Trợ giúp pháp lý là một chính sách bảo đảm quyền con người, quyền công dân và là một bộ phận của tổng thể các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, chính sách dân tộc và ưu đãi xã hội của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) số 11/2017/QH14 có hiệu lực thịnh hành từ ngày 01/01/2018 và thay thế Luật Trợ giúp pháp lý 69/2006/QH11. Dưới đây là một số điểm mới của Luật với những nội dung cụ thể như sau:
Ảnh minh họa
- Về tên gọi tại Điều 4 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định rõ tiêu đề là “Chính sách của Nhà nước về trợ giúp pháp lý” như vậy về bản chất và vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo trợ giúp pháp lý là thực chất và cụ thể hơn, sẽ có nhiều chính sách đảm bảo hơn so với Luật TGPL năm 2006.
- So với Luật TGPL năm 2006, Luật TGPL năm 2017 đã bổ sung 01 Điều (Điều 5) quy định về nguồn tài chính cho công tác TGPL, theo đó bao gồm nguồn ngân sách nhà nước; đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và các nguồn hợp pháp khác, như vậy nguồn tài chính cho hoạt động này cũng sẽ được đảm bảo hơn.
- Về diện các đối tượng được trợ giúp pháp lý đã mở rộng hơn về số lượng, cụ thể: có 7 nhóm đối tượng
1. Người có công với cách mạng.
2. Người thuộc hộ nghèo.
3. Trẻ em.
4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
b) Người nhiễm chất độc da cam;
c) Người cao tuổi;
d) Người khuyết tật;
đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
e) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
g) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
h) Người nhiễm HIV.
Ngoài ra Luật TGPL 2017 cũng đã tập trung và làm rõ các nội dung về: Nâng cao chất lượng dịch vụ và chuyên nghiệp hóa hoạt động Trợ giúp pháp lý thông qua việc chuẩn hóa đội ngũ người thực hiện Trợ giúp pháp lý, quy định tiêu chuẩn tham gia thực hiện Trợ giúp pháp lý đối với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật và quản lý chất lượng vụ việc Trợ giúp pháp lý; Tập trung thực hiện vụ việc Trợ giúp pháp lý theo đúng bản chất của hoạt động Trợ giúp pháp lý; Bổ sung các quy định về trình tự thực hiện Trợ giúp pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho người được Trợ giúp pháp lý, nhất là việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong hoạt động tố tụng; Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động Trợ giúp pháp lý, đặc biệt quy định rõ hơn trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng; Nâng cao vai trò của Sở Tư pháp thông qua việc ký hợp đồng với các tổ chức tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý; Sắp xếp, tinh gọn các Chi nhánh của Trung tâm Trợ giúp pháp lý của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, quy định chặt chẽ điều kiện thành lập Chi nhánh.
Ban Chính sách - Luật pháp
Trợ giúp pháp lý là một chính sách bảo đảm quyền con người, quyền công dân và là một bộ phận của tổng thể các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, chính sách dân tộc và ưu đãi xã hội của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) số 11/2017/QH14 có hiệu lực thịnh hành từ ngày 01/01/2018 và thay thế Luật Trợ giúp pháp lý 69/2006/QH11. Dưới đây là một số điểm mới của Luật với những nội dung cụ thể như sau:- Về tên gọi tại Điều 4 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định rõ tiêu đề là “Chính sách của Nhà nước về trợ giúp pháp lý” như vậy về bản chất và vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo trợ giúp pháp lý là thực chất và cụ thể hơn, sẽ có nhiều chính sách đảm bảo hơn so với Luật TGPL năm 2006.
- So với Luật TGPL năm 2006, Luật TGPL năm 2017 đã bổ sung 01 Điều (Điều 5) quy định về nguồn tài chính cho công tác TGPL, theo đó bao gồm nguồn ngân sách nhà nước; đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và các nguồn hợp pháp khác, như vậy nguồn tài chính cho hoạt động này cũng sẽ được đảm bảo hơn.
- Về diện các đối tượng được trợ giúp pháp lý đã mở rộng hơn về số lượng, cụ thể: có 7 nhóm đối tượng
1. Người có công với cách mạng.
2. Người thuộc hộ nghèo.
3. Trẻ em.
4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
b) Người nhiễm chất độc da cam;
c) Người cao tuổi;
d) Người khuyết tật;
đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
e) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
g) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
h) Người nhiễm HIV.
Ngoài ra Luật TGPL 2017 cũng đã tập trung và làm rõ các nội dung về: Nâng cao chất lượng dịch vụ và chuyên nghiệp hóa hoạt động Trợ giúp pháp lý thông qua việc chuẩn hóa đội ngũ người thực hiện Trợ giúp pháp lý, quy định tiêu chuẩn tham gia thực hiện Trợ giúp pháp lý đối với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật và quản lý chất lượng vụ việc Trợ giúp pháp lý; Tập trung thực hiện vụ việc Trợ giúp pháp lý theo đúng bản chất của hoạt động Trợ giúp pháp lý; Bổ sung các quy định về trình tự thực hiện Trợ giúp pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho người được Trợ giúp pháp lý, nhất là việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong hoạt động tố tụng; Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động Trợ giúp pháp lý, đặc biệt quy định rõ hơn trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng; Nâng cao vai trò của Sở Tư pháp thông qua việc ký hợp đồng với các tổ chức tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý; Sắp xếp, tinh gọn các Chi nhánh của Trung tâm Trợ giúp pháp lý của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, quy định chặt chẽ điều kiện thành lập Chi nhánh.
Ban Chính sách - Luật pháp