Thời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ việc trẻ em bị xâm hại, bắt cóc, thậm chí bị sát hại thương tâm. Không ít vụ việc kẻ thủ ác đã tìm hiểu lịch trình, thói quen... của nạn nhân từ những thông tin được chính người thân các em chủ động đưa lên mạng xã hội. Vấn đề này đã đặt ra một câu hỏi: Môi trường sống nào để trẻ em được an toàn?
ảnh minh họa
Khoản 11 Điều 6 Luật trẻ em năm 2016 quy định “cấm công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em”.
Tuy nhiên, không hiếm gặp trên facebook hình ảnh bố mẹ rất hay đăng tải ảnh của con trên 7 tuổi để khoe một cách hết sức vô tư, vui vẻ mà cũng không cần bận tâm xem quy định pháp luật như thế nào về vấn đề đăng ảnh con.
Điều 6 Luật trẻ em năm 2016 quy định các hành vi cấm như cấm tước đoạt quyền sống của trẻ em; cấm bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; cấm xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em... Đây là những quy định cấm hết sức đúng đắn, nhân văn. Tuy nhiên, thực tế, trong xã hội vẫn không hiếm gặp các trường hợp xâm hại tình dục, bóc lột trẻ em mà các cơ quan báo chí, truyền thông đã đăng tải.
Đặc biệt, trong bối cảnh môi trường mạng phát triển như vũ bão hiện nay thì việc quy định pháp luật liên quan đến trẻ em trên môi trường mạng rất quan trọng và có ý nghĩa. Chính vì lẽ đó, Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em đã dành hẳn 1 chương là chương IV về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Như vậy, Nghị định 56/2017/NĐ-CP đã nêu ra các chủ thể phải có trách nhiệm truyền thông, giáo dục, nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng bao gồm tổ chức quản lý nhà nước; cha, mẹ, người giáo dục, chăm sóc trẻ em; tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng... Điều này là hoàn toàn đúng nhưng vấn đề đặt ra là giữa rất nhiều chủ thể như vậy thì chủ thể nào đóng vai trò quyết định?
Thông thường khi mùa hè đến, trẻ em ở các thành phố thường được bố mẹ cho về quê chơi để khám phá cuộc sống nông thôn đầy màu sắc. Tuy nhiên, liệu có an toàn khi hiện nay nhiều vùng quê đã đô thị hóa nhanh chóng. Đi liền với sự phát triển kinh tế thì cũng để lại những hậu quả xấu về môi trường, lối sống...
Ở nông thôn cũng đã phủ sóng internet. Nếu trẻ em về quê không được đi chăn trâu, thả diều, đá bóng mà suốt ngày xem ti vi, lướt facebook thì việc ở quê và ở thành phố không khác nhau là mấy.
Không có gì thay thế được tình cảm, sự quan tâm của bố mẹ đối với con cái. Bố mẹ, những người sát sườn nhất với trẻ em cần phải thay đổi quan điểm sống, và cũng cần phải điều chỉnh kỹ năng sống. Đừng phó mặc việc nuôi con cho ông bà, cho người giúp việc, cho nhà trường. Bố mẹ mới là người có trách nhiệm cao nhất, lớn nhất về chăm sóc trẻ em.
Khi và chỉ khi bố mẹ toàn tâm, toàn ý lo lắng cho con cái thì khi đó, trẻ em mới thực sự được sống trong môi trường gia đình hoàn hảo và mới có điều kiện phát triển tâm sinh lý tốt nhất.
Truyền thông, giáo dục, nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông; về giáo dục, đào tạo; về giáo dục nghề nghiệp; về trẻ em; các tổ chức hoạt động vì trẻ em; tổ chức hoạt động trên môi trường mạng có trách nhiệm truyền thông nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực, phổ biến kỹ năng cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên, trẻ em và cơ quan, tổ chức có liên quan về lợi ích, tác động tiêu cực của môi trường mạng đối với trẻ em; về việc phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, an toàn thông tin và các lĩnh vực có liên quan.
Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng an toàn cho trẻ em khi tham gia môi trường mạng; trẻ em có bổn phận tìm hiểu, học kiến thức, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng.
Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải hướng dẫn việc sử dụng dịch vụ, sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, tiếp cận thông tin để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
(Điều 34 Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em)
Theo phunuvietnam.vn
Thời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ việc trẻ em bị xâm hại, bắt cóc, thậm chí bị sát hại thương tâm. Không ít vụ việc kẻ thủ ác đã tìm hiểu lịch trình, thói quen... của nạn nhân từ những thông tin được chính người thân các em chủ động đưa lên mạng xã hội. Vấn đề này đã đặt ra một câu hỏi: Môi trường sống nào để trẻ em được an toàn?Khoản 11 Điều 6 Luật trẻ em năm 2016 quy định “cấm công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em”.
Tuy nhiên, không hiếm gặp trên facebook hình ảnh bố mẹ rất hay đăng tải ảnh của con trên 7 tuổi để khoe một cách hết sức vô tư, vui vẻ mà cũng không cần bận tâm xem quy định pháp luật như thế nào về vấn đề đăng ảnh con.
Điều 6 Luật trẻ em năm 2016 quy định các hành vi cấm như cấm tước đoạt quyền sống của trẻ em; cấm bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; cấm xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em... Đây là những quy định cấm hết sức đúng đắn, nhân văn. Tuy nhiên, thực tế, trong xã hội vẫn không hiếm gặp các trường hợp xâm hại tình dục, bóc lột trẻ em mà các cơ quan báo chí, truyền thông đã đăng tải.
Đặc biệt, trong bối cảnh môi trường mạng phát triển như vũ bão hiện nay thì việc quy định pháp luật liên quan đến trẻ em trên môi trường mạng rất quan trọng và có ý nghĩa. Chính vì lẽ đó, Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em đã dành hẳn 1 chương là chương IV về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Như vậy, Nghị định 56/2017/NĐ-CP đã nêu ra các chủ thể phải có trách nhiệm truyền thông, giáo dục, nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng bao gồm tổ chức quản lý nhà nước; cha, mẹ, người giáo dục, chăm sóc trẻ em; tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng... Điều này là hoàn toàn đúng nhưng vấn đề đặt ra là giữa rất nhiều chủ thể như vậy thì chủ thể nào đóng vai trò quyết định?
Thông thường khi mùa hè đến, trẻ em ở các thành phố thường được bố mẹ cho về quê chơi để khám phá cuộc sống nông thôn đầy màu sắc. Tuy nhiên, liệu có an toàn khi hiện nay nhiều vùng quê đã đô thị hóa nhanh chóng. Đi liền với sự phát triển kinh tế thì cũng để lại những hậu quả xấu về môi trường, lối sống...
Ở nông thôn cũng đã phủ sóng internet. Nếu trẻ em về quê không được đi chăn trâu, thả diều, đá bóng mà suốt ngày xem ti vi, lướt facebook thì việc ở quê và ở thành phố không khác nhau là mấy.
Không có gì thay thế được tình cảm, sự quan tâm của bố mẹ đối với con cái. Bố mẹ, những người sát sườn nhất với trẻ em cần phải thay đổi quan điểm sống, và cũng cần phải điều chỉnh kỹ năng sống. Đừng phó mặc việc nuôi con cho ông bà, cho người giúp việc, cho nhà trường. Bố mẹ mới là người có trách nhiệm cao nhất, lớn nhất về chăm sóc trẻ em.
Khi và chỉ khi bố mẹ toàn tâm, toàn ý lo lắng cho con cái thì khi đó, trẻ em mới thực sự được sống trong môi trường gia đình hoàn hảo và mới có điều kiện phát triển tâm sinh lý tốt nhất.
Truyền thông, giáo dục, nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông; về giáo dục, đào tạo; về giáo dục nghề nghiệp; về trẻ em; các tổ chức hoạt động vì trẻ em; tổ chức hoạt động trên môi trường mạng có trách nhiệm truyền thông nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực, phổ biến kỹ năng cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên, trẻ em và cơ quan, tổ chức có liên quan về lợi ích, tác động tiêu cực của môi trường mạng đối với trẻ em; về việc phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, an toàn thông tin và các lĩnh vực có liên quan.
Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng an toàn cho trẻ em khi tham gia môi trường mạng; trẻ em có bổn phận tìm hiểu, học kiến thức, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng.
Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải hướng dẫn việc sử dụng dịch vụ, sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, tiếp cận thông tin để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
(Điều 34 Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em)
Theo phunuvietnam.vn