cánh đồng Mường Lò với diện tích 1,67 ha phục vụ mục tiêu khắc phục khẩn cấp hậu quả bão lũ, thực hiện Đề án sắp xếp quy mô trường lớp học và xây dựng hạ tầng truyền tải điện. Đối với diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang các loại đất khác chủ yếu là trồng cây lâu năm tại huyện Yên Bình, phục vụ cho Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Các dự án thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất đảm bảo các quy định của pháp luật.
Về quy định cụ thể nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường cho các cấp ngân sách thực hiện theo 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Thực hiện chi các nội dung gồm xây dựng quy hoạch, kế hoạch, hoạt động của hệ thống quan trắc, hỗ trợ công tác kiểm soát môi trường của tỉnh, công tác quản lý chất thải, công tác tuyên truyền, kiểm tra, xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường, công tác xử lý ô nhiễm môi trường, hoạt động của cảnh sát môi trường…
Về việc thành lập Trung tâm Hành chính công tỉnh Yên Bái trên cơ sở thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, qua nghiên cứu tham khảo mô hình Trung tâm Hành chính công của một số tỉnh đã thành công cho thấy, việc thành lập Trung tâm Hành chính công của tỉnh Yên Bái là hết sức cần thiết, đáp ứng được yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện có hiệu quả việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại; biên chế Trung tâm Hành chính công nằm trong tổng số biên chế hành chính của tỉnh; sau giai đoạn thử nghiệm (năm 2018-2019) phấn đấu 100% thủ tục hành chính được đưa vào Trung tâm thực hiện.
Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/NQ-HĐND ngày 23/12/2016 của HĐND tỉnh Yên Bái về biên chế công chức hành chính; phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, các hội có tính chất đặc thù và chỉ tiêu hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP tỉnh Yên Bái năm 2017. Theo đó tổng số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập 21.645 người, giảm 588 người. Trong đó sự nghiệp giáo dục và đào tạo 15.799 người; sự nghiệp y tế 3.721 người; sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao, Đài Phát thanh - Truyền hình 800 người; sự nghiệp khoa học 320 người, sự nghiệp khác 1.005 người. Số lượng hợp đồng theo nghị định 68 của Chính phủ 518 chỉ tiêu, điều chỉnh tăng 15 chỉ tiêu.
Đối với việc sắp xếp lại thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, hiện tại thị xã Nghĩa Lộ có 100 thôn, bản, tổ dân phố. Theo dự kiến sau khi sắp xếp lại còn 71 thôn, bản, tổ dân phố (trong đó có 11 thôn, 12 bản và 48 tổ dân phố). Trong số 48 tổ dân phố, có 09 tổ có từ 150 hộ trở lên; 25 tổ có từ 100 đến 150 hộ; 14 tổ dân phố có dưới 100 hộ. Như vậy, đa số các tổ dân phố thị xã Nghĩa Lộ chưa đảm bảo quy mô số hộ gia đình/tổ dân phố theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên do đặc thù Nghĩa Lộ là thị xã miền núi vùng cao có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, mỗi dân tộc có lịch sử, phong tục tập quán riêng, lâu đời; địa hình tự nhiên bị chia cắt bởi những con suối, núi đồi; dân cư sống không tạp trung, có những khu dân cư hình thành biệt lập, không thể sáp nhập hay ghép vào các khu dân cư khác.
Về việc quy định mức chi bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Yên Bái, dự kiến các mức bồi dưỡng lần lượt là 100.000đ, 80.000đ, 50.000đ/ngày/người tùy từng vị trí công tác, cơ quan thực hiện nhiệm vụ.
Tờ trình quy định mức trích (tỉ lệ phần trăm)) từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái. HĐND tỉnh xem xét, thống nhất đề nghị thông qua quy định: Đối với Thanh tra tỉnh được trích 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 10 tỷ đồng/năm; được trích thêm 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối vứi số nộp từ trên 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng/năm; được trích thêm 10% trên tống số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 20 tỷ đồng/năm. Đối với thanh tra các sở, thanh tra các huyện, thị xã, thành phố: Được trích 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 2 tỷ đồng/năm; được trích thêm 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 2 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng/năm; được trích thêm 10% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 3 tỷ đồng/năm.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6 - HĐND tỉnh khóa XVIII, HĐND tỉnh chia tổ thảo luận, các thông tin về Kỳ họp Cổng Thông tin điện tử tỉnh tiếp tục cập nhật.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tiếp tục Kỳ họp thứ 6 - HĐND tỉnh khóa XVIII, HĐND tỉnh đã xem xét, cho ý kiến và quyết nghị các đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết thuộc thẩm quyền. Với nhiều nội dung, đề án, chính sách quan trọng về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ năm 2017, điều chỉnh một số quy hoạch, một số phí và lệ phí, việc sắp xếp thôn bản…Đối với tờ trình về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ năm 2017, với quan điểm chỉ đạo phát huy tiềm năng, thế mạnh và mọi nguồn lực thực hiện hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2017. Tăng cường hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các cấp từ tỉnh đến cơ sở HĐND tỉnh thống nhất cao tiếp tục giữ nguyên 31 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2017. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả 05 nhiệm vụ trọng tâm và 03 khâu đột phá chiến lược đã được xác định trong năm 2017; điều chỉnh 4 nhiệm vụ, giải pháp gồm nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới điều chỉnh từ 12 xã lên 15 xã; giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án, công trình trọng điểm; bổ sung nhiệm vụ phấn đấu chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2017 tăng 8-10 bậc, chỉ số PCI tăng từ 4-5 bậc so với năm 2016; hoàn thành thủ tục đưa vào hoạt động thử nghiệm trung tâm hành chính công của tỉnh.
Cho ý kiến đối với tờ trình về việc giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn ngân sách địa phương, HĐND tỉnh dự kiến tổng vốn đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2016-2020 trên 4.600 tỷ đồng; phân bổ theo số được Trung ương giao trên 3.400 tỷ đồng, số vốn dự kiến tăng thu từ nguồn thu tiền sử dụng đất trong giai đoạn 2017-2020 hơn 1.200 tỷ đồng để thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, thực hiện bố trí lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác nhằm huy động tối đa các nguồn lực đầu tư triển khai các công trình, dự án.
Về điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. HĐND tỉnh thống nhất với mục tiêu phát triển ngành thương mại trên cơ sở khái thác những tiềm năng, lợi thế, phù hợp với những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; gắn kết chặt chẽ với sự phát triển chung của cả nước và vùng kinh tế trung du và miền núi phía Bắc. Kết hợp hài hòa giữa phát triển thi trường nội địa và xuất nhập khẩu, chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Phát triển thương mại gắn với phát triển công nghiệp hiệu quả và bền vững, hài hòa với phát triển du lịch, bảo đảm an ninh, quốc phòng, an ninh xã hội và bảo vệ môi trường. Nội dung điều chỉnh, bổ sung gồm: phát triển thương mại theo không gian thị trường, theo các thành phần kinh tế; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại với các trung tâm thương mại, cụm thương mại - dịch vụ, hệ thống siêu thị, cửa hàng tự chọn, cửa hàng tiện ích, quy hoạch mạng lưới chợ, hệ thống hạ tầng Logistics, hạ tầng hội chợ triển lãm kết hợp tổ chức sự kiện, mạng lưới cửa hàng xăng dầu, hệ thống kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, hạ tầng thương mại điện tử…
Các đại biểu dự trao đổi tại Kỳ họp
Về Nghị quyết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) gồm diện tích, cơ cấu các loại đất trong kỳ điều chỉnh; diện tích chuyển mục đích sử dụng đất; diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích trong kỳ điều chỉnh quy hoạch.
Tờ trình về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 12/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định bảng giá đất năm 2015 tại tỉnh Yên Bái HĐND tỉnh thống nhất giữ nguyên bảng giá đất nông nghiệp, thống nhất bổ sung giá đất sử dụng có thời hạn tương ứng 70 năm, điều chỉnh 4 nội dung, bổ sung các tuyến đường mới đồng thời điểu chỉnh cụ thể đối với từng địa phương.
Nội dung sửa đổi, bổ sung quy định về một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Yên Bái (phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản), HĐND tỉnh quyết định theo hướng tiếp tục quy định mức thu phí bằng mức tối đa trong khung mức thu quy định tại nghị định 164 của Chính phủ; ban hành quy định mức thu phí đối với 36 loại khoáng sản, trong đó giữ nguyên mức thu phí đối với 28 loại khoáng sản đã quy định trước đây và bổ sung thêm 8 loại (nhóm) khoáng sản quy định tại nghị định 164 của Chính phủ.
Trong quy định chế độ công tác phí, chế độ tổ chức hội nghị của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Yên Bái, HĐND tỉnh xem xét trên cơ sở kế thừa các nội dung đang được áp dụng tại tỉnh, phù hợp với điều kiện thực tế, khả năng ngân sách của địa phương, có mức tăng phù hợp với mặt bằng chung về khả năng nguồn tài chính của cơ quan, đơn vị và không làm ảnh hưởng đột biến lớn đến tình hình chi tiêu ngân sách trong phạm vi dự toán được giao, đồng thời tăng quyền chủ động cho các cơ quan, đơn vị tự quyết định mức chi trong quy chế chi tiêu nội bộ nhưng không vượt quá mức chi được HĐND tỉnh quy định. Cụ thể về chi công tác phí bằng từ 80-100% mức trung ương quy định, tăng 20-30% so với định mức hiện tại; mức chi tổ chức hội nghị bằng 80% mức trung ương quy định, riêng tổ chức hội nghị tại thành phố Yên Bái quy định bằng mức trung ương quy định.
Về việc sửa đổi, bổ sung một số Nghị quyết của HĐND tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng bổ sung 79 dự án cần thu hồi đất với tổng diện tích 128,48 ha, bổ sung 45 dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa với tổng diện tích 45,88 ha nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đối với các dự án cần thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa tại cánh đồng Mường Lò với diện tích 1,67 ha phục vụ mục tiêu khắc phục khẩn cấp hậu quả bão lũ, thực hiện Đề án sắp xếp quy mô trường lớp học và xây dựng hạ tầng truyền tải điện. Đối với diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang các loại đất khác chủ yếu là trồng cây lâu năm tại huyện Yên Bình, phục vụ cho Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Các dự án thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất đảm bảo các quy định của pháp luật.
Về quy định cụ thể nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường cho các cấp ngân sách thực hiện theo 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Thực hiện chi các nội dung gồm xây dựng quy hoạch, kế hoạch, hoạt động của hệ thống quan trắc, hỗ trợ công tác kiểm soát môi trường của tỉnh, công tác quản lý chất thải, công tác tuyên truyền, kiểm tra, xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường, công tác xử lý ô nhiễm môi trường, hoạt động của cảnh sát môi trường…
Về việc thành lập Trung tâm Hành chính công tỉnh Yên Bái trên cơ sở thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, qua nghiên cứu tham khảo mô hình Trung tâm Hành chính công của một số tỉnh đã thành công cho thấy, việc thành lập Trung tâm Hành chính công của tỉnh Yên Bái là hết sức cần thiết, đáp ứng được yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện có hiệu quả việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại; biên chế Trung tâm Hành chính công nằm trong tổng số biên chế hành chính của tỉnh; sau giai đoạn thử nghiệm (năm 2018-2019) phấn đấu 100% thủ tục hành chính được đưa vào Trung tâm thực hiện.
Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/NQ-HĐND ngày 23/12/2016 của HĐND tỉnh Yên Bái về biên chế công chức hành chính; phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, các hội có tính chất đặc thù và chỉ tiêu hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP tỉnh Yên Bái năm 2017. Theo đó tổng số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập 21.645 người, giảm 588 người. Trong đó sự nghiệp giáo dục và đào tạo 15.799 người; sự nghiệp y tế 3.721 người; sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao, Đài Phát thanh - Truyền hình 800 người; sự nghiệp khoa học 320 người, sự nghiệp khác 1.005 người. Số lượng hợp đồng theo nghị định 68 của Chính phủ 518 chỉ tiêu, điều chỉnh tăng 15 chỉ tiêu.
Đối với việc sắp xếp lại thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, hiện tại thị xã Nghĩa Lộ có 100 thôn, bản, tổ dân phố. Theo dự kiến sau khi sắp xếp lại còn 71 thôn, bản, tổ dân phố (trong đó có 11 thôn, 12 bản và 48 tổ dân phố). Trong số 48 tổ dân phố, có 09 tổ có từ 150 hộ trở lên; 25 tổ có từ 100 đến 150 hộ; 14 tổ dân phố có dưới 100 hộ. Như vậy, đa số các tổ dân phố thị xã Nghĩa Lộ chưa đảm bảo quy mô số hộ gia đình/tổ dân phố theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên do đặc thù Nghĩa Lộ là thị xã miền núi vùng cao có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, mỗi dân tộc có lịch sử, phong tục tập quán riêng, lâu đời; địa hình tự nhiên bị chia cắt bởi những con suối, núi đồi; dân cư sống không tạp trung, có những khu dân cư hình thành biệt lập, không thể sáp nhập hay ghép vào các khu dân cư khác.
Về việc quy định mức chi bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Yên Bái, dự kiến các mức bồi dưỡng lần lượt là 100.000đ, 80.000đ, 50.000đ/ngày/người tùy từng vị trí công tác, cơ quan thực hiện nhiệm vụ.
Tờ trình quy định mức trích (tỉ lệ phần trăm)) từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái. HĐND tỉnh xem xét, thống nhất đề nghị thông qua quy định: Đối với Thanh tra tỉnh được trích 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 10 tỷ đồng/năm; được trích thêm 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối vứi số nộp từ trên 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng/năm; được trích thêm 10% trên tống số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 20 tỷ đồng/năm. Đối với thanh tra các sở, thanh tra các huyện, thị xã, thành phố: Được trích 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 2 tỷ đồng/năm; được trích thêm 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 2 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng/năm; được trích thêm 10% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 3 tỷ đồng/năm.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6 - HĐND tỉnh khóa XVIII, HĐND tỉnh chia tổ thảo luận, các thông tin về Kỳ họp Cổng Thông tin điện tử tỉnh tiếp tục cập nhật.