1. Lịch sử ngày 8/3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Lịch sử ngày 8-3 bắt đầu từ phong trào của nữ công nhân ngành dệt nước Mỹ vào cuối thế kỳ XIX. Ngày 8/3/1857, các công nhân ngành dệt đứng dậy chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại thành phố New York. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.
Khoảng 50 năm sau, ngày 8/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York đòi tăng lương, giảm giờ làm việc và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28/2/1909.
Tuy nhiên, đến ngày 8/3/1910, tại Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ 2 (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch Hội nghị là bà Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã quyết định chọn ngày 8/3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: "Ngày làm việc 8 giờ", "Việc làm ngang nhau", "Bảo vệ bà mẹ và trẻ em".
Từ đó, ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.
Ở nước ta, vào ngày 8/3 còn là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi, giang sơn đất Việt.
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của các Lạc hầu, Lạc tướng, của những người yêu nước ở khắp các thị quận và đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa.
Được sự ủng hộ đông đảo của các lực lượng, cuộc Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã lan rộng khắp nơi. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà Trưng, cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi, đập tan chính quyền đô hộ, buộc tướng Tô Định phải cải trang, cắt tóc, cạo râu trốn về nước.
Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Bà Trưng Trắc được các tướng lĩnh và nhân dân suy tôn làm vua. Bà lên ngôi và lấy niên hiệu là Trưng Nữ Vương; đóng đô ở Mê Linh (huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay).
Năm 42, nhà Hán lại kéo quân sang xâm lược nước ta. Hai Bà lại một lần nữa ra quân, phất cờ khởi nghĩa, bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, do chênh lệch thế lực với địch quá lớn nên cuộc khởi nghĩa chỉ kéo dài 2 năm. Hai Bà đã hy sinh anh dũng để bảo vệ dân tộc.
Thắng lợi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà trưng được đánh giá là một bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, cuộc khởi nghĩa cũng là một minh chứng cho sức mạnh của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử nhân loại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tại Việt Nam, để thể hiện sự tôn vinh những người phụ nữ, một nửa thế giới, người ta thường tổ chức rất trang trọng, tràn ngập hoa và những lời chúc tốt đẹp. Ngày 8/3 cũng là ngày nam giới thể hiện sự chăm sóc yêu thương cho người phụ nữ mà họ yêu quý.
2. Công tác tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19
- Các cấp Hội chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến từng thôn/bản, chi/tổ Hội phụ nữ và khu dân cư. Hướng dẫn hội viên phụ nữ và các gia đình thực hiện tổng vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, khử trùng tại nơi ở, nơi làm việc, trường học. Hướng dẫn các bậc cha, mẹ kiến thức để giúp trẻ tăng sức đề kháng, phòng bệnh tại gia đình. Tuân thủ đúng quy định, khuyến cáo của ngành Y tế nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh như: hạn chế tiếp xúc với người khác; thường xuyên rửa tay với xà phòng; lau chùi vật dụng bằng chất tẩy rửa thông thường; đeo khẩu trang đến nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông…Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở cần liên lạc ngay với các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị hoặc liên hệ đường dây nóng tại tỉnh Yên Bái
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông của Hội như trang Web, trang mạng xã hội facebook; Zalo....Phát hiện và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền các trường hợp đưa thông tin không chính xác, gây hoang mang, ảnh hưởng đến đời sống hội viên phụ nữ và nhân dân.
3. Công tác tuyên truyền phòng, chống dịch cúm gia cầm
- Các cấp hội xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền, thông tin chính xác, kịp thời tới các thôn/bản; chi/tổ Hội; hội viên phụ nữ và nhân dân về diễn biến tình hình dịch cúm A(H5N1) và các biện pháp phòng chống dịch theo nguyên tắc vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch theo chỉ đạo của chính quyền địa phương vừa sản xuất, tiêu thụ, tránh gây hoang mang trong hội viên và nhân dân (cử các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Hội LHPN cấp huyện, cấp xã đến từng hộ gia đình hội viên phụ nữ có chăn nuôi gia cầm tại các chi/tổ Hội để thông tin tuyên truyền)
- Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, trang Web của Hội, trang mạng xã hội facebook; Zalo…Kịp thời tuyên truyền, cổ vũ những cách làm/hành động/gương điển hình của các cấp Hội, hội viên phụ nữ tích cực tham gia phòng, chống dịch cúm A(H5N1) tại địa phương
4. Hội LHPN các cấp cần làm gì để góp phần vào thắng lợi của Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII
- Tổ chức thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng các cấp, tạo thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, hiệu quả, phát huy trí tuệ của cán bộ, hội viên, phụ nữ.
- Tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng các cấp, đặc biệt là nội dung liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, vấn đề bình đẳng giới.
- Việc tổ chức lấy ý kiến phải thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức. Căn cứ tình hình cụ thể từng đơn vị, địa phương để lựa chọn cách lấy ý kiến phù hợp. Cần định hướng, gợi mở những nội dung quan trọng, những vấn đề liện quan đến phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới.
- Coi trọng lấy ý kiến thống qua hội nghị, hội thảo, phương tiện thông tin đại chúng và các diễn đàn khác phù hợp với từng nhóm hội viên, phụ nư.
- Phát huy dân chủ, cầu thị, lắng nghe, khuyến khích tìm tòi, sáng tạo, nhưng luôn tỉnh táo, cảnh giác với mọi âm mưu lợi dụng việc góp ý để xuyên tác, chống phá.
Ban Biên tập
1. Lịch sử ngày 8/3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Lịch sử ngày 8-3 bắt đầu từ phong trào của nữ công nhân ngành dệt nước Mỹ vào cuối thế kỳ XIX. Ngày 8/3/1857, các công nhân ngành dệt đứng dậy chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại thành phố New York. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.
Khoảng 50 năm sau, ngày 8/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York đòi tăng lương, giảm giờ làm việc và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28/2/1909.
Tuy nhiên, đến ngày 8/3/1910, tại Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ 2 (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch Hội nghị là bà Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã quyết định chọn ngày 8/3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: "Ngày làm việc 8 giờ", "Việc làm ngang nhau", "Bảo vệ bà mẹ và trẻ em".
Từ đó, ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.
Ở nước ta, vào ngày 8/3 còn là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi, giang sơn đất Việt.
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của các Lạc hầu, Lạc tướng, của những người yêu nước ở khắp các thị quận và đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa.
Được sự ủng hộ đông đảo của các lực lượng, cuộc Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã lan rộng khắp nơi. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà Trưng, cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi, đập tan chính quyền đô hộ, buộc tướng Tô Định phải cải trang, cắt tóc, cạo râu trốn về nước.
Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Bà Trưng Trắc được các tướng lĩnh và nhân dân suy tôn làm vua. Bà lên ngôi và lấy niên hiệu là Trưng Nữ Vương; đóng đô ở Mê Linh (huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay).
Năm 42, nhà Hán lại kéo quân sang xâm lược nước ta. Hai Bà lại một lần nữa ra quân, phất cờ khởi nghĩa, bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, do chênh lệch thế lực với địch quá lớn nên cuộc khởi nghĩa chỉ kéo dài 2 năm. Hai Bà đã hy sinh anh dũng để bảo vệ dân tộc.
Thắng lợi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà trưng được đánh giá là một bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, cuộc khởi nghĩa cũng là một minh chứng cho sức mạnh của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử nhân loại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tại Việt Nam, để thể hiện sự tôn vinh những người phụ nữ, một nửa thế giới, người ta thường tổ chức rất trang trọng, tràn ngập hoa và những lời chúc tốt đẹp. Ngày 8/3 cũng là ngày nam giới thể hiện sự chăm sóc yêu thương cho người phụ nữ mà họ yêu quý.
2. Công tác tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19
- Các cấp Hội chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến từng thôn/bản, chi/tổ Hội phụ nữ và khu dân cư. Hướng dẫn hội viên phụ nữ và các gia đình thực hiện tổng vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, khử trùng tại nơi ở, nơi làm việc, trường học. Hướng dẫn các bậc cha, mẹ kiến thức để giúp trẻ tăng sức đề kháng, phòng bệnh tại gia đình. Tuân thủ đúng quy định, khuyến cáo của ngành Y tế nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh như: hạn chế tiếp xúc với người khác; thường xuyên rửa tay với xà phòng; lau chùi vật dụng bằng chất tẩy rửa thông thường; đeo khẩu trang đến nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông…Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở cần liên lạc ngay với các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị hoặc liên hệ đường dây nóng tại tỉnh Yên Bái
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông của Hội như trang Web, trang mạng xã hội facebook; Zalo....Phát hiện và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền các trường hợp đưa thông tin không chính xác, gây hoang mang, ảnh hưởng đến đời sống hội viên phụ nữ và nhân dân.
3. Công tác tuyên truyền phòng, chống dịch cúm gia cầm
- Các cấp hội xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền, thông tin chính xác, kịp thời tới các thôn/bản; chi/tổ Hội; hội viên phụ nữ và nhân dân về diễn biến tình hình dịch cúm A(H5N1) và các biện pháp phòng chống dịch theo nguyên tắc vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch theo chỉ đạo của chính quyền địa phương vừa sản xuất, tiêu thụ, tránh gây hoang mang trong hội viên và nhân dân (cử các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Hội LHPN cấp huyện, cấp xã đến từng hộ gia đình hội viên phụ nữ có chăn nuôi gia cầm tại các chi/tổ Hội để thông tin tuyên truyền)
- Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, trang Web của Hội, trang mạng xã hội facebook; Zalo…Kịp thời tuyên truyền, cổ vũ những cách làm/hành động/gương điển hình của các cấp Hội, hội viên phụ nữ tích cực tham gia phòng, chống dịch cúm A(H5N1) tại địa phương
4. Hội LHPN các cấp cần làm gì để góp phần vào thắng lợi của Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII
- Tổ chức thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng các cấp, tạo thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, hiệu quả, phát huy trí tuệ của cán bộ, hội viên, phụ nữ.
- Tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng các cấp, đặc biệt là nội dung liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, vấn đề bình đẳng giới.
- Việc tổ chức lấy ý kiến phải thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức. Căn cứ tình hình cụ thể từng đơn vị, địa phương để lựa chọn cách lấy ý kiến phù hợp. Cần định hướng, gợi mở những nội dung quan trọng, những vấn đề liện quan đến phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới.
- Coi trọng lấy ý kiến thống qua hội nghị, hội thảo, phương tiện thông tin đại chúng và các diễn đàn khác phù hợp với từng nhóm hội viên, phụ nư.
- Phát huy dân chủ, cầu thị, lắng nghe, khuyến khích tìm tòi, sáng tạo, nhưng luôn tỉnh táo, cảnh giác với mọi âm mưu lợi dụng việc góp ý để xuyên tác, chống phá.