Xin ý kiến góp ý vào Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Yên Bái lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
PHỤ NỮ YÊN BÁI ĐOÀN KẾT, SÁNG TẠO, KHÁT VỌNG VƯƠN LÊN VÌ HẠNH PHÚC CỦA PHỤ NỮ; XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỘI VỮNG MẠNH, GÓP PHẦN XÂY DỰNG TỈNH YÊN BÁI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh khóa XV
trình tại Đại hội Đại biểu Phụ nữ tỉnh Yên Bái lần thứ XVI)
Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Yên Bái lần thứ XVI diễn ra trong thời điểm quan trọng: là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; đất nước trải qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới; tỉnh Yên Bái đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện trên các lĩnh vực. Với tinh thần “Đoàn kết – Sáng tạo – Hội nhập – Phát triển”, Đại hội có nhiệm vụ: Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XV; Kiểm điểm hoạt động của Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2016 - 2021; Quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động Hội và phong trào Phụ nữ nhiệm kỳ 2021 - 2026; Góp ý văn kiện đại hội Hội cấp trên; Bầu Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 và bầu đại biểu đi dự Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII.
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ PHONG TRÀO PHỤ NỮ VÀ HOẠT ĐỘNG HỘI
NHIỆM KỲ 2016 – 2021
I. ĐÁNH GIÁ PHONG TRÀO PHỤ NỮ
Yên Bái là tỉnh miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên 6.889 km2, dân số trên 83 vạn người, trên 30 dân tộc cùng sinh sống (dân tộc thiểu số chiếm gần 53,74%); 9 đơn vị hành chính cấp huyện (trong đó 02 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải nằm trong nhóm 1 thuộc huyện đặc biệt khó khăn của cả nước), 173 xã/phường/thị trấn (trong đó có 59 xã đặc biệt khó khăn); tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên là 215.794 người, trong đó hội viên tham gia sinh hoạt là 154.091 hội viên.
Phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, 5 năm qua, phụ nữ các dân tộc tỉnh Yên Bái luôn phát huy truyền thống, đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, tích cực học tập nâng cao trình độ, đổi mới, sáng tạo trong lao động sản xuất, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Trung ương và tỉnh phát động, đặc biệt là phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong các tầng lớp phụ nữ, đóng góp hiệu quả trên các lĩnh vực, chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự, từng bước khẳng định được vị thế, vai trò của mình trong gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, tỉnh Yên Bái chịu nhiều tác động tiêu cực từ tình hình thời tiết biến đổi cực đoan, rét đậm, rét hại kéo dài, lũ ống, lũ quét, ngập úng, sạt lở đất nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhân dân và cơ sở hạ tầng của tỉnh; tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống, sinh hoạt của nhân dân nói chung cũng như phong trào phụ nữ và hoạt động Hội. Trong bối cảnh đó, các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền tích cực hưởng ứng, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong lĩnh vực chính trị:
Các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh đã chủ động trong tham gia xây dựng Đảng và chính quyền, tham gia ý kiến vào văn kiện Đại hội Đảng các cấp, hăng hái tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026. Tỷ lệ nữ đảng viên, nữ tham gia cấp ủy, tham gia Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đều tăng[1]. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nữ tăng cả về số lượng và chất lượng. Chị em đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Đảng, tận tụy, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, không ngừng học tập, rèn luyện, đổi mới, sáng tạo, tiếp cận nhanh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, vận động quần chúng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nhiều chị được tín nhiệm giao trọng trách, giữ cương vị lãnh đạo, quản lý của tỉnh, của ngành [2].
Trong lĩnh vực kinh tế - lao động việc làm:
Lực lượng lao động nữ chiếm trên 50% trong sản xuất nông - lâm nghiệp và dịch vụ thương mại, chị em đã tích cực trong phong trào thi đua lao động sản xuất, liên kết 4 nhà phục vụ nông nghiệp nông thôn; nghiên cứu, học hỏi, tiếp cận các nguồn vốn; tích cực tham gia các chương trình, đề án chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi; mạnh dạn đầu tư để mở rộng sản xuất ngành nghề phù hợp, áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới phương thức tổ chức sản xuất, góp phần bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, giảm nghèo bền vững gắn với bảo vệ môi trường và góp phần đáng kể vào phong trào thi đua “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới”. Qua đó, đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trong phong trào làm kinh tế giỏi thu nhập từ 500 triệu đồng/năm[3].
Đội ngũ nữ công nhân viên chức lao động ở mọi ngành nghề, lĩnh vực tăng cả về số lượng và chất lượng với 26.327 người (chiếm 62,2% tổng số công nhân viên chức lao động), trong đó 62,5% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Chị em hăng hái thi đua thực hiện phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trong khối sản xuất, kinh doanh - Bưu chính viễn thông chị em đã không ngừng thi đua học tập, lao động sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin, có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật làm lợi cho đơn vị, doanh nghiệp hàng tỷ đồng. Luôn bám sát thị trường, đổi mới dịch vụ cung cấp phục vụ người tiêu dùng hàng hóa sản phẩm phong phú, đa dạng, chất lượng tốt hơn, tăng cường liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm, hàng năm đóng góp hàng tỷ đồng cho ngân sách nhà nước[4]. Nhiều chị vinh dự được nhận Bằng khen của Trung ương và của tỉnh [5].
Chị em phụ nữ ngành xây dựng, giao thông vận tải, môi trường đô thị: Làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, công việc lưu động, song không quản ngại khó khăn vất vả, làm việc tăng ca thêm giờ để hoàn thành nhiệm vụ, góp phần giữ gìn đô thị xanh, sạch, đẹp, văn minh.
Những nỗ lực trong lĩnh vực phát triển kinh tế, chị em phụ nữ đã đóng góp tích cực góp phần cùng toàn tỉnh tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 6,64%; thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 32,21% năm 2016, xuống còn 7,04% năm 2020, hoàn thành trước 01 năm so với kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020.
Trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch:
Các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh tích cực tham gia thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; có vai trò quan trọng trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc và các địa phương thông qua các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, câu lạc bộ, tổ nhóm,… đặc biệt thông qua hoạt động Lễ hội[6] giới thiệu, quảng bá hình ảnh quê hương, con người Yên Bái tới bạn bè trong nước và quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể có nhiều Nghệ nhân, Nghệ nhân ưu tú là nữ, đóng góp vào việc giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc, phát triển các nghề truyền thống, bảo tồn và khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống để phục vụ phát triển du lịch, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh [7].
Phong trào văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao quần chúng được phụ nữ tích cực hưởng ứng và thu hút đông đảo chị em tham gia. Cuộc vận động “Mỗi phụ nữ chọn một hình thức văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp” đã xuất hiện nhiều tổ, nhóm, câu lạc bộ đọc sách, hát dân ca và yoga, rumba, erobic, dân vũ, góp phần nâng cao dân trí và làm phong phú đời sống tinh thần, nâng cao sức khỏe của chị em. Toàn tỉnh đã xây dựng và duy trì được 1.627 đội văn nghệ quần chúng và 510 câu lạc bộ thể dục thể thao, trong đó có sự tham gia tích cực của chị em, nhiều nữ vận động viên tham gia các giải thể thao phong trào và thể thao thành tích cao toàn quốc và tại tỉnh đạt thành tích cao[8].
Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học – công nghệ:
Phụ nữ ngành Giáo dục - Đào tạo: Với 65,3% trong tổng số cán bộ toàn ngành, trong những năm qua các chị đã không ngừng rèn luyện, học tập nâng cao trình độ, phát huy tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp “Trồng người”, tích cực hưởng ứng phong trào “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”, phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” và các cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng “trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc”, đến nay toàn tỉnh có 282 chị có trình độ thạc sĩ (chiếm 60,1%); 6 chị có trình độ tiến sĩ (chiếm 37,5%). Trong nhiệm kỳ có thêm 11 nữ nhà giáo ưu tú. Số lượng học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp Quốc gia năm sau cao hơn năm trước. Thành tựu Giáo dục và Đào tạo 5 năm qua có sự đóng góp tích cực của đội ngũ nữ cán bộ quản lý và giáo viên.
Phụ nữ ngành Y tế: Với trên 62% lực lượng lao động nữ, mặc dù làm việc trong điều kiện môi trường độc hại dễ bị lây nhiễm bởi dịch bệnh và phải thường xuyên tiếp xúc với chất thải, hoá chất độc hại, tia phóng xạ, với phương châm “sáng y đức, giỏi chuyên môn” và thực hiện phong trào "Vì sự tiến bộ phụ nữ y tế", chị em đã không ngừng phấn đấu, tích cực tiếp cận kỹ thuật mới, nâng cao tay nghề, thực hiện tốt 12 điều y đức, nâng cao chất lượng khám và điều trị cho nhân dân, đặc biệt trong ứng phó với dịch bệnh Covid-19, đội ngũ nữ cán bộ, nhân viên y tế đã kiên cường, tận tụy hết mình trên tuyến đầu chống dịch, đóng góp tích cực vào thành tích chung của ngành Y tế tỉnh nhà. Đến nay toàn tỉnh có…….. thạc sỹ, tiến sỹ…., trong nhiệm kỳ có thêm 01 nữ “Thầy thuốc nhân dân” và 12 nữ “Thầy thuốc ưu tú”.[9]
Chị em phụ nữ trong lĩnh vực Khoa học - Công nghệ luôn chủ động, say mê trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và thành tựu khoa học công nghệ đặc biệt cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện 250 đề tài, dự án khoa học công nghệ, mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trên các lĩnh vực, trong đó phụ nữ làm chủ ..... đề tài, dự án, mô hình; nhiều đề tài, dự án lĩnh vực nông, lâm nghiệp, y tế, an ninh... có tính khả thi, được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao, bảo vệ môi trường sinh thái[10].
Trong lĩnh vực gia đình: Với thiên chức là người mẹ người thầy đầu tiên của con người, chị em có vai trò quan trọng trong giáo dục, nuôi dưỡng thế hệ trẻ, chăm sóc, bảo vệ các thành viên trong gia đình trước những cám dỗ, mặt trái của cơ chế thị trường, nhất là trong bối cảnh xã hội mới làm biến đổi những giá trị của gia đình. Phụ nữ luôn tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức Phụ nữ Việt Nam “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”; tích cực lao động nâng cao thu nhập, tổ chức tốt cuộc sống gia đình, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết yêu thương và xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh và đối ngoại:
Chị em tích cực tham gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trên không gian mạng, chống âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Là hậu phương vững chắc, kịp thời thăm hỏi động viên con, em và gia đình có người thân đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc nơi biên giới, hải đảo; vận động con, em thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự. Phụ nữ trong lực lượng vũ trang đã nêu cao phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, năng lực trí tuệ, chủ động, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới[11].
Trong lĩnh vực đối ngoại: Chị em luôn tích cực học tập, cập nhật kiến thức, chủ động tham gia vào hoạt động đối ngoại nhân dân, tranh thủ sự hỗ trợ, hợp tác, thu hút đầu tư. Chị em phụ nữ ở cơ sở, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã tích cực thực hiện có hiệu quả các hoạt động do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.
Phụ nữ cao tuổi là chỗ dựa tinh thần, lưu giữ các giá trị truyền thống, truyền thụ kiến thức, kỹ năng cho thế hệ trẻ. Nữ thanh niên tích cực học tập, lao động, xung kích, tình nguyện trong phong trào thi đua, phát triển kinh tế, phát triển cộng đồng. Phụ nữ các dân tộc thiểu số luôn đoàn kết, cần cù lao động, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chung tay xây dựng đời sống văn hóa mới. Phụ nữ các tôn giáo tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, sống “tốt đời đẹp đạo”, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Nhóm phụ nữ yếu thế, dễ bị tổn thương, khuyết tật đã khắc phục hoàn cảnh khó khăn, tự tin, phát huy năng lực, thuận lợi hơn hòa nhập vào đời sống xã hội.
Có thể khẳng định, 5 năm qua, phụ nữ các dân tộc tỉnh Yên Bái luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, phát huy truyền thống tốt đẹp, đoàn kết, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực lao động, công tác, đời sống xã hội. Đã có 485 tập thể, 339 cá nhân phụ nữ tiêu biểu được nhận các giải thưởng, danh hiệu cao quí của Đảng và Nhà nước, Bằng khen của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và tỉnh.
Tuy nhiên, trước tác động tiêu cực của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, rét đậm, rét hại, lũ ống, lũ quét, ngập úng, sạt lở đất đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, việc làm, thu nhập, sức khỏe, an toàn của phụ nữ, gia đình và cộng đồng, đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận phụ nữ còn khó khăn. Phụ nữ nông thôn được đào tạo nghề còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, bạo lực phụ nữ, xâm hại trẻ em, môi trường sống chưa đảm bảo an toàn còn xảy ra. Vẫn còn tình trạng bất bình đẳng giới, định kiến giới xảy ra ở một số địa phương. Một bộ phận phụ nữ thiếu hiểu biết pháp luật, sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, suy thoái về đạo đức lối sống, sống thiếu trách nhiệm với gia đình và xã hội.
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ CÁC CẤP TỈNH YÊN BÁI NHIỆM KỲ 2016 - 2021
1. Công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, xây dựng gia đình hạnh phúc
1.1. Công tác giáo dục truyền thống, giáo dục chính trị tư tưởng được chú trọng, phù hợp với từng cấp Hội với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Các cấp Hội làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền, quán triệt, triển khai học tập đầy đủ, kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động, sự kiện chính trị của tỉnh, của địa phương[12] với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, hội thi, sinh hoạt chi/tổ hội, sinh hoạt truyền thống, tọa đàm, hái hoa dân chủ… Nội dung, phương thức tuyên truyền phù hợp với từng vùng miền, từng nhóm đối tượng phụ nữ, bám sát định hướng của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và của Tỉnh ủy Yên Bái, đồng thời sát với thực tiễn cơ sở, hướng vào những vấn đề hội viên, phụ nữ quan tâm… Kết quả, 100% cơ sở xã, phường, thị trấn và 9/9 huyện, thị, thành phố đã tổ chức 5.428 hoạt động tuyên truyền (đạt 257% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội phụ nữ Toàn quốc và Nghị quyết Đại hội phụ nữ tỉnh) thu hút trên 778 ngàn lượt hội viên phụ nữ và nhân dân tham gia [13].
Phát động các đợt thi đua lồng gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Trung ương Hội và tỉnh phát động[14]. 100% cơ sở Hội hưởng ứng Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ, đồng loạt ra quân vệ sinh môi trường với chủ đề: “Phụ nữ chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường”; “Phụ nữ Yên Bái với môi trường xanh - sạch - đẹp”; đợt thi đua “Phụ nữ Yên Bái chung tay xây dựng nông thôn mới xanh - sạch - đẹp”; Tuần lễ áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam...
Tổ chức Hội thi tuyên truyền viên giỏi Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ Toàn quốc lần thứ XII từ cấp tỉnh tới cấp cơ sở theo hình thức sân khấu hóa, thu hút trên 1.200 hội viên phụ nữ và nhân dân tham gia cổ vũ. Lựa chọn 01 thí sinh tham gia Hội thi Tuyên truyền viên giỏi khu vực phía Bắc đạt giải nhì. Xây dựng và duy trì có hiệu quả 519 tổ/nhóm/câu lạc bộ văn hóa văn nghệ; 469 tổ/nhóm/câu lạc bộ thể dục thể thao tại cơ sở, tạo không khí sôi nổi, thu hút hội viên tham gia sinh hoạt Hội.
Xây dựng trang Web, mở chuyên mục "Gương sáng phụ nữ Yên Bái" trên trang fanpage, facebook của Hội; tuyên truyền 3.553 tin, bài, ảnh; 60 chuyên trang báo. Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và địa phương[15] xây dựng 123 phóng sự tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương, của tỉnh, trên trang Web và các trang mạng xã hội, đã có trên 4 triệu lượt người tiếp cận; 800 ngàn lượt tương tác với các bài viết, thông tin, video tuyên truyền trên fanpage của Hội. (trung bình mỗi năm có 711 tin/bài, vượt 611% chỉ tiêu NQĐHPN tỉnh mỗi năm có ít nhất 100 tin, bài).
Năm 2020 - 2021, trước tình hình diễn biến phức tạp của Dịch, bệnh Covid-19, căn cứ chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, Hội LHPN tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai trong hệ thống Hội. Các cấp Hội tổ chức 2.928 cuộc tuyên truyền, đăng tải 1.400 tin, bài, hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang Web của Hội, trang mạng xã hội facebook, Zalo… Phối hợp cấp phát 43.541 tờ rơi; băng zôn; poster tuyên truyền[16]. Nghiên cứu, ứng dụng Đồ họa thông tin (Info graphic) trong tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với nội dung ngắn gọn, hình ảnh minh họa dễ hiểu, dễ nhớ... giúp hội viên, phụ nữ nắm bắt thông tin kịp thời, dễ truyền tải, dễ làm theo.
Duy trì, phát huy hiệu quả của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp Hội trong công tác tuyên truyền, vận động và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên. Tích cực phối hợp với ngành Tư pháp tuyên truyền, vận động phụ nữ nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Biên soạn, in và cấp phát gần 75.000 tài liệu, tờ rơi các loại chuyển tải tới cơ sở làm tài liệu sinh hoạt; cập nhật kịp thời chính sách mới có hiệu lực liên quan đến phụ nữ và trẻ em chuyển tải trên trang Web của Hội.
Các cấp Hội đã tích cực phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, các mô hình, cách làm hay, hiệu quả trên các lĩnh vực hoạt động công tác Hội. Từ 2016 đến nay, đã có 2.378 điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực được tuyên truyền, biểu dương và khen thưởng và được giới thiệu cho cơ quan truyền thông của tỉnh, Trung ương Hội và trên các trang thông tin của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (đạt 117% chỉ tiêu Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh lần thứ XV đề ra là 2.037 điển hình).
1.2. Thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với Cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức: Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” và phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.
Xây dựng, ban hành chương trình hành động, xác định khâu đột phá, trọng tâm, trọng điểm, đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác trở thành hoạt động thường xuyên trong sinh hoạt của các cấp Hội và chi, tổ hội. Ban hành quy định, niêm yết và ký cam kết thực hiện về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cơ quan theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Xây dựng chuyên mục "Mỗi tuần một câu chuyện về Bác" đã tuyên truyền 98 câu chuyện về Bác trên trang facebook, fanpage của Hội. Phát động phong trào thi đua nhân kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ thăm Yên Bái (25/9/1958 - 25/9/2018) tới các cấp Hội, kết quả đã có 668 công trình/phần việc [17]. 35 nữ Bí thư chi bộ cơ sở tiêu biểu, 4 tập thể và 4 cá nhân là nữ điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo lời Bác trên các lĩnh vực được Tỉnh ủy gặp mặt, biểu dương [18]. Tổ chức Hội thi kể chuyện về Bác Hồ theo chủ đề năm 2019 và những mô hình, điển hình tiên tiến học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2019. Hàng năm, cử cán bộ tham gia các Hội thi về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và tìm hiểu, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) do Tỉnh ủy, các Huyện ủy, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh tổ chức [19]. Sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị; 2 Cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức: Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”; “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020” có 72 điển hình tiên tiến tham dự[20].
Phong trào “Phụ nữ thực hành tiết kiệm làm theo lời Bác” được cán bộ, hội viên nhiệt tình hưởng ứng, đã tiết kiệm được trên 84,6 tỷ đồng với 4 hình thức tiết kiệm để chủ động nguồn vốn cho hội viên vay vốn phát triển kinh tế gia đình, góp phần hạn chế tín dụng đen. 100% chi, tổ, nhóm tiết kiệm hoạt động đúng quy định, quy chế của chi, tổ, nhóm đề ra. Bên cạnh đó, chị em còn tích cực hưởng ứng tiết kiệm điện, nước, vật tư sản xuất...
Xây dựng, tuyên truyền, nhân rộng được 195 mô hình, điển hình tập thể, cá nhân tiên tiến về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sức lan tỏa trong các cấp Hội và trong cộng đồng, tác động tích cực đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là thực hiện Chương trình hành động số 144-CTr/TU ngày 15/02/2019 và Chương trình hành động số 190-CTr/TU ngày 26/11/2019 của Tỉnh ủy, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh hoàn thành xuất sắc 100% chỉ tiêu.
1.4. Các cấp Hội vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình, trọng tâm là thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Đã có nhiều cách làm sáng tạo, có sức lan tỏa trong cộng đồng gắn với phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới” và các chương trình, đề án tại địa phương. Tiêu chí 3 sạch “Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ” phù hợp với chức năng nhiệm vụ, điều kiện của Hội được lựa chọn làm điểm đột phá, góp phần không nhỏ vào thành tựu xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Các cấp Hội tổ chức trên 2.500 hoạt động tuyên truyền, 92 lớp tập huấn cho 7.683 lượt cán bộ chủ chốt cấp cơ sở về nội dung, tiêu chí xây dựng nông thôn mới gắn với việc thực hiện “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”; đã có 1.163 công trình/hoạt động/phần việc các cấp Hội thực hiện góp phần xây dựng nông thôn mới (đạt 129,2% chỉ tiêu Nghị quyết ĐHĐBPN toàn quốc XII). Toàn tỉnh có 122 Chi hội Phụ nữ 5 không, 3 sạch và 13 chi hội phụ nữ 5 không, 3 sạch tiêu biểu; 1.691 tuyến đường phụ nữ tự quản xanh - sạch - đẹp, trong đó có 57 tuyến đường kiểu mẫu đảm bảo 4 tiêu chí “sáng - xanh - sạch - đẹp”; 1.539 tuyến đường hoa; 2.072 mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp”; 198.430 hố rác hộ gia đình và hố rác, bể đựng rác công cộng. Trong 5 năm đã có 5.396 hộ đạt tiêu chí 5 không 3 sạch đưa tổng số toàn tỉnh 108.511/139.434 hộ gia đình hội viên đạt 8 tiêu chí “5 không, 3 sạch”, đạt 78%, trong đó có 1.080 hộ thoát nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều (1.187/1.000 đạt 118 % chỉ tiêu Nghị quyết ĐHĐBPN tỉnh XV).
Phối hợp tổ chức 125 cuộc tọa đàm, truyền thông, hội thảo, hội thi với chủ đề “Phụ nữ với bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán người”, “phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống”, “Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển”, “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”, “Gia đình toàn mỹ”, “Cơm ngon con khỏe”,“Gia đình hạnh phúc, gắn kết yêu thương”,“Người chồng tuyệt vời”… thu hút 375.046 lượt người tham gia, trong đó có 75.396 bà mẹ, 25.220 ông bố có con dưới 16 tuổi. Các bà mẹ có con nhỏ từ 0 đến 5 tuổi và trẻ vị thành niên được truyền thông, tư vấn, thực hành các kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, về quan niệm sống, giới tính, tình bạn, tình yêu, phòng chống bạo lực học đường, bạo lực gia đình, sức khỏe sinh sản, an toàn thực phẩm tại gia đình.
Phối hợp với ngành y tế vận động 98% các bà mẹ có con 0 – 5 tuổi đưa con đi tiêm phòng đủ 6 bệnh nguy hiểm, uống Vitamin A, vận động 100% các bà mẹ đi khám thai định kỳ và theo dõi sự phát triển của thai nhi, sinh con tại cơ sở y tế, tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ tại các xã đặc biệt khó khăn về chăm sóc sức khoẻ, dân số/KHHGĐ, bình đẳng giới, phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục... cho trên 41.665 lượt phụ nữ, góp phần nâng cao chất lượng dân số, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống 17%, tỷ lệ phụ nữ có thai được tầm soát 50%.
1.5. Các cấp Hội tăng cường thực hiện các chính sách an sinh - xã hội, các hoạt động từ thiện, nhân đạo đối với phụ nữ.
Vận động ủng hộ cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, gia đình có người[21] thân lên đường nhập ngũ, gia đình hội viên, phụ nữ tàn tật, đơn thân, phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo vượt khó... với 13.262 suất quà trị giá trên 11 tỷ đồng, làm mới và sửa chữa 121 nhà Mái ấm tình thương trị giá trên 4 tỷ đồng.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Hội LHPN tỉnh đã phát động phong trào thi đua “Phụ nữ Yên Bái chung tay may, phát khẩu trang miễn phí phòng, chống dịch Covid-19”, tạo sức lan tỏa, được đông đảo các tầng lớp cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, được nhiều cơ quan truyền thông Trung ương và tỉnh đưa tin, tuyên truyền[22]. Phối hợp với Tập đoàn APEC Group mở "Siêu thị hạnh phúc 0 đồng" tại thị xã Nghĩa Lộ và tổ chức các “Chuyến xe hạnh phúc” đến các huyện vùng cao cung cấp 3.544 suất quà cho 2.883 gia đình. Vận động ủng hộ 03 tấn gạo bổ sung cho "siêu thị hạnh phúc 0 đồng", hỗ trợ gạo cho 100 hộ dân, 80 phần quà cho phụ nữ và trẻ em nghèo bị tác động bởi dịch, bệnh Covid-19. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Hội Nữ doanh nhân tỉnh và Hội LHPN tỉnh đã ủng hộ 210 triệu đồng cho công tác phòng chống dịch. Thăm, tặng bằng khen và gửi lời tri ân sâu sắc đến 5 hội viên cao tuổi là Mẹ Việt Nam anh hùng và các bà, các mẹ cao tuổi có nghĩa cử cao đẹp góp phần phòng, chống dịch bệnh Covid-19; biểu dương và tặng Bằng khen cho 12 tập thể, 11 cá nhân. Có 8 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 được Trung ương Hội và Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen.
1.6. Tích cực, chủ động bảo vệ phụ nữ, đặc biệt trong các vụ việc bạo lực gia đình, xâm hại quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em.
Các cấp Hội thường xuyên nắm bắt, phản ánh tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ, chủ động đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến phụ nữ. Tổ chức đối thoại chính sách về các hoạt động công tác Hội, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phòng chống xâm hại, bạo lực phụ nữ và trẻ em. Tổ chức các diễn đàn cho trẻ và cha mẹ trẻ về kỹ năng sống, phòng chống đuối nước, an toàn giao thông, phòng chống bạo lực gia đình.
Thực hiện hiệu quả Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ” giai đoạn 2017-2027 (Đề án 938) gắn với triển khai chủ đề năm “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”[23]. Các cấp Hội đã có nhiều đổi mới sáng tạo trong thu thập xử lý thông tin, phối hợp hành động bảo vệ, hỗ trợ phụ nữ trẻ em, ký phối hợp hoạt động với các ban ngành có liên quan như: Công an tỉnh, Sở văn hóa thể thao và du lịch..... để tạo mạng lưới hỗ trợ bảo vệ trực tiếp tại cơ sở. Thành lập 352 tổ tự quản và 186 tổ phản ứng nhanh dư luận xã hội của phụ nữ tại cộng đồng thường xuyên cung cấp các thông tin về các vụ việc bạo hành giới đối với phụ nữ, trẻ em để kịp thời chỉ đạo và xử lý tại các địa bàn.
Vai trò đại diện của các cấp Hội không ngừng được hoàn thiện và nâng cao chất lượng. Các cấp Hội đã tiếp nhận và xử lý 56 đơn thư của hội viên phụ nữ và nhân dân, trong đó 32 đơn thư về bạo lực gia đình, ly hôn và phân chia tài sản, tranh chấp nuôi con sau li hôn, xâm hại tình dục trẻ em. Phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm một số vụ bạo lực gia đình kéo dài trong nhiều năm. Thí điểm mô hình hỗ trợ phụ nữ tại cộng đồng trong đó đã tư vấn, hỗ trợ ban đầu cho 92 trường hợp phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực gia đình, mua bán người và xâm hại tình dục[24], giới thiệu và chuyển tuyến 04 nạn nhân tới các đối tác của Hội như Tổ chức Hagar quốc tế, “Ngôi nhà bình yên” của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
2. Đẩy mạnh các hoạt động vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường
2.1. Tổ chức tốt các hoạt động vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, sáng tạo khởi nghiệp, phát huy nội lực, giảm nghèo bền vững, đem lại hiệu quả thiết thực.
Phong trào tiết kiệm làm theo lời Bác được triển khai sâu rộng với chủ đề “Làm theo Bác về thực hành tiết kiệm giúp nhau giảm nghèo bền vững”, với 4 hình thức tiết kiệm tại các chi, tổ (tiết kiệm từ 5.000 đồng trở lên/tháng/hội viên; tiết kiệm tổ góp vốn xoay vòng; tiết kiệm các chương trình tài chính vi mô của hội; tiết kiệm tại Ngân hàng chính sách xã hội), tổng dư nợ trên 84,6 tỷ đồng[25] (riêng tiết kiệm làm theo lời Bác với mức từ 5.000 đồng trở lên/tháng/hội viên là trên 17,4 tỷ đồng, đạt 116% chỉ tiêu Nghị quyết ĐHĐBPN tỉnh XV đề ra). Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hội viên vay vốn để sản xuất, chăn nuôi với tổng số nguồn vốn do các cấp Hội quản lý trên 1.296 tỷ đồng.
Phong trào“Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” được Hội cụ thể hóa thông qua phong trào “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, “90 hành động thiết thực vì phụ nữ và trẻ em”, đã có 100% hộ nghèo có phụ nữ được các cấp Hội giúp đỡ với nhiều mô hình và cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương[26]. Vận động được 24 dự án trị giá trên 42 tỷ đồng hỗ trợ sinh kế cho hội viên phụ nữ. Thông qua các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp Hội, trong 5 năm đã có 5.353 hộ gia đình hội viên phụ nữ nghèo được công nhận thoát nghèo.
Phong trào “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”tiếp tục được đẩy mạnh, chị em đã tìm tòi sáng tạo, tích cực lao động, sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong trồng trọt và chăn nuôi, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế gia đình. Hàng năm, 100% cơ sở Hội có ít nhất 2 mô hình phụ nữ làm kinh tế giỏi có thu nhập từ 200 triệu đồng/năm.Trong 5 năm qua, đã có 2.750 mô hình mới phụ nữ làm kinh tế giỏi, trong đó có 1.807 mô hình cho thu nhập từ 200 triệu đồng/năm (1.807/1.772 đạt 101% chỉ tiêu NQĐHĐBPN tỉnh XV đề ra), đưa tổng số toàn tỉnh lên 7.455 mô hình[27].
Các cấp Hội đã phối hợp mở 373 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho 11.737 học viên, trong đó riêng Trung tâm Hỗ trợ Phụ nữ tỉnh tổ chức được 109 lớp cho 3.307 học viên (đạt 165,4% chỉ tiêu NQĐHĐBPN tỉnh XV đề ra). Tập trung đào tạo các nghề có địa chỉ, liên kết các doanh nghiệp đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm, đào tạo theo nhu cầu của hội viên phụ nữ và theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như: Trồng rau an toàn, chăn nuôi thú y, nuôi tằm và sơ chế kén tằm, sản xuất mây tre song đan, nấu ăn, may công nghiệp, chăm sóc sắc đẹp,…
Thực hiện Ðề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ (Ðề án 939) và khâu đột phá “Mở rộng tính liên kết trong phát triển kinh tế, thành lập và nâng cao chất lượng tổ phụ nữ liên kết phát triển kinh tế”, 5 năm qua, Hội đã triển khai hiệu quả Luật Hợp tác xã năm 2012, vận động hội viên phụ nữ tích cực tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác. Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ thành lập 524 tổ hợp tác, 19 hợp tác xã và 10 doanh nghiệp do nữ làm chủ (riêng chỉ tiêu thành lập mới Hợp tác xã đạt 633%, vượt 533%). Lựa chọn giới thiệu 39 ý tưởng khởi nghiệp tham dự Ngày Phụ nữ khởi nghiệp cấp Trung ương, đã có 03 ý tưởng được lọt vào vòng chung kết được tôn vinh và trao giải[28], Hội LHPN tỉnh trao hỗ trợ cho 14 ý tưởng khởi nghiệp/khởi sự kinh doanh thành công.
Phối hợp với Hội Nữ doanh nhân tỉnh tổ chức “Ngày Hội Phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp” hàng năm, tập huấn, các hoạt động giao lưu xúc tiến thương mại trưng bày 99 gian hàng giới thiệu sản phẩm, 03 cuộc tọa đàm, đối thoại chính sách[29]... Các cấp Hội hỗ trợ 1.244 phụ nữ khởi sự kinh doanh/khởi nghiệp (đạt 249% chỉ tiêu NQĐHĐBPN tỉnh XV đề ra), trong đó trên 2.280 lượt phụ nữ được tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức về khởi nghiệp/khởi sự kinh doanh và xây dựng ý tưởng khởi nghiệp; hỗ trợ 25 mô hình sinh kế (nuôi bò, nuôi dê và trồng cây khôi tía, du lịch cộng đồng) cho hội viên phụ nữ nghèo với tổng trị giá trên 270 triệu đồng. Giới thiệu 8 phụ nữ khởi nghiệp và nữ doanh nhân tiêu biểu tham gia Chương trình “Sản phẩm hồng” của Báo phụ nữ Việt Nam[30].
2.2. Tích cực tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, làm thay đổi về nhận thức và hành vi trong các tầng lớp cán bộ, hội viên, phụ nữ.
Các cấp Hội triển khai sâu rộng, đồng bộ và sáng tạo nội dung “3 sạch” (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ) thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. 100% cơ sở Hội đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể thực hiện tiêu chí về môi trường, thu gom rác thải, đảm bảo xanh - sạch - đẹp trong xây dựng nông thôn mới, trong đó Hội LHPN chủ trì thực hiện tiêu chí về môi trường, thu gom rác thải, đảm bảo xanh, sạch, đẹp tại 7 xã nông thôn mới. Xây dựng và duy trì 57 tuyến đường phụ nữ tự quản đảm bảo "sáng, xanh, sạch, đẹp", 179 tuyến "Thắp sáng đường quê" dài trên 500 mét, 555 tuyến đường hoa dài trên 500 mét được chăm sóc, bảo vệ thường xuyên. Những kết quả cụ thể trên đã minh chứng cho vai trò, thế mạnh và những đóng góp quan trọng của tổ chức Hội trong xây dựng môi trường sống xanh – sạch – đẹp – an toàn – hạnh phúc.
Vận động hội viên, phụ nữ thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa”, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, hạn chế tối đa việc sử dụng bao bì nhựa và túi ni lông dùng một lần, duy trì và nâng cao chất lượng các Câu lạc bộ “Không sử dụng túi ni lông”, mô hình “Ngôi nhà xanh gây quỹ Hội”,“Biến rác thải thành tiền giúp phụ nữ nghèo”, “Tái chế rác thải nhựa thành các đồ dùng tiện ích”... vận động chị em đi chợ bằng làn, giỏ, túi vải thay túi nilon. Tích cực hưởng ứng các hoạt động truyền thông, giáo dục cải thiện môi trường, nước sạch, phòng chống cháy rừng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu; nâng cao đạo đức trong sản xuất – kinh doanh, thực hiện an toàn thực phẩm, “Sản xuất sạch, chế biến sạch, tiêu dùng sạch” vì sức khỏe cộng đồng.
Cán bộ Hội các cấp phát huy vai trò là thành viên trong Ban chỉ huy phòng chống tiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tích cực tuyên truyền, kịp thời gửi hàng nghìn bản tin để các cấp Hội, hội viên, phụ nữ chủ động phòng tránh hiệu quả với diễn biến thời tiết nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho người, tài sản, rau màu, cây trồng và vật nuôi; sẵn sàng tham gia khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Tăng cường vận động nguồn lực để tuyên truyền, tập huấn, cung cấp bộ đồ dùng phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
3. Công tác xây dựng tổ chức Hội vững mạnh được chú trọng; tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; chủ động trong giám sát, phản biện xã hội; duy trì và đẩy mạnh công tác đối ngoại nhân dân
3.1. Tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tập hợp phụ nữ, tổ chức nhiều hoạt động phát huy vai trò làm chủ của hội viên, phụ nữ, góp phần thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Thực hiện khâu đột phá "Nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động Hội cơ sở; đa dạng hóa các hình thức tập hợp phụ nữ; phát huy quyền làm chủ của hội viên, phụ nữ", các cấp Hội tăng cường tổ chức các hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của hội viên, phụ nữ như: tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng, Đại hội Phụ nữ các cấp và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tích cực tham gia tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp để kiến nghị các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và cộng đồng; tổ chức đối thoại chính sách giữa cán bộ, hội viên, phụ nữ với lãnh đạo Hội và các ngành có liên quan. Qua đó, giúp hội viên, phụ nữ hiểu đúng, hiểu đầy đủ và thực hiện nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời giúp cấp ủy, chính quyền kịp thời nắm bắt và giải quyết kịp thời các kiến nghị chính đáng của nhân dân; tạo sự đồng thuận giữa cấp ủy, chính quyền và nhân dân.
Với phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội”, các cấp Hội đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh các hoạt động về cơ sở, thu hút phụ nữ tham gia hoạt động của tổ chức Hội phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng miền, từng nhóm đối tượng[31]. Xây dựng Chương trình hành động thực hiện Thông báo Kết luận số 160-TB/TW ngày 15/01/2020 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Kết luận số 62-KL/TW ngày 08/12/2009 về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Trong nhiệm kỳ đã công nhận mới 13.049 hội viên (đạt 186% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra), toàn tỉnh hiện có 154.091 hội viên (tăng 6.100 hội viên so với đầu nhiệm kỳ) sinh hoạt tại 1.394 chi hội. Tỷ lệ tập hợp phụ nữ, thu hút hội viên được nâng lên[32], không có cơ sở có tỉ lệ tập hợp dưới 60%.
3.2. Tích cực, chủ động tham mưu tạo nguồn, đề xuất công tác cán bộ nữ.
Ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới. Các cấp Hội chủ động, tích cực giới thiệu phụ nữ ưu tú tham gia cấp ủy, chính quyền các cấp theo tinh thần Chỉ thị 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026. Chủ trì giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hàng năm, rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các chức danh chủ chốt nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các năm tiếp theo đảm bảo đúng hướng dẫn và quy trình công tác cán bộ [33]. Thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ Ban chấp hành, Ban Thường vụ, các chức danh chủ chốt các cấp Hội kịp thời [34]. Tích cực phát hiện, bồi dưỡng 4.410 nữ quần chúng ưu tú giới thiệu cho Đảng xem xét, kết nạp (đạt 110,12% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra); trong đó 3.108 được kết nạp Đảng đưa tổng số đảng viên nữ toàn tỉnh lên 20.323 đảng viên (chiếm 35,23%). Tỉ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 đảm bảo theo tinh thần Chỉ thị 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các các cấp[35]. Nhiều cán bộ chủ chốt của Hội được quy hoạch, luân chuyển, đề bạt giữ chức vụ cao hơn trong cấp ủy, chính quyền, Hội đồng nhân dân và các ngành[36].
Nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh chủ trì tổ chức 5 lớp tập huấn cho 227 nữ ứng cử viên Đại biểu Quốc hội và HĐND cấp huyện, đồng thời phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức 9 lớp tập huấn cho 1.493 nữ ứng của đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Kết quả: Có 3/6 nữ trúng cử đại biểu Quốc hội (đạt 50%), tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh đạt 19/56 (đạt 33,9%), cấp huyện đạt 102/282 (đạt 34,2%), cấp xã 1256/ 3639 đạt 34,51%.
3.3.Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ Hội các cấp luôn được các cấp Hội quan tâm.
Thực hiện khâu đột phá “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Hội, tập trung vào năng lực, hiệu quả và trách nhiệm của cán bộ Hội phụ nữ các cấp, nhất là Chủ tịch Hội LHPN cơ sở trong thực hiện nhiệm vụ”, Hội đã tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Hội các cấp bằng nhiều hình thức khác nhau (trực tiếp, trực tuyến...). Hàng năm các cấp Hội rà soát, đánh giá nhu cầu đồng thời tích cực tham mưu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ chuyên trách tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước. Thực hiện có hiệu quả Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ các cấp” giai đoạn 2013 - 2017” (Đề án 1891) và Đề án “Bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ giai đoạn 2019 – 2025” (Đề án 1893) của Chính phủ[37] nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ Hội. 100% cán bộ chuyên trách cấp tỉnh, huyện và 95,5% chủ tịch Hội cơ sở đạt chuẩn chức danh theo quy định (đạt 100% chỉ tiêu NQĐH ĐB PNTQ và NQĐH ĐB PN tỉnh), đặc biệt huyện vùng cao Mù Cang Chải đã thực hiện đột phá trong công tác cán bộ với 100% chủ tịch Hội cơ sở có trình độ chuyên môn Đại học. Hàng năm 100% cán bộ Hội từ chi/tổ trưởng trở lên được tham gia các tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng do các cấp ủy và Hội tổ chức (đạt 100% chỉ tiêu NQĐH ĐB PNTQ và QĐH ĐB PN tỉnh).
3.4. Sắp xếp, tinh giản bộ máy và biên chế cơ quan chuyên trách Hội các cấp; chú trọng kiện toàn, nâng cao chất lượng tổ chức Hội; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá.
Hội LHPN các cấp đã hoàn thành sắp xếp, tinh giản bộ máy, biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII. Đến nay, Cơ quan chuyên trách Hội LHPN tỉnh đã sáp nhập 6 phòng ban giảm xuống còn 3; chuyển giao nhiệm vụ tư vấn giới thiệu việc làm và 3 biên chế về Trung tâm Dịch vụ - Việc làm thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội (giảm 11,5% biên chế công chức, 50% biên chế viên chức); điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và đổi tên Trung tâm Giới thiệu việc làm phụ nữ Yên Bái thành Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ tỉnh Yên Bái và thực hiện tự chủ theo quy định. Cấp huyện, thị, thành phố giảm 5 biên chế cán bộ chuyên trách so với đầu nhiệm kỳ. Cấp cơ sở kiện toàn tổ chức sau sáp nhập địa giới hành chính, giảm từ 180 xuống còn 173 cơ sở Hội xã, phường, thị trấn; giảm 425 chi/tổ phụ nữ còn 2.578 chi, tổ (gồm 1394 chi hội và 1.184 tổ phụ nữ).
Ban chấp hành các cấp cải tiến lề lối, phương pháp làm việc, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tâm huyết với công tác Hội, có chuyên môn và kỹ năng vận động quần chúng, sâu sát cơ sở, gần phụ nữ, hiểu phụ nữ, trọng phụ nữ, trách nhiệm với phụ nữ. Cải tiến phương thức chỉ đạo, điều hành, khắc phục hành chính hóa. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội[38]. 100% cán bộ Hội chuyên trách 3 cấp ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt, chỉ đạo, trao đổi thông tin, điều hành công việc, tham gia hội nghị, hội thảo trực tuyến. Triển khai sử dụng Phần mềm quản lý cán bộ, hội viên và Phần mềm báo cáo thống kê trong hệ thống Hội do Trung ương Hội cung cấp. Các chi hội thực hiện nghiêm túc quy định của Điều lệ Hội, cách thức sinh hoạt phù hợp với đặc thù của từng cơ sở[39]. Công tác phát triển hội viên được thực hiện thường xuyên, quy trình công nhận được tổ chức trang trọng, thu hút phụ nữ tham gia sinh hoạt và gắn bó với Hội.
Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường và thực hiện theo quy định, kịp thời phát hiện biểu dương những cơ sở thực hiện tốt và hướng dẫn, khắc phục những điểm còn vướng mắc, bất cập; thi hành kỷ luật nghiêm minh, đúng quy định của tổ chức Hội đối với tập thể cá nhân vi phạm [40]; góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. Công tác đánh giá, xếp loại tổ chức Hội hàng năm được chú trọng. 95% Hội LHPN cấp cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có 20% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Trung ương Hội và Hội LHPN tỉnh tặng Bằng khen, không có cơ sở yếu, xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ (đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra). Chú trọng việc đổi mới, sáng tạo trong triển khai các phong trào thi đua, các cuộc vận động và công tác thi đua, khen thưởng. Tăng cường phát động các phong trào thi đua ngắn hạn; khen thưởng chuyên đề, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình trên các lĩnh vực, ưu tiên cho cơ sở, chi tổ Hội. Qua đó đã nhận được sự hưởng ứng tích cực và tạo không khí phấn khởi, hăng say trong các cấp Hội.
3.5. Vai trò giám sát và phản biện xã hội ngày càng thể hiện rõ nét; tăng cường tham gia góp ý đối với các dự thảo văn bản, nhất là các chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới.
Thực hiện Chương trình hành động số 361/CTHĐ-BTV ngày 31/7/2017 của Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh về thực hiện khâu đột phá “Nâng cao hiệu quả thực chất công tác giám sát, phản biện xã hội, tham mưu đề xuất chính sách góp phần giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ” do Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2017 – 2022 đề ra, các cấp Hội đã phát huy vai trò, chủ động hơn trong việc giám sát, phản biện xã hội, phát huy dân chủ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ[41], lựa chọn vấn đề ưu tiên để giám sát, tập trung vào một số lĩnh vực như: Hôn nhân gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, chính sách, pháp luật về lao động nữ, chính sách an sinh xã hội... Trong 5 năm qua, các cấp Hội đã tổ chức giám sát nhiều nội dung chính sách liên quan đến phụ nữ và trẻ em[42], trong đó riêng Hội LHPN tỉnh chủ trì giám sát 5 chính sách (đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra)[43]. Phát huy tốt vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là cán bộ Hội trong giám sát chuyên đề. Qua giám sát, đã phát hiện đề xuất kiến nghị cơ quan chức năng xem xét, đề xuất giải quyết những vấn đề còn hạn chế, vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Các cấp Hội đã nỗ lực, chủ động, làm tốt nhiệm vụ tham mưu đề xuất, tham gia ý kiến, phản biện. Hội LHPN tỉnh đã đề xuất và được tỉnh cấp kinh phí cho hoạt động giám sát, phản biện xã hội hằng năm, đồng thời trực tiếp xây dựng, đề xuất 2 đề án (đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra)[44]. Chủ trì tổ chức phản biện đối với 3 dự thảo đề án trình Hội đồng nhân dân tỉnh. Đóng góp ý kiến đối với 74 văn bản dự thảo của Trung ương và cấp tỉnh. Hội LHPN cấp huyện và cơ sở phối hợp giám sát 6 chính sách (đạt 120% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra)[45] và đóng góp ý đối với 98 dự thảo của Trung ương, của tỉnh và địa phương.
3.7. Mở rộng quan hệ phối hợp, hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ giải quyết những vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Chỉ đạo các cấp Hội lồng ghép tuyên truyền, thực hiện công tác đối ngoại nhân dân và hợp tác quốc tế phục vụ nhiệm vụ chính trị của Hội. Trong nhiệm kỳ, Hội LHPN tỉnh đã tiếp và làm việc với 36 lượt đoàn với 160 lượt khách từ các tổ chức quốc tế về các hoạt động dự án, hỗ trợ khắc phục hậu quả do thiên tai, giám sát, đánh giá hiệu quả các dự án tài trợ. Vận động các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hỗ trợ tài chính thực hiện 25 dự án trị giá 34 tỷ đồng hỗ trợ cho người dân tại 74 xã, trong đó ưu tiên nhóm phụ nữ yếu thế. Tiếp nhận 01 tình nguyện viên JICA (Nhật Bản) đến làm việc tại Hội LHPN tỉnh trong thời gian 2 năm.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Đánh giá chung
Nhiệm kỳ qua, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, song với tinh thần “Đoàn kết, sáng tạo, chủ động hội nhập, góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển”, các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh đã phát huy truyền thống, tiềm năng và sức sáng tạo, hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động; tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ và người dân, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Các cấp Hội đã chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện; lựa chọn vấn đề ưu tiên, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội ở cơ sở và đội ngũ cán bộ Hội các cấp. Phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội ngày càng có chiều sâu, được cụ thể hóa, rõ người, rõ việc, rõ địa chỉ và có sức lan tỏa nhằm thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ và trẻ em. Đã có 8/8 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh lần thứ XV hoàn thành và hoàn thành vượt mức, trong đó có những chỉ tiêu vượt cao so với kế hoạch như: chỉ tiêu về tuyên truyền, giáo dục, tuyên truyền điển hình tiên tiến, chỉ tiêu thành lập mới hợp tác xã.
Các cấp Hội không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với nguyện vọng của hội viên, phụ nữ ở từng vùng miền. Đặc biệt trong thời đại 4.0, các cấp Hội trong tỉnh đã bước đầu thực hiện chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, giáo dục, góp phần thu hút hội viên, phụ nữ tham gia các hoạt động Hội.
Các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc đạt được nhiều kết quả quan trọng, có thêm nhiều mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập cao. Các tầng lớp phụ nữ đã ý thức đầy đủ hơn về quyền và trách nhiệm của mình, chủ động tham gia các hoạt động xã hội, lan tỏa tinh thần nhân ái trong các hoạt động thiện nguyện. Đời sống vật chất, tinh thần, vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng lên. Các chế độ, chính sách an sinh, phúc lợi xã hội được đảm bảo phấn đấu vì mục tiêu bình đẳng giới, tiến bộ của phụ nữ, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Các cấp Hội chủ động hơn trong giám sát, phản biện xã hội và tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đặc biệt là phối hợp giám sát các vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới, qua đó hiệu quả giám sát và phản biện xã hội ngày càng đi vào thực chất.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác Hội và phong trào phụ nữ còn một số hạn chế sau:
Hiệu quả phong trào thi đua ở một số cơ sở chưa rõ nét; việc triển khai nhiệm vụ ở một số địa phương có lúc còn thụ động, thiếu tính sáng tạo, hình thức, hiệu quả chưa cao.
Công tác nắm bắt tình hình, tư tưởng, đời sống, việc làm của cán bộ, hội viên, phụ nữ có lúc, có nơi chưa kịp thời. Công tác tuyên truyền, giáo dục, xây dựng người phụ nữ phát triển toàn diện chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội và nhu cầu của phụ nữ. Vẫn còn có cán bộ chủ chốt Hội cấp huyện và cơ sở có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật. Có hội viên, phụ nữ sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.
Hoạt động giám sát và phản biện xã hội của các cấp Hội chưa rõ nét, chủ yếu mang tính báo cáo, đề xuất, góp ý xây dựng. Vì vậy hiệu quả còn hạn chế, chưa đề xuất được chính sách lớn cho hội viên, phụ nữ; chưa thật sự thể hiện được vai trò đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ.
Một số mô hình tổ, nhóm, câu lạc bộ, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp do nữ làm chủ do Hội tuyên truyền, vận động thành lập hiệu quả còn hạn chế, thiếu bền vững. Việc kết nối, giới thiệu tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xã/Tổ hợp tác còn nhiều khó khăn.
Tỷ lệ tập hợp, thu hút hội viên ở một số cơ sở Hội chưa đạt mục tiêu đề ra. Các mô hình tập hợp, thu hút hội viên là nữ thanh niên, dân tộc thiểu số, tôn giáo, phụ nữ khuyết tật còn ít. Công tác quản lý hội viên phụ nữ đi làm ăn xa ở một số địa bàn chưa chặt chẽ; chất lượng sinh hoạt ở một số chi, tổ hội còn hạn chế.
2. Nguyên nhân của hạn chế
Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên có nguyên nhân khách quan là:
Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm sâu trong nội địa, địa hình phức tạp, chia cắt, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân trí không đồng đều, đa dân tộc. Có những nơi phong tục lạc hậu vẫn còn tồn tại như định kiến giới, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bạo lực gia đình, mua bán người.
Đời sống của phụ nữ ở một số địa phương còn khó khăn, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế gia đình nên ít có điều kiện tham gia các hoạt động Hội.
Điều kiện làm việc và nguồn lực cho tổ chức, triển khai các phong trào, cuộc vận động và hoạt động của Hội, đặc biệt ở cấp cơ sở còn hạn chế. Các hoạt động triển khai tại cơ sở chủ yếu là hoạt động lồng ghép vì vậy hiệu quả chưa cao.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mặt trái của kinh tế thị trường, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ đến nhận thức, lối sống, chất lượng cuộc sống của phụ nữ, mối quan hệ gia đình. Do đó, vẫn còn trường hợp phụ nữ vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, các nguyên nhân chủ quan là:
Một số cơ sở Hội chưa thực sự quan tâm đến việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động, nhất là việc kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, liên tục. Một số cán bộ còn thiếu kinh nghiệm và phương pháp làm việc; một số chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; năng lực cụ thể hóa và chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế, chậm đổi mới. Tính chủ động trong tham mưu, đề xuất và khả năng giám sát của một số cán bộ Hội còn hạn chế. Năng lực phát hiện vấn đề, kỹ năng giám sát, phản biện xã hội còn lúng túng, đặc biệt là việc phân tích tìm ra những hạn chế, bất cập, trong việc thực hiện chính sách.
Một số cán bộ chưa bắt kịp với sự phát triển của xã hội và nhu cầu của phụ nữ, chậm thích ứng với những thay đổi về tổ chức bộ máy. Nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, nắm bắt thông tin, chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ còn có những hạn chế. Một số cơ sở chưa chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền; chưa phát huy hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phối hợp, lồng gắn triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ công tác Hội.
2. Bài học kinh nghiệm:
Một là, bám sát, vận dụng, cụ thể hóa và tổ chức sáng tạo, hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, những định hướng của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và của Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội sát với tình hình thực tế của phụ nữ ở địa phương. Lựa chọn những vấn đề thiết thân, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của phụ nữ để chỉ đạo triển khai thực hiện.
Hai là, phát huy vai trò chủ thể của hội viên, phụ nữ, khơi dậy ý chí tự lập, khát vọng vươn lên để chủ động giải quyết các vấn đề của bản thân và gia đình. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo, cụ thể hóa các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động do trung ương và tỉnh phát động nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết, huy động sự chung sức, đồng lòng của hội viên phụ nữ, thu hút đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia. Mọi hoạt động phải xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên phụ nữ; phải lấy sự hài lòng của phụ nữ làm thước đo kết quả hoạt động Hội.
Ba là, quan tâm, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ Hội có phẩm chất, năng lực, uy tín và tâm huyết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; động viên, khuyến khích đội ngũ chi trưởng, người có uy tín, có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng tham gia công tác Hội.
Bốn là, phải nâng cao hiệu quả thực chất công tác tham mưu, đề xuất chính sách, giám sát và phản biện xã hội để khẳng định được chức năng đại diện và vai trò của tổ chức Hội. Đội ngũ cán bộ Hội các cấp cần được bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kiến thức, phương pháp và kỹ năng giám sát, phản biện xã hội.
Năm là, việc huy động nguồn lực từ các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có vai trò quan trọng hỗ trợ cho phong trào và hoạt động Hội; nhất là các nguồn lực hỗ trợ thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững cho hội viên phụ nữ.
Sáu là, phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Coi trọng công tác thi đua khen thưởng thiết thực, hiệu quả; động viên khích lệ, nhân rộng những mô hình hay, cách làm mới, gương điển hình tiên tiến, lan tỏa những giá trị nhân văn, tốt đẹp, tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp phụ nữ.
Phần thứ hai
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NHIỆM KỲ 2021 – 2026
I. BỐI CẢNH THẾ GIỚI, TRONG NƯỚC VÀ TỈNH YÊN BÁI TÁC ĐỘNG TỚI PHONG TRÀO PHỤ NỮ VÀ CÔNG TÁC HỘI THỜI GIAN TỚI
Những năm tới, hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn trên thế giới và khu vực; toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển, tác động mạnh mẽ, vừa tạo thời cơ, vừa đặt ra nhiều thách thức đối với tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ. Các quốc gia đang nỗ lực thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của thế giới giai đoạn 2015 – 2030, trong đó thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu. Ở trong nước, đất nước sau 35 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội to lớn, tạo tiền đề nâng cao vị thế và uy tín quốc tế; tinh thần đoàn kết dân tộc và khát vọng phát triển ngày càng khơi dậy mạnh mẽ. Tuy nhiên, chiến tranh thương mại, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo trong khu vực, nhất là ở Biển Đông diễn ra phức tạp hơn; ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 gây ra suy thoái và khủng hoảng kinh tế; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu cùng với những thách thức về an ninh con người, an ninh xã hội, an ninh phi truyền thống tiếp tục diễn biến khó lường; xu hướng già hóa dân số nhanh, bất bình đẳng giới còn tồn tại.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tạo nhiều việc làm mới thu nhập cao hơn nhưng đối với một bộ phận lao động nữ thiếu trình độ, kỹ năng và khả năng thích ứng nghề nghiệp sẽ có nguy cơ mất việc làm. Các phương thức truyền thông hiện đại đáp ứng tốt hơn nhu cầu và khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ nhưng cũng đặt ra thách thức lớn cho phụ nữ trong tiếp nhận và làm chủ thông tin và cho tổ chức Hội trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ. Sự gia tăng các loại tội phạm mới, tội phạm công nghệ cao đang đe dọa đến sự an toàn của phụ nữ và trẻ em.
Đối với tỉnh Yên Bái, cùng với những thành tựu quan trọng đạt được sau 30 năm tái lập, tạo nền tảng vững chắc để tỉnh phát triển trong những năm tới. Việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách mới của Trung ương, các chương trình mục tiêu quốc gia góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc. Với vị trí địa lý, địa kinh tế thuận lợi, tỉnh Yên Bái có nhiều điều kiện, cơ hội tăng cường hợp tác, liên kết phát triển. Tình hình chính trị, xã hội ổn định, các giá trị lịch sử, văn hóa, nguồn tài nguyên đất dồi dào, nguồn nhân lực trẻ, có trình độ,... là những nhân tố thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, Yên Bái vẫn phải đối mặt với khó khăn của một tỉnh miền núi, kinh tế chậm phát triển, chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động thấp, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu; thường xuyên chịu tác động của thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tỉnh; khả năng phát triển kinh tế sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 có mặt khó khăn hơn.
Tình hình trên tác động trực tiếp đến phong trào phụ nữ và hoạt động Hội, đòi hỏi cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ Yên Bái tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, không ngừng sáng tạo, đổi mới, vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ, nỗ lực, quyết tâm phấn đấu vươn lên để thực hiện thắng lợi mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu nhiệm kỳ 2021 – 2026, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh từng bước đưa Yên Bái thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.
II. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động Hội trên cơ sở bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, thực tiễn và yêu cầu của phong trào phụ nữ và công tác bình đẳng giới trong giai đoạn mới; phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo, tham gia tích cực vào các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần đảm bảo an ninh – quốc phòng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, thực hiện tốt chức năng đại diện, vai trò nòng cốt chính trị trong công tác phụ nữ.
2. Lấy việc phát huy vai trò chủ thể, tiềm năng, thế mạnh của phụ nữ; xây dựng phụ nữ Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ; tạo điều kiện để người phụ nữ thực hiện tốt vai trò công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người là phương thức hoạt động. Lấy hạnh phúc và lợi ích của các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh làm mục tiêu; lấy sự hài lòng của phụ nữ Yên Bái làm thước đo chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp Hội. Thiết thực nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc cho hội viên, phụ nữ là giá trị cốt lõi.
3. Nhiệm vụ ưu tiên của các cấp Hội là đồng hành giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ ở vùng khó khăn, phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật, đơn thân, cao tuổi.
4. Phát huy vai trò nòng cốt, chủ động trong kết nối, vận động xã hội, tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới là trách nhiệm hàng đầu của các cấp Hội.
5. Xây dựng tổ chức vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả; đội ngũ cán bộ có năng lực, tinh thần trách nhiệm, nêu gương, khát vọng cống hiến là nhiệm vụ then chốt của các cấp Hội.
III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quát
Phát huy truyền thống, đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên; đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; tiên phong hành động vì hạnh phúc, bình đẳng và sự phát triển của phụ nữ; phát huy giá trị văn hóa, xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập"; góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc.
2. Chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ 2021 – 2026
(1) Hàng năm, mỗi cơ sở Hội (và tương đương) có ít nhất 01 loại hình, mô hình hoạt động để vận động phụ nữ rèn luyện sức khỏe, phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng.
(2) Hàng năm, giúp 90 hộ có phụ nữ thoát nghèo, 50 hộ thoát cận nghèo; hỗ trợ nâng cao năng lực cho 100 phụ nữ khởi sự kinh doanh/khởi nghiệp. Vận động, hỗ trợ thành lập mới ít nhất 15 doanh nghiệp/hợp tác xã có phụ nữ tham gia quản lý trong nhiệm kỳ.
(3) Đến cuối nhiệm kỳ, 80% phụ nữ, trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân mua bán người trở về khi được phát hiện được các cấp Hội hỗ trợ tiếp cận ít nhất một dịch vụ trợ giúp xã hội. 60% phụ nữ khuyết tật được Hội trợ giúp bằng các hình thức khác nhau.
(4) Hàng năm vận động, hỗ trợ 350 hộ gia đình đạt tiêu chí gia đình 5 không, 3 sạch bền vững; mỗi cơ sở Hội đăng ký và thực hiện 01 công trình/phần việc góp phần xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. Trong nhiệm kỳ, xây dựng mới ít nhất 9 mô hình, câu lạc bộ “Xây dựng gia đình hạnh phúc”.
(5) Hàng năm tăng ít nhất 900 hội viên [46]; Tỷ lệ thu hút hội viên đạt từ 70% trở lên.
(6) Đến cuối nhiệm kỳ, 100% cán bộ Hội chuyên trách các cấp sử dụng thành thạo các phần mềm cơ bản trong công tác Hội; 100% cán bộ Hội cơ sở, chi hội trưởng được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ hoạt động, kỹ năng vận động quần chúng.
(7) Hàng năm, Hội LHPN tỉnh chủ trì giám sát ít nhất 01 chính sách và phản biện xã hội ít nhất 01 dự thảo văn bản liên quan đến phụ nữ, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới và tổ chức Hội. Mỗi Hội LHPN cấp huyện, Hội LHPN cấp xã tham gia giám sát ít nhất 01 chính sách và góp ý ít nhất 01 dự thảo văn bản của cấp ủy, chính quyền. Đến cuối nhiệm kỳ, Hội LHPN tỉnh đề xuất thành công ít nhất 01 chính sách, đề án, dự án liên quan đến phụ nữ, trẻ em.
(8) Hàng năm, các cấp Hội bồi dưỡng, giúp đỡ ít nhất 600 phụ nữ ưu tú giới thiệu cho tổ chức Đảng; ít nhất 70% lãnh đạo chủ chốt các cấp Hội thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương.
(9) Đến cuối nhiệm kỳ, 100% cán bộ chuyên trách cấp tỉnh, huyện đạt chuẩn chức danh theo quy định; 90% chủ tịch Hội cơ sở đạt chuẩn chức danh về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị theo quy định.
III. PHONG TRÀO THI ĐUA, CUỘC VẬN ĐỘNG, KHÂU ĐỘT PHÁ
1. Phong trào thi đua:
- Phong trào “Phụ nữ vun đắp[47] giá trị tốt đẹp gia đình Việt Nam”.
- Phong trào “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới” gắn với xây dựng người phụ nữ Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”.
2. Cuộc vận động: “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.
3. Khâu đột phá
- Thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động Hội.
- Đồng hành xây dựng chi, tổ Hội vững mạnh.
V. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nhiệm vụ 1: Hỗ trợ phụ nữ phát triển, hội nhập và vun đắp giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam
1.1. Xây dựng người phụ nữ Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới.
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vận động phụ nữ rèn luyện phẩm chất đạo đức “tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Phát huy vai trò nòng cốt của phụ nữ trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; xây dựng người phụ nữ phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, khát vọng vươn lên, có ý chí tự lực, tự cường, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển và hội nhập. Tuyên truyền phụ nữ tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát động; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm công dân; khắc phục những biểu hiện an phận; khắc phục các biểu hiện suy thoái, xuống cấp về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận phụ nữ; đẩy lùi cái xấu, cái ác và các tệ nạn xã hội; xây dựng môi trường sống văn hóa, bình an, hạnh phúc. Qua đó tạo nên đời sống tinh thần cao đẹp với hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực người phụ nữ Yên Bái thân thiện, nhân ái, tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Là lực lượng tiên phong trong việc nâng cao chỉ số hạnh phúc của nhân dân và đóng góp quan trọng vì sự tiến bộ của phụ nữ, bình đẳng giới, góp phần thực hiện hiệu quả, thành công Kế hoạch số 37-KH/TU ngày 09/6/2021 của Tỉnh ủy về xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”.
Tuyên truyền, vận động, khuyến khích, hỗ trợ các tầng lớp phụ nữ chủ động học tập, nâng cao kiến thức, trình độ học vấn, trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và nhu cầu của phụ nữ.
Tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống, rèn luyện thể chất; mỗi phụ nữ lựa chọn một hình thức văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao phù hợp để rèn luyện sức khỏe, nâng cao đời sống tinh thần; vận động phụ nữ tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp. Kết nối, tư vấn, hỗ trợ giải quyết khó khăn của nhóm phụ nữ yếu thế, góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng, Nhà nước “Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Tham gia thực hiện tốt dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia “Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021 – 2030”. Tuyên truyền, vận động phụ nữ tôn giáo phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp, tích cực tham gia các phong trào thi đua, cuộc vận động, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và công tác Hội; chú trọng phát huy vai trò hội viên nòng cốt, nữ chức sắc, chức việc.
1.2. Vun đắp giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam; xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân về vị trí, vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về hôn nhân, gia đình, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình; ngăn chặn tệ nạn xã hội; phòng ngừa xã hội đối với các vấn đề bức xúc đang đặt ra.
Triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Phụ nữ vun đắp giá trị tốt đẹp gia đình Việt Nam” với những nội dung thiết thực, phù hợp với hội viên phụ nữ, để xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc, thực sự là hạt nhân nuôi dưỡng cuộc sống hạnh phúc cho mỗi người; là lực lượng tiên phong trong việc nâng cao chỉ số hạnh phúc của nhận dân.
Phối hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Kịp thời nắm bắt, phát hiện, lên tiếng, xây dựng các mô hình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em; kiến nghị, giải quyết các vụ việc liên quan đến phụ nữ và trẻ em. Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ di cư, phụ nữ dân tộc thiểu số, trẻ em gái tuổi vị thành niên, có kiến thức, kỹ năng để phòng ngừa, ứng phó và giải quyết một số vấn đề như bạo lực giới/bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội, xâm hại trẻ em, tác động của biến đổi khí hậu… tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển toàn diện. Tăng cường các hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội; tích cực đấu tranh xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, góp phần thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Phát huy, xây dựng và nhân rộng các phong trào, các mô hình, cách làm hay, thiết thực trong công tác gia đình. Nâng cao chất lượng thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2030. Duy trì hiệu quả và xây dựng mới các câu lạc bộ Gia đình toàn mỹ, câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình. Thí điểm xây dựng mô hình “Gia đình 5 có” (Có ngôi nhà an toàn, Có sinh kế bền vững, Có sức khỏe, Có kiến thức, Có nếp sống văn hóa) tại các địa bàn xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và đô thị văn minh.
Nâng cao nhận thức và kỹ năng cho phụ nữ thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh; phát huy vai trò đại diện của tổ chức Hội trong các Ban chỉ đạo, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai các cấp. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường, hưởng ứng phong trào “chống rác thải nhựa”; thực hiện sản xuất sạch – chế biến sạch – tiêu dùng sạch; sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án 938 “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ”giai đoạn 2017-2027. Tập trung nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ về giáo dục đời sống gia đình, giáo dục làm cha mẹ, giáo dục sức khỏe sinh sản, giáo dục tiền hôn nhân, phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống… Tuyên truyền, vận động xây dựng “câu lạc bộ gia đình hạnh phúc”, “chi hội phụ nữ hạnh phúc”, các mô hình về cộng đồng, làng quê, thôn bản, tổ dân phố an toàn, hạnh phúc, đáng sống.
1.3. Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực cho hội viên, phụ nữ; phát huy tính chủ động, sáng tạo trong phát triển sản xuất, kinh doanh; tích cực tham gia phong trào “Phụ nữ giúp nhau sáng tạo khởi nghiệp phát triển kinh tế”. Tuyên truyền sâu rộng, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân thực hiện tốt Nghị quyết số 30-NQ/TU ngày 24/02/2021 của Tỉnh ủy về phát triển ngành dịch vụ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2025. Hỗ trợ duy trì, nâng cao chất lượng và thành lập mới các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp do nữ làm chủ. Vận động phụ nữ tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã để phát triển dịch vụ, phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, theo chuỗi giá trị, gắn với hoạt động chế biến, bao tiêu sản phẩm của doanh nghiệp; tích cực tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên cơ sở các sản phẩm chủ lực, truyền thống, thế mạnh của các địa phương theo chuỗi. Vận động hội viên, phụ nữ xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng cao; tham gia và đóng vai trò chủ yếu vào các hoạt động du lịch địa phương, đặc biệt là các loại hình du lịch cộng đồng góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 28-NQ/TU ngày 24/02/2021 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2025„. Hàng năm, có chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể, khuyến khích ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ. Chủ động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, kết nối tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực về quản lý tài chính, kinh doanh cho cán bộ Hội, cán bộ quản lý, thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp.
Tiếp tục duy trì có hiệu quả các hình thức giúp phụ nữ nghèo thoát nghèo, hỗ trợ kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ Phụ nữ tỉnh. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ tham gia học nghề đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Gắn đào tạo nghề với thành lập các tổ hợp tác nhằm giải quyết việc làm tại chỗ, tạo thu nhập ổn định, bền vững cho hội viên phụ nữ góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo chung của toàn tỉnh. Hỗ trợ hội viên, phụ nữ bảo tồn, khôi phục các sản phẩm, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch và tiêu dùng của nhân dân; hỗ trợ nâng cao giá trị các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp hiện có, góp phần thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 24/02/2021 của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường giai đoạn 2021 – 2025.
Chủ động phối hợp với các cấp, các ngành triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án đã được Chính phủ, tỉnh phê duyệt hỗ trợ cho việc thực hiện các mô hình phát triển kinh tế của phụ nữ tại địa phương. Hỗ trợ phụ nữ tiếp cận và sử dụng các nguồn tín dụng chính thức để giảm nghèo và phát triển kinh tế. Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; kết nối với các Ngân hàng thương mại khác mở rộng nguồn vốn, nâng cao chất lượng và dư nợ cho vay.
Tiếp tục duy trì phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, phát triển nâng cao chất lượng mô hình tiết kiệm phù hợp với điều kiện của từng địa phương; vận động phụ nữ có ý thức thực hành tiết kiệm góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo đa chiều; khuyến khích và tạo điều kiện để cở sở từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý hoạt động tiết kiệm, vay vốn nhằm bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Nhiệm vụ 2: Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới
2.1. Tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho hội viên, phụ nữ
Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục vận động phụ nữ thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, quyền và nghĩa vụ công dân; thực hiện các chủ trương của Hội cấp trên. Chú trọng tuyên truyền phổ biến, quán triệt sâu rộng và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết và các Nghị quyết Trung ương, của Tỉnh về công tác tuyên truyền, giáo dục.
Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, giáo dục theo hướng lấy hội viên, phụ nữ làm trung tâm; gắn với tuyên truyền và nhân rộng gương người tốt, việc tốt. Mở rộng phạm vi, tăng cường tần suất tuyên truyền; quan tâm các địa bàn vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung tuyên truyền, vận động phải đáp ứng đúng nguyện vọng, quyền lợi chính đáng của hội viên phụ nữ, đồng thời phải dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo. Vận động phụ nữ tích cực học tập, nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, qua đó nâng cao nhận thức, năng lực cho phụ nữ thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân, quyền dân chủ trực tiếp; gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật.
Tiếp tục duy trì, củng cố, xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền của các cấp Hội. Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, định kỳ có chuyên trang, chuyên mục, đẩy mạnh tuyên truyền trên các trang thông tin của Hội nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của xã hội cộng đồng.
2.2. Nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội, đề xuất chính sách liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới
Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW và 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị. Tập trung giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới. Chủ động nghiên cứu, dự báo các vấn đề thiết thân của phụ nữ để xác định, lựa chọn các nội dung giám sát phù hợp với quyền và lợi ích hợp pháp của từng nhóm phụ nữ, theo từng thời điểm; quan tâm đến các vấn đề mới nảy sinh. Chủ trì, phối hợp giám sát; tham gia có trách nhiệm các đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới; Cấp huyện và cấp xã tham gia có trách nhiệm các đoàn giám sát để phát hiện và kiến nghị những vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em tại địa phương. Nâng cao tác dụng và hiệu quả thực chất hoạt động giám sát thông qua theo dõi, phản hồi kết quả thực hiện các kiến nghị sau giám sát, tiếp xúc cử tri, giải quyết đơn thư. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng huy động sự tham gia trực tiếp của phụ nữ trong quá trình giám sát ở cơ sở; đảm bảo phụ nữ được tiếp cận và thụ hưởng thành quả của quá trình phát triển.
Bám sát Chương trình hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân để đảm bảo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; chủ động đề xuất, góp ý về những vấn đề liên quan đến phụ nữ, gia đình, bình đẳng giới và tổ chức Hội. Phát huy vai trò người đứng đầu hoặc đại diện của tổ chức Hội khi tham gia cấp ủy, cơ quan dân cử, hội thẩm nhân dân, hội đồng tư vấn pháp luật và các thiết chế đại diện khác. Vận động, khuyến khích hội viên phụ nữ phát huy dân chủ, tích cực đóng góp ý kiến vào các dự thảo, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Nâng cao hiệu quả thực chất của hoạt động góp ý kiến, phản biện xã hội. Nắm chắc chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật, kịp thời phát hiện các vấn đề để đề xuất, góp ý; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ngôn luận tạo sự ủng hộ của xã hội đối với các nội dung phản biện.
Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ Hội làm công tác giám sát, phản biện xã hội các cấp. Củng cố, duy trì và phát huy hiệu quả các mô hình tổ tự quản của phụ nữ tại cộng đồng, tổ phản ứng nhanh dư luận xã hội… để kịp thời nắm bắt, phát hiện vấn đề, tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền cùng cấp và Hội cấp trên giải quyết những vấn đề cụ thể đặt ra đối với phụ nữ tại địa phương.
2.3. Thực hành dân chủ cơ sở, thực hiện hiệu quả chức năng đại diện của tổ chức Hội
Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng lấy hội viên, phụ nữ làm trung tâm; hướng về cơ sở, tăng cường đối thoại, tiếp xúc với hội viên phụ nữ; đa dạng hóa các hình thức, kênh nắm bắt, lắng nghe, tiếp thu và phản ánh tâm tư, kịp thời giải quyết nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của hội viên.
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong các tầng lớp phụ nữ. Quán triệt và thực hiện tốt quan điểm "dân là gốc" và thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo phương châm “dân cần, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” nhằm tăng cường sự đồng thuận xã hội, sự ủng hộ của cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân; thực hiện tốt vai trò là cầu nối củng cố lòng tin, sự gắn bó mật thiết của hội viên, phụ nữ với Đảng và Nhà nước.
Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm, sự tham gia của cán bộ, hội viên, phụ nữ trong xây dựng, tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách và trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; tạo điều kiện cho phụ nữ học tập, phấn đấu, rèn luyện; nâng cao trình độ và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện vai trò, trách nhiệm giới; khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo, sự chung sức, đồng lòng của hội viên phụ nữ và nhân dân chủ động, tích cực tham gia sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển; đồng thời là nòng cốt xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ.
2.4. Vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới
Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, thu hẹp khoảng cách giới; tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng về bình đẳng giới cho cán bộ Hội các cấp.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao nhận thức cho các tầng lớp phụ nữ và nhân dân về bình đẳng giới. Hàng năm, triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới từ ngày 15 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12.
Tích cực tham mưu tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trách nhiệm quản lý của chính quyền các cấp trong việc nâng cao nhận thức, triển khai thực hiện hoạt động về bình đẳng giới. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện các quy định về bình đẳng giới. Chủ động tham mưu cấp ủy, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp thực hiện hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021- 2030, lồng ghép các nội dung bình đẳng giới trong xây dựng chính sách và các chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tăng cường lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách.
Tiếp tục nâng cao chất lượng bồi dưỡng, giúp đỡ cán bộ hội viên ưu tú giới thiệu cho Đảng. Tích cực tham mưu thực hiện công tác cán bộ nữ theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW và Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XII) về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới, trong đó chủ động phát hiện, giới thiệu phụ nữ ưu tú, quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ nữ nhằm xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ nữ của các cơ quan trong hệ thống chính trị; quan tâm chăm lo phát triển đội ngũ cán bộ công chức nữ ở cơ sở, đặc biệt là cán bộ nữ ở địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Tích cực tham mưu, giới thiệu nguồn cán bộ nữ cho tỉnh, nhất là thực hiện nhất quán mục tiêu, nhiệm vụ Đề án số 11-ĐA/TU của Tỉnh ủy, tạo nguồn cán bộ trẻ, nữ, dân tộc có chất lượng lâu dài.
Nhiệm vụ 3: Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả
3.1. Phát triển mạng lưới, thu hút hội viên, thành viên
Kiên trì phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội”. Đa dạng hóa các hình thức tập hợp và phát triển hội viên theo từng nội dung, đối tượng, địa bàn, nghề nghiệp, lứa tuổi, nguyện vọng, sở thích, điều kiện thực tiễn tại địa phương. Thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của từng nhóm phụ nữ; đề cao vai trò tự quản, tính sáng tạo, hấp dẫn và thiết thực trong hoạt động tổ/nhóm/ câu lạc bộ. Thực hiện có hiệu quả Thông báo kết luận số 160-TB/TW ngày 15/10/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Kết luận số 62-KL/TW ngày 8/12/2009 về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và Nghị quyết số 40-NQ/TU ngày 24/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2025.
Mở rộng các loại hình, các hoạt động nhằm thu hút, tập hợp đông đảo phụ nữ; xóa bỏ rào cản để phụ nữ tự tin, tự nguyện tham gia các hoạt động. Đồng thời, sử dụng hiệu quả các kênh truyền thông trong hệ thống Hội; các hình thức thu hút thông qua mạng xã hội nhằm gia tăng sự tương tác với phụ nữ, qua đó thu hút phụ nữ tham gia tổ chức Hội. Có biện pháp hỗ trợ cơ sở Hội, chi hội khó khăn trong công tác tập hợp, phát triển hội viên.
3.2. Nâng cao chất lượng cán bộ, kiện toàn bộ máy tổ chức Hội các cấp
Xây dựng Ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ theo hướng mở rộng tính liên hiệp, tự nguyện, đảm bảo hoạt động thực chất. Phát huy vai trò, sự tham gia hiệu quả của các ủy viên Ban chấp hành cơ cấu ngành, lĩnh vực, đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tại cơ sở, chuyên gia, tư vấn cho các lĩnh vực công tác Hội.
Kiện toàn bộ máy tổ chức Hội các cấp đảm bảo kết hợp giữa kế thừa, ổn định với đổi mới và phát triển phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Nâng cao năng lực của tổ chức Hội để thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, phụ nữ. Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội chuyên trách, nhất là người đứng đầu vừa đủ chuẩn theo quy định công chức của Nhà nước, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tư duy đổi mới, có năng lực trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện; vừa có kỹ năng vận động phụ nữ, khả năng thích ứng với thực tiễn, có tinh thần trách nhiệm, khát vọng cống hiến cho sự nghiệp bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ. Phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ Hội theo phương châm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu; là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ trong thời đại mới, truyền cảm hứng, niềm tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống tốt đẹp cho hội viên, phụ nữ.
Khuyến khích đội ngũ cán bộ Hội thường xuyên tự học, tự cập nhật kiến thức, kỹ năng qua rèn luyện thực tiễn phong trào. Có nhiều giải pháp để động viên, phát huy tính tự nguyện và tinh thần cống hiến của đội ngũ cán bộ làm việc không chuyên trách. Chú trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chi/tổ phụ nữ, thực sự là nòng cốt trong tuyên truyền, vận động và tổ chức các hoạt động tại cộng đồng. Hỗ trợ, động viên, biểu dương, khen thưởng, tôn vinh chi hội trưởng, tổ trưởng phụ nữ, người đứng đầu các tổ, nhóm, câu lạc bộ,…
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án“Bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng phụ nữ giai đoạn 2019- 2025” (Đề án 1893) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gắn với thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 20/01/2021 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2025 và Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2025, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ dân tộc thiểu số. Đồng thời, tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về giới, kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng,... Coi trọng đào tạo trong thực tiễn và giải quyết các tình huống công tác Hội.
3.3. Xây dựng văn hóa tổ chức, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành bộ máy cơ quan chuyên trách và hệ thống Hội
Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội làm việc “Tận tâm, Chuyên nghiệp, Hiệu quả, Nhân văn” trong môi trường số hóa năng động, đổi mới, điều hành thông minh; thấm nhuần và lan tỏa các giá trị cốt lõi của tổ chức Hội “Đoàn kết, nhân văn, sáng tạo, khát vọng và phát triển” đến cán bộ, hội viên, phụ nữ. Tăng cường phân cấp, phân quyền, phản ứng nhanh, hiệu quả với các vấn đề của phụ nữ.
Đa dạng hóa các hình thức và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành bộ máy cơ quan chuyên trách và hệ thống Hội các cấp. Đẩy mạnh truyền thông, quảng bá về tổ chức và hình ảnh người cán bộ Hội trong thời kỳ hội nhập.
Cải tiến công tác thi đua, khen thưởng để khuyến khích sự tham gia, hỗ trợ của tập thể và cá nhân cho phong trào phụ nữ, hoạt động Hội và vì sự tiến bộ của các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh.
3.4. Nâng cao vị thế, mở rộng ảnh hưởng của tổ chức Hội trong quan hệ đối ngoại
Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 18/NQ-BCH ngày 08/01/2021 của Ban chấp hành Hội LHPN Việt Nam (khóa XII) về hỗ trợ phụ nữ hội nhập quốc tế đến năm 2030 với phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả”. Tuyên truyền trong cán bộ, hội viên, phụ nữ, nhân dân và triển khai, thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân, tham gia tích cực và trách nhiệm vào các hoạt động đối ngoại của Mặt trận Tổ quốc và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh. Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất và người Yên Bái, phụ nữ các dân tộc và tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Bái, góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ Việt Nam, tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiều mặt của cộng đồng quốc tế.
Nâng cao năng lực cán bộ Hội các cấp để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu hội nhập, nhất là năng lực về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Chủ động mở rộng quan hệ hợp tác, phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước, vận động nguồn lực để hỗ trợ các hoạt động Hội về các lĩnh vực như giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, khởi nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội của phụ nữ, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ yếu thế, v.v…
Nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, vận động kinh phí xã hội hóa từ doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm. Tích cực vận động lồng ghép các vấn đề về phụ nữ vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội để tăng cường nguồn lực tập trung hỗ trợ giải quyết các vấn đề của phụ nữ phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và phù hợp với nguyện vọng của hội viên, phụ nữ.
VI. NHÓM GIẢI PHÁP CHUNG
1. Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức
Đổi mới và phát triển các loại hình thông tin, tuyên truyền, giáo dục trực tiếp và gián tiếp. Đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trên các kênh truyền thông. Đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông phù hợp các nhóm đối tượng vùng miền, đặc biệt quan tâm đối tượng phụ nữ, dân tộc thiểu số, tôn giáo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhằm chuyển đổi hành vi. Kết hợp hài hòa giữa tổ chức các chiến dịch truyền thông quy mô lớn với truyền thông trực tiếp nhóm nhỏ tại các địa bàn, theo từng nhóm đối tượng, theo từng chủ đề được hội viên, phụ nữ và xã hội quan tâm.
Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, đồng bộ với các ngành chức năng, các đoàn thể trong công tác tuyên truyền. Tăng cường phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng các chuyên trang, chuyên mục; thường xuyên cập nhập, thông tin tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, tình hình hoạt động các cấp Hội, đồng thời quảng bá, giới thiệu hình ảnh, con người, bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái.
Vận động hội viên phụ nữ tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Trung ương và tỉnh phát động. Phát hiện, tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các mô hình hiệu quả, cách làm mới, sáng tạo; gương phụ nữ điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, để tạo không khí thi đua sôi nổi, thực sự trở thành động lực phát triển của phong trào phụ nữ.
Tiếp tục xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin, truyền thông, đặc biệt là đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong các cấp Hội. Quan tâm nâng cao chất lượng cộng tác viên từ các ngành, các lĩnh vực, qua đó đảm bảo các thông tin được phản ánh, nhất là các vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới được truyền tải kịp thời tới các cấp Hội, hội viên phụ nữ và nhân dân.
2. Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, sáng tạo, thay đổi tư duy, phương pháp, cách làm, lề lối làm việc theo hướng khoa học, hiệu quả. Phát huy năng lực, khả năng đóng góp của mỗi ủy viên Ban Chấp hành. Cụ thể hóa bằng các Chương trình, Kế hoạch, Quy chế làm việc, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, sâu sát, kịp thời của Ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoạt động Hội, nhất là trong cơ quan chuyên trách Hội. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; khuyến khích tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm của đội ngũ cán bộ Hội. Xây dựng phong cách, lề lối làm việc của cán bộ Hội khoa học, bám sát thực tiễn, nói đi đôi với làm; thực hiện cơ chế “giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm”, bảo đảm chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Hội thực sự đi vào cuộc sống.
Thường xuyên rà soát, đánh giá, tổng kết, nhân rộng các mô hình hiệu quả, tiêu biểu tại cơ sở. Nâng cao chất lượng lập kế hoạch, xác định nhu cầu của hội viên, phụ nữ; lựa chọn nội dung trọng tâm ưu tiên để chỉ đạo; sáng tạo, linh hoạt trong tổ chức có hiệu quả các hoạt động ở cơ sở. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết và điều lệ Hội, định kỳ sơ, tổng kết đánh giá tác động và rút kinh nghiệm. Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng theo hướng đa dạng hóa các hình thức thi đua phù hợp với nhu cầu, lợi ích của phụ nữ, đảm bảo tính thiết thực, chất lượng, hiệu quả, công bằng, khách quan, có tác dụng động viên tinh thần thi đua yêu nước trong cán bộ, hội viên phụ nữ.
3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn
Phát huy vai trò của nữ cán bộ lãnh đạo các cấp, nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp trong việc nghiên cứu, đề xuất, thực hiện lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định.
Quan tâm bồi dưỡng kỹ năng thu thập, tổng hợp thông tin, nắm bắt tình hình, phát hiện vấn đề, nhất là phương pháp thu thập và thống kê số liệu cho cán bộ Hội cấp cơ sở. Nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ, chăm lo, tạo cơ hội bình đẳng cho các nhóm phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước theo phương châm “không để bất cứ nhóm phụ nữ nào bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển”.
4. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với các ban, sở, ngành, tổ chức; Mở rộng quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước, tăng cường hoạt động liên kết, phối hợp, vận động nguồn lực
Thực hiện hiệu quả cơ chế phối hợp giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ với các cấp chính quyền, các ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị trong công tác phụ nữ. Duy trì và đẩy mạnh phối hợp, hợp tác liên tịch trong triển khai các đề án, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đa dạng hóa các nguồn lực xã hội cho công tác phụ nữ, bình đẳng giới, hỗ trợ các đối tượng khó khăn như: Đề xuất, xây dựng các chương trình, đề án, dự án khai thác nguồn viện trợ quốc tế, kết nối với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm tạo thêm sức mạnh và sự ủng hộ đồng thuận cho tổ chức Hội vận động chính sách và chăm lo cho phụ nữ. Vận động, kết nối các tổ chức, cá nhân hoạt động thiện nguyện trong hỗ trợ phụ nữ, chú trọng phụ nữ yếu thế. Chủ động nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các đề án và tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội. Quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ các đề án, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình liên tịch và các dự án quốc tế.
Với tinh thần “Đoàn kết – Sáng tạo – Hội nhập – Phát triển”, Đại hội Đại biểu phụ nữ tỉnh Yên Bái lần thứ XVI kêu gọi các cấp Hội, cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh phát huy truyền thống đoàn kết, chung sức đồng lòng, vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ đề ra giai đoạn 2021 – 2026, góp phần xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập", xây dựng tỉnh Yên Bái theo hướng phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc./.
[1] Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV là 33,3%, khóa XV là 50%. Nữ tham gia Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021 cấp tỉnh là 37,28%, cấp huyện là 36,3%, cấp xã là 32,7%; nữ tham gia Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021 - 2026 cấp tỉnh là 33,93%, cấp huyện là 34,23%, cấp xã là 34,51%.Tổng số đảng viên nữ toàn tỉnh là 20.323 đảng viên (chiếm 35,23% tổng số đảng viên toàn tỉnh).
[2] Toàn tỉnh hiện có 197 nữ lãnh đạo, quản lý (cấp tỉnh 97, cấp huyện 63, cấp xã 31); số Ủy ban nhân dân có lãnh đạo chủ chốt là nữ cấp tỉnh 1/1; cấp huyện 5/9; cấp xã 26/173. Số ban ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân có từ 30% lao động nữ trở lên có lãnh đạo chủ chốt là nữ: cấp tỉnh 11 đơn vị; cấp huyện 5 đơn vị; cấp xã 35 đơn vị.
[3]Như: mô hình gia đình chị Đặng Thị Hội, xã Phúc An, huyện Yên Bình trồng 10ha cây bạch đàn và ươm cây giống; chị Đoàn thị Hiên, thôn Yên Bình, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên với mô hình trồng cây ăn quả có múi theo tiêu chuẩn Vietgap, ươm cây chanh tứ thời; chị Phạm Thị Hòa thôn đoàn Kết, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên với mô hình chế biến sản phẩm từ vỏ quế, tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động, thu nhập bình quân 4 - 5 triệu đồng/người/tháng; chị Nguyễn Thị Ngoan công ty TNHH An Dũng, thôn Đồng Cát, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên; chị Hoàng Thị Viên, thôn Giày 2, xã Chấn Thịnh, huyện Văn chấn mô hình trồng cây ăn quả có múi theo hướng hữu cơ......
[4] Chị Bùi Thị Sửu, chị Đào Thị Thiệp, chị Phạm Thị Vượng, chị Nguyễn Kim Oanh, chị Nguyễn Thị Khuyên, chị Bùi Huyền Nga, chị Nguyễn Kim Dung, chị Triệu Minh Hiền, chị Hà Phương Thuỳ - Hội Nữ Doanh nhân tỉnh.
[5]Chị Mai Thị Phương Lan – Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tỉnh Yên Bái; chị Nông Thị Chú- nhân viên phòng Tiền tệ kho quỹ và hành chính Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái; chị Trần Thị Thủy – Trưởng phòng Kế toán Ngân quỹ - NHCSXH tỉnh, chị Nguyễn Thị Thanh Hải – Phó phòng Tín dụng NHCSXH tỉnh, Chị Phùng Thị Nhung – Trưởng Kế toán PGD NHCSXH thị xã Nghĩa Lộ, chị Đỗ Tú Quyên – Trưởng Kế toán PGD NHCSXH huyện Mù Cang Chải…
[6]“Tuần văn hóa du lịch Mường Lò” với màn đại xòe cổ của đồng bào dân tộc Thái cùng với lễ hội ẩm thực truyền thống các dân tộc, lễ hội đường phố; “Tuần văn hóa du lịch danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải”, Lễ hội “Quế Văn Yên”, “Lễ hội Bưởi Đại Minh”…và các lễ hội truyền thống của các dân tộc trong tỉnh,
[7] Điển hình như nghệ nhân Vì Thị Sai, thôn Pa Te, xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu; nghệ nhân ưu tú Điêu Thị Xiêng – dân tộc Thái, thôn Đêu 1, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ; nghệ nhân ưu tú Âu Thị Chính - dân tộc Cao Lan, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình; nghệ nhân ưu tú Mai Thị Hồng Chắn - dân tộc Tày, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên;
[8] Điển hình như: Vận động viên Bùi Thị Kim Thoa, thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên với trên 20 huy chương các loại đạt được từ đấu trường trong nước và quốc tế.
[9] Nữ “Thầy thuốc nhân dân” Đào Thị Ngọc Lan; 12 nữ “Thầy thuốc ưu tú”: Lê Thị Hồng Vân, Trần Lan Anh, Trịnh Thị Thu Hoài, Đặng Thị Như Hoa, Nguyễn Thị Dung, Hà Minh Thư, Lương Thị Loan, Nguyễn Thị Hữu, Nguyễn Bích Ngọc, Hà Minh Nguyệt, Hoàng Thị Bình, Hà Thị Hồng Thúy.
[10]Điển hình như chị Phạm Thị Phương – Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu; chị Nguyễn Thị Huyền – Chi cục Thủy sản...
[11]Điển hình như chị Lê Thị Thanh Hằng – Phó giám đốc Công an tỉnh, chị Lý Hoàng Cung – Phó trưởng Công an huyện Mù Cang Chải, chị Lê Kiều Anh – Phó trưởng công an thị xã Nghĩa Lộ.
[12]Năm du lịch Quốc gia 2017 Lào Cai – Tây Bắc; Tuần văn hóa du lịch Mường Lò; Lễ hội khám phá danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn và Hội chợ giới thiệu các sản phẩm Quế tại Văn Yên; Lễ hội Bưởi Đại Minh và đua thuyền trên hồ Thác Bà huyện Yên Bình và các lễ hội tại địa phương...
12 Nổi bật là một số hoạt động giáo dục truyền thống như: Viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng Phụ nữ, Đền thờ Hai Bà Trưng, viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thăm quê hương Bác Hồ…
[14]Phong trào“Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, "Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, “Giúp Phụ nữ nghèo có địa chỉ”, “Phụ nữ Yên Bái chung sức xây dựng dựng nông thôn mới”, chung tay xây dựng “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo, phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ công nhân viên chức lao động, phong trào “Phụ nữ Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy"; phong tràoxây dựng người phụ nữ Bốn tốt "Sức khỏe tốt, phẩm chất tốt, chuyên môn tốt, xây dựng gia đình tốt" trong phụ nữ quân đội, phong trào thi đua “Dân vận khéo”...
[15]Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội, Thông tấn xã Việt Nam, VOV, Báo Phụ nữ Việt Nam, Báo Xây dựng, Báo Tài nguyên & Môi trường, Báo Đại biểu Nhân dân; Báo Dân tộc Miền núi; Báo Thương hiệu và công luận Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Yên Bái, …
[16] Hội LHPN 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải Hội phụ nữ trực tiếp đi tới từng thôn/bản, chi/tổ hội phụ nữ để tuyên truyền, hướng dẫn hội viên và nhân dân, đồng thời phát tờ rơi và phát loa truyền thanh tuyên truyền bằng 2 thứ tiếng (tiếng phổ thông và tiếng Mông).
[17]Có 668 công trình/phần việc, trong đó có 435 đoạn đường hoa, tuyến phố tự quản, gắn biển nhà sạch vườn đẹp; 62 hoạt động văn hóa nghệ, giao lưu bóng chuyền; 53 hoạt động vệ sinh môi trường, tu sửa đường làng, ngõ xóm, thu gom rác thải, đào hố rác;xây dựng hố rác gia đình, công cộng; xây dựng ngôi nhà xanh thu gom rác thải tái chế...; làm 10 Nhà mái ấm tình thương; 108 các mô hình khác như: Thi viết báo tường; mô hình điện thắp sáng đường quê; tọa đàm, hội thi, xây dựng quỹ tiết kiệm…Cơ quan chuyên trách Hội LHPN tỉnh tổ chức báo công và dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
[18]Điển hình như chi hội phụ nữ thôn Khe Ca, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên; chị Xủng Thị Vang, Bản Pú Cang, xã Nậm Khắt, huyện Mù Căng Chải; chị Phạm Thị Định, xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn; Câu lạc bộ nữ kinh doanh Mường Lò, Thị xã Nghĩa Lộ...
[19]Tại hội nghị đã có 24 tập thể, cá nhân được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen và 48 tập thể, cá nhân được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tặng Bằng khen giai đoạn 2016 – 2018.
[20]Tại hội nghị đã có 24 tập thể, cá nhân được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen và 48 tập thể, cá nhân được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tặng Bằng khen giai đoạn 2016 – 2018
[21] Kết quả trong 1 tháng đã may và phát được trên 250 ngàn khẩu trang, 12.954 mặt nạ chắn giọt bắn. Các cấp Hội đã vận động ủng hộ được 3.809 bánh xà phòng, trên 2.500 lít dung dịch sát khuẩn, 4.000 chai nước dung dịch sát khuẩn, 905 đôi găng tay cao su, 710 khăn lau tay phát cho hội viên phụ nữ, nhân dân; vận động chị em ủng hộ nhu yếu phẩm trị giá trên 480 triệu đồng cho lực lượng phòng dịch tại địa phương.
[22]Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Yên Bái, Truyền hình Quốc hội; Thông tấn xã Việt Nam, VOV, Báo Phụ nữ Việt Nam, Báo Xây dựng, Báo Tài nguyên Môi trường, Báo đại biểu nhân dân; Báo Dân tộc Miền núi; Báo Thương hiệu và công luận...
[23] Kết quả, đã tuyên truyền trên 1.521 tin, bài, ảnh; cấp phát 1650 cuốn tài liệu an toàn cho phụ nữ và trẻ em; biên soạn và phát 5.000 tờ rơi bằng 2 thứ tiếng (tiếng phổ thông và tiếng Mông) về phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất cảnh trái phép. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực hỗ trợ phụ nữ giải quyết các vấn đề xã hội cho 3.500 lượt cán bộ Hội cơ sở; 26 cuộc truyền thông về chủ đề “An toàn cho phụ nữ và trẻ em” nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật pháp trong hôn nhân và gia đình, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phát động cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông với chủ đề “An toàn cho phụ nữ và trẻ em„tới 100% các cấp Hội, đã có 22 sản phẩm tham gia dự thi trên các lĩnh vực: An giao thông, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán người, vệ sinh môi trường... Điển hình như Hội LHPN Thành phố Yên Bái tổ chức hội thi “Phụ nữ thành phố Yên Bái tìm hiểu và giải quyết các vấn đề xã hội” gắn với chủ đề năm thu hút gần 1.000 người tham gia.
[24] Trong đó có 34 nạn nhân mua bán người, 47 nạn nhân bị bạo lực gia đình, 11 nạn nhân bị xâm hại tình dục.
[25]Trong đó, hình thức tiết kiệm tại chi/tổ phụ nữ với mức từ 5.000đ/tháng/hội viên trở lên có 1.174 chi/tổ, 70.241 hội viên với số tiền trên 16,9 tỷ đồng, cho trên 5.800 hội viên vay.
[26]Cụ thể như: Chỉ đạo các cấp Hội rà soát, lập danh sách cụ thể gia đình hội viên phụ nữ nghèo tại cơ sở, xác định rõ nguyên nhân nghèo của từng hộ và đề ra biện pháp, hình thức hỗ trợ cụ thể để giúp đỡ thoát nghèo như: tập huấn, hỗ trợ về kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; hỗ trợ cây con giống, ngày công lao động; cách thức làm ăn; hỗ trợ xây dựng các mô hình sinh kế; hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn vay phát triển kinh tế gia đình.
[27]Toàn tỉnh có 6062 hộ gia đình làm kinh tế giỏi (92 mô hình trên 500 triệu đồng, 1.446 mô hình từ trên 200 đến 500 triệu đồng và 4.524 mô hình từ 70 đến 200 triệu đồng).
[28]ý tưởng của chị Nguyễn Thị Khuyên - Giám đốc Công ty TNHH Nasaky; Trần Thị Tình – Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hữu cơ Trung Thành xã Yên Hợp huyện Văn Yên; Lý Thị Ninh – Tổ trưởng tổ hợp tác thêu dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải .
[29]tập huấn các kiến thức về khởi nghiệp/khởi sự kinh doanh, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, kiến thức về chuyển đổi mô hình từ hộ kinh doanh cá thể lên doanh nghiệp vừa và nhỏ, giải đáp các thắc mắc về chính sách thuế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp...
[30] Chị Bùi Thị Sửu - Giám đốc Công ty THHH Hòa Bình, Chủ tịch Hội Nữ Doanh nhân tỉnh được trao tặng danh hiệu Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu - Cúp bông hồng vàng.
[31] như: Nữ thanh niên, dân tộc thiểu số, tôn giáo. Tăng cường thu hút nữ tiểu thương, nữ doanh nhân tham gia các hoạt động Hội như: Củng cố các câu lạc bộ nữ kinh doanh cấp huyện, hỗ trợ thành lập và công nhận Hội Nữ doanh nhân tỉnh là tổ chức thành viên với 174 hội viên.
[32] Tính tỉ lệ thu hút theo Hướng dẫn số 24/HD-ĐCT ngày 14/6/2017 : 154.091/215.794 phụ nữ từ 18 tuổi trở lên đạt tỷ lệ thu hút 71,4%; theo Hướng dẫn số 19/HD-ĐCT ngày 12/10/2015 (căn cứ để xây dựng chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XV): 154.091/200.282 phụ nữ từ 18 tuổi trở lên trong diện tính tỉ lệ để chia tỉ lệ hội viên (Tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên trừ đi trừ số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên là học sinh, sinh viên, người đi làm ăn xa…) đạt tỷ lệ thu hút 76,9 (đạt 102% chỉ tiêu Nghị quyết ĐH Phụ nữ tỉnh).
[33] Trong nhiệm kỳ, cấp tỉnh đã kiện toàn 11 UVBCH, 05 Ủy viên BTV, chức danh Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch; cấp huyện kiện toàn 32 UV BCH, 13 UVBTV và 7 Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch; cấp cơ sở kiện toàn 367 UVBCH, 92 UVBTV, 38 Chủ tịch, 53 Phó chủ tịch.
[34] Cấp tỉnh đã kiện toàn 11 UVBCH, 05 Ủy viên BTV, chức danh Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch. Cấp huyện kiện toàn 32 UV BCH, 13 UVBTV và 7 Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch. Cấp cơ sở kiện toàn 367 UVBCH, 92 UVBTV, 38 Chủ tịch, 53 Phó chủ tịch.
[35] Nữ tham gia cấp ủy cấp cơ sở đạt 877/3.858 = 22,73% (tăng 1,7% so với nhiệm kỳ trước); nữ tham gia cấp ủy cấp huyện và tương đương là 83/394 = 21,1% (tăng 2% so với nhiệm kỳ trước); nữ tham gia cấp ủy tỉnh là 7/47 = 14,8%, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: 1/14 = 7,14%.
[36] Trong nhiệm kỳ đã có 51 cán bộ Hội được đề bạt, luân chuyển.
[37] Kết quả, đã tổ chức 50 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Hội cho 3.165 lượt Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ cơ sở và chi hội trưởng, tổ trưởng phụ nữ; phối hợp với Trung ương Hội và các ban ngành tổ chức 128 lớp tập huấn về các kiến thức kỹ năng lãnh đạo, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống mua bán người, phòng chống xâm hại phụ nữ trẻ em; Luật Bình đẳng giới, Luật bảo hiểm xã hội, Luật Giao thông đường bộ… cho 7.680 người tham gia.
[38] Mở trang Thông tin điện tử Hội LHPN tỉnh Yên Bái, cấp tỉnh và 100% Hội LHPN cấp huyện lập và duy trì hiệu quả các trang mạng xã hội Facebook, Fanpage; 100% cán bộ Hội chuyên trách cấp tỉnh sử dụng thành thạo phần mềm điều hành tác nghiệp.
[39] không chỉ họp sơ kết, tổng kết hoạt động Hội mà còn tổ chức hoạt động tham quan, về nguồn, thăm mô hình tiêu biểu, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia các hoạt động chung của cộng đồng do xã, phường, thị trấn hoặc Hội LHPN các cấp tổ chức...
[40]Trong nhiệm kỳ, 100% số tổ chức Hội được kiểm tra, giám sát; biểu dương 524 tổ chức, cán bộ, hội viên; thi hành kỷ luật 5 cán bộ Hội cấp huyện và cơ sở.
[41] theo Quyết định 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị quy định về việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân.
[42]Việc thực hiện Luật bình đẳng giới năm 2007, Chương trình hành động số 36-CTr/TU, ngày 06/11/2007 về việc thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 21- CT/TW ngày 20/1/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới; Việc thực hiện Luật phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống xâm hại trẻ em; Luật bảo hiểm y tế; Việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; Việc thực hiện Nghị định 39/2015/NĐ-CP; Việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội; Việc thực thi pháp luật; Công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo; Công tác bầu cử; Việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và dân tộc thiểu số; Việc thực hiện công tác Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội ; Việc thực hiện Nghị định 86/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ trong các trường học; Việc thực hiện Quyết định 217, 218 của Ban Chấp hành TW Đảng.; Hỗ trợ Tết cho người nghèo; Hỗ trợ các hộ bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Việc cấp phát chế độ cho học sinh; Việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn trong trường học và chế độ ăn uống cho học sinh tại các nhà trường bán trú; Việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và dân tộc thiểu số; Việc làm đường, các khoản xã hội hóa làm đường giao thông nông thôn và nhà cộng đồng; Việc thực hiện xã hội hóa trong các trường học; Việc cấp vật liệu làm nhà vệ sinh; Việc cấp phát và tiếp nhận ngô giống, các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ máy nông cụ và trâu sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Việc thu - chi và sử dụng Quỹ phòng chống cháy rừng, việc cấp phát tiền dịch vụ môi trường rừng….
[43]1) Giám sát việc thực hiện Nghị định 39/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách dân số; (2) Giám sát chính sách pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm; (3) Giám sát việc thực hiện công tác cán bộ nữ Chương trình hành động số 36-CTr/TU, ngày 06/11/2007 về việc thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 21- CT/TW ngày 20/1/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới; (4) Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và phòng, chống xâm hại trẻ em; (5) Giám sát việc thực hiện các quy định về hỗ trợ cho tổ chức Hội LHPN vùng đặc biệt khó khăn cấp cơ sở và cấp Chi hội theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân các cấp và Thông tư số 49/2012/TT-BTC, ngày 20/3/2012 của Bộ tài chính.
[44](1) Đề án “Điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và đổi tên Trung tâm Giới thiệu việc làm phụ nữ Yên Bái thành Trung tâm hỗ trợ phụ nữ tỉnh Yên Bái; chuyển giao nhiệm vụ giới thiệu việc làm về Trung tâm Dịch vụ - việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội”; (2) Đề án“Sắp xếp, giảm đầu mối bên trong Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh”.
[45]Nghị định 39/NĐ-CP, chính sách pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm; chính sách cấp gạo cứu đói hộ nghèo; chính sách hỗ trợ thiệt hại bão lũ; chính sách cấp phát và sử dụng thẻ BHYT; chính sách hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn; Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp.
[46]Số lượng hội viên tăng thêm = số hội viên phát triển mới – số hội viên ra khỏi tổ chức Hội (không bao gồm hội viên là đoàn viên công đoàn, hội viên trong lực lượng vũ trang và hội viên của các tổ chức thành viên; được theo dõi trong Phần mềm quản lý cán bộ, hội viên).
[47]Vun đắp được hiểu là làm cho ngày thêm bền vững và phát triển tốt đẹp hơn.
Ban Biên tập
Xin ý kiến góp ý vào Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Yên Bái lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.PHỤ NỮ YÊN BÁI ĐOÀN KẾT, SÁNG TẠO, KHÁT VỌNG VƯƠN LÊN VÌ HẠNH PHÚC CỦA PHỤ NỮ; XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỘI VỮNG MẠNH, GÓP PHẦN XÂY DỰNG TỈNH YÊN BÁI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh khóa XV
trình tại Đại hội Đại biểu Phụ nữ tỉnh Yên Bái lần thứ XVI)
Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Yên Bái lần thứ XVI diễn ra trong thời điểm quan trọng: là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; đất nước trải qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới; tỉnh Yên Bái đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện trên các lĩnh vực. Với tinh thần “Đoàn kết – Sáng tạo – Hội nhập – Phát triển”, Đại hội có nhiệm vụ: Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XV; Kiểm điểm hoạt động của Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2016 - 2021; Quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động Hội và phong trào Phụ nữ nhiệm kỳ 2021 - 2026; Góp ý văn kiện đại hội Hội cấp trên; Bầu Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 và bầu đại biểu đi dự Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII.
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ PHONG TRÀO PHỤ NỮ VÀ HOẠT ĐỘNG HỘI
NHIỆM KỲ 2016 – 2021
I. ĐÁNH GIÁ PHONG TRÀO PHỤ NỮ
Yên Bái là tỉnh miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên 6.889 km2, dân số trên 83 vạn người, trên 30 dân tộc cùng sinh sống (dân tộc thiểu số chiếm gần 53,74%); 9 đơn vị hành chính cấp huyện (trong đó 02 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải nằm trong nhóm 1 thuộc huyện đặc biệt khó khăn của cả nước), 173 xã/phường/thị trấn (trong đó có 59 xã đặc biệt khó khăn); tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên là 215.794 người, trong đó hội viên tham gia sinh hoạt là 154.091 hội viên.
Phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, 5 năm qua, phụ nữ các dân tộc tỉnh Yên Bái luôn phát huy truyền thống, đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, tích cực học tập nâng cao trình độ, đổi mới, sáng tạo trong lao động sản xuất, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Trung ương và tỉnh phát động, đặc biệt là phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong các tầng lớp phụ nữ, đóng góp hiệu quả trên các lĩnh vực, chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự, từng bước khẳng định được vị thế, vai trò của mình trong gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, tỉnh Yên Bái chịu nhiều tác động tiêu cực từ tình hình thời tiết biến đổi cực đoan, rét đậm, rét hại kéo dài, lũ ống, lũ quét, ngập úng, sạt lở đất nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhân dân và cơ sở hạ tầng của tỉnh; tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống, sinh hoạt của nhân dân nói chung cũng như phong trào phụ nữ và hoạt động Hội. Trong bối cảnh đó, các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền tích cực hưởng ứng, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong lĩnh vực chính trị:
Các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh đã chủ động trong tham gia xây dựng Đảng và chính quyền, tham gia ý kiến vào văn kiện Đại hội Đảng các cấp, hăng hái tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026. Tỷ lệ nữ đảng viên, nữ tham gia cấp ủy, tham gia Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đều tăng[1]. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nữ tăng cả về số lượng và chất lượng. Chị em đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Đảng, tận tụy, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, không ngừng học tập, rèn luyện, đổi mới, sáng tạo, tiếp cận nhanh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, vận động quần chúng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nhiều chị được tín nhiệm giao trọng trách, giữ cương vị lãnh đạo, quản lý của tỉnh, của ngành [2].
Trong lĩnh vực kinh tế - lao động việc làm:
Lực lượng lao động nữ chiếm trên 50% trong sản xuất nông - lâm nghiệp và dịch vụ thương mại, chị em đã tích cực trong phong trào thi đua lao động sản xuất, liên kết 4 nhà phục vụ nông nghiệp nông thôn; nghiên cứu, học hỏi, tiếp cận các nguồn vốn; tích cực tham gia các chương trình, đề án chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi; mạnh dạn đầu tư để mở rộng sản xuất ngành nghề phù hợp, áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới phương thức tổ chức sản xuất, góp phần bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, giảm nghèo bền vững gắn với bảo vệ môi trường và góp phần đáng kể vào phong trào thi đua “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới”. Qua đó, đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trong phong trào làm kinh tế giỏi thu nhập từ 500 triệu đồng/năm[3].
Đội ngũ nữ công nhân viên chức lao động ở mọi ngành nghề, lĩnh vực tăng cả về số lượng và chất lượng với 26.327 người (chiếm 62,2% tổng số công nhân viên chức lao động), trong đó 62,5% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Chị em hăng hái thi đua thực hiện phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trong khối sản xuất, kinh doanh - Bưu chính viễn thông chị em đã không ngừng thi đua học tập, lao động sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin, có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật làm lợi cho đơn vị, doanh nghiệp hàng tỷ đồng. Luôn bám sát thị trường, đổi mới dịch vụ cung cấp phục vụ người tiêu dùng hàng hóa sản phẩm phong phú, đa dạng, chất lượng tốt hơn, tăng cường liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm, hàng năm đóng góp hàng tỷ đồng cho ngân sách nhà nước[4]. Nhiều chị vinh dự được nhận Bằng khen của Trung ương và của tỉnh [5].
Chị em phụ nữ ngành xây dựng, giao thông vận tải, môi trường đô thị: Làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, công việc lưu động, song không quản ngại khó khăn vất vả, làm việc tăng ca thêm giờ để hoàn thành nhiệm vụ, góp phần giữ gìn đô thị xanh, sạch, đẹp, văn minh.
Những nỗ lực trong lĩnh vực phát triển kinh tế, chị em phụ nữ đã đóng góp tích cực góp phần cùng toàn tỉnh tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 6,64%; thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 32,21% năm 2016, xuống còn 7,04% năm 2020, hoàn thành trước 01 năm so với kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020.
Trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch:
Các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh tích cực tham gia thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; có vai trò quan trọng trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc và các địa phương thông qua các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, câu lạc bộ, tổ nhóm,… đặc biệt thông qua hoạt động Lễ hội[6] giới thiệu, quảng bá hình ảnh quê hương, con người Yên Bái tới bạn bè trong nước và quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể có nhiều Nghệ nhân, Nghệ nhân ưu tú là nữ, đóng góp vào việc giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc, phát triển các nghề truyền thống, bảo tồn và khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống để phục vụ phát triển du lịch, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh [7].
Phong trào văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao quần chúng được phụ nữ tích cực hưởng ứng và thu hút đông đảo chị em tham gia. Cuộc vận động “Mỗi phụ nữ chọn một hình thức văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp” đã xuất hiện nhiều tổ, nhóm, câu lạc bộ đọc sách, hát dân ca và yoga, rumba, erobic, dân vũ, góp phần nâng cao dân trí và làm phong phú đời sống tinh thần, nâng cao sức khỏe của chị em. Toàn tỉnh đã xây dựng và duy trì được 1.627 đội văn nghệ quần chúng và 510 câu lạc bộ thể dục thể thao, trong đó có sự tham gia tích cực của chị em, nhiều nữ vận động viên tham gia các giải thể thao phong trào và thể thao thành tích cao toàn quốc và tại tỉnh đạt thành tích cao[8].
Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học – công nghệ:
Phụ nữ ngành Giáo dục - Đào tạo: Với 65,3% trong tổng số cán bộ toàn ngành, trong những năm qua các chị đã không ngừng rèn luyện, học tập nâng cao trình độ, phát huy tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp “Trồng người”, tích cực hưởng ứng phong trào “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”, phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” và các cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng “trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc”, đến nay toàn tỉnh có 282 chị có trình độ thạc sĩ (chiếm 60,1%); 6 chị có trình độ tiến sĩ (chiếm 37,5%). Trong nhiệm kỳ có thêm 11 nữ nhà giáo ưu tú. Số lượng học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp Quốc gia năm sau cao hơn năm trước. Thành tựu Giáo dục và Đào tạo 5 năm qua có sự đóng góp tích cực của đội ngũ nữ cán bộ quản lý và giáo viên.
Phụ nữ ngành Y tế: Với trên 62% lực lượng lao động nữ, mặc dù làm việc trong điều kiện môi trường độc hại dễ bị lây nhiễm bởi dịch bệnh và phải thường xuyên tiếp xúc với chất thải, hoá chất độc hại, tia phóng xạ, với phương châm “sáng y đức, giỏi chuyên môn” và thực hiện phong trào "Vì sự tiến bộ phụ nữ y tế", chị em đã không ngừng phấn đấu, tích cực tiếp cận kỹ thuật mới, nâng cao tay nghề, thực hiện tốt 12 điều y đức, nâng cao chất lượng khám và điều trị cho nhân dân, đặc biệt trong ứng phó với dịch bệnh Covid-19, đội ngũ nữ cán bộ, nhân viên y tế đã kiên cường, tận tụy hết mình trên tuyến đầu chống dịch, đóng góp tích cực vào thành tích chung của ngành Y tế tỉnh nhà. Đến nay toàn tỉnh có…….. thạc sỹ, tiến sỹ…., trong nhiệm kỳ có thêm 01 nữ “Thầy thuốc nhân dân” và 12 nữ “Thầy thuốc ưu tú”.[9]
Chị em phụ nữ trong lĩnh vực Khoa học - Công nghệ luôn chủ động, say mê trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và thành tựu khoa học công nghệ đặc biệt cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện 250 đề tài, dự án khoa học công nghệ, mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trên các lĩnh vực, trong đó phụ nữ làm chủ ..... đề tài, dự án, mô hình; nhiều đề tài, dự án lĩnh vực nông, lâm nghiệp, y tế, an ninh... có tính khả thi, được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao, bảo vệ môi trường sinh thái[10].
Trong lĩnh vực gia đình: Với thiên chức là người mẹ người thầy đầu tiên của con người, chị em có vai trò quan trọng trong giáo dục, nuôi dưỡng thế hệ trẻ, chăm sóc, bảo vệ các thành viên trong gia đình trước những cám dỗ, mặt trái của cơ chế thị trường, nhất là trong bối cảnh xã hội mới làm biến đổi những giá trị của gia đình. Phụ nữ luôn tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức Phụ nữ Việt Nam “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”; tích cực lao động nâng cao thu nhập, tổ chức tốt cuộc sống gia đình, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết yêu thương và xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh và đối ngoại:
Chị em tích cực tham gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trên không gian mạng, chống âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Là hậu phương vững chắc, kịp thời thăm hỏi động viên con, em và gia đình có người thân đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc nơi biên giới, hải đảo; vận động con, em thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự. Phụ nữ trong lực lượng vũ trang đã nêu cao phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, năng lực trí tuệ, chủ động, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới[11].
Trong lĩnh vực đối ngoại: Chị em luôn tích cực học tập, cập nhật kiến thức, chủ động tham gia vào hoạt động đối ngoại nhân dân, tranh thủ sự hỗ trợ, hợp tác, thu hút đầu tư. Chị em phụ nữ ở cơ sở, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã tích cực thực hiện có hiệu quả các hoạt động do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.
Phụ nữ cao tuổi là chỗ dựa tinh thần, lưu giữ các giá trị truyền thống, truyền thụ kiến thức, kỹ năng cho thế hệ trẻ. Nữ thanh niên tích cực học tập, lao động, xung kích, tình nguyện trong phong trào thi đua, phát triển kinh tế, phát triển cộng đồng. Phụ nữ các dân tộc thiểu số luôn đoàn kết, cần cù lao động, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chung tay xây dựng đời sống văn hóa mới. Phụ nữ các tôn giáo tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, sống “tốt đời đẹp đạo”, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Nhóm phụ nữ yếu thế, dễ bị tổn thương, khuyết tật đã khắc phục hoàn cảnh khó khăn, tự tin, phát huy năng lực, thuận lợi hơn hòa nhập vào đời sống xã hội.
Có thể khẳng định, 5 năm qua, phụ nữ các dân tộc tỉnh Yên Bái luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, phát huy truyền thống tốt đẹp, đoàn kết, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực lao động, công tác, đời sống xã hội. Đã có 485 tập thể, 339 cá nhân phụ nữ tiêu biểu được nhận các giải thưởng, danh hiệu cao quí của Đảng và Nhà nước, Bằng khen của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và tỉnh.
Tuy nhiên, trước tác động tiêu cực của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, rét đậm, rét hại, lũ ống, lũ quét, ngập úng, sạt lở đất đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, việc làm, thu nhập, sức khỏe, an toàn của phụ nữ, gia đình và cộng đồng, đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận phụ nữ còn khó khăn. Phụ nữ nông thôn được đào tạo nghề còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, bạo lực phụ nữ, xâm hại trẻ em, môi trường sống chưa đảm bảo an toàn còn xảy ra. Vẫn còn tình trạng bất bình đẳng giới, định kiến giới xảy ra ở một số địa phương. Một bộ phận phụ nữ thiếu hiểu biết pháp luật, sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, suy thoái về đạo đức lối sống, sống thiếu trách nhiệm với gia đình và xã hội.
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ CÁC CẤP TỈNH YÊN BÁI NHIỆM KỲ 2016 - 2021
1. Công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, xây dựng gia đình hạnh phúc
1.1. Công tác giáo dục truyền thống, giáo dục chính trị tư tưởng được chú trọng, phù hợp với từng cấp Hội với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Các cấp Hội làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền, quán triệt, triển khai học tập đầy đủ, kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động, sự kiện chính trị của tỉnh, của địa phương[12] với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, hội thi, sinh hoạt chi/tổ hội, sinh hoạt truyền thống, tọa đàm, hái hoa dân chủ… Nội dung, phương thức tuyên truyền phù hợp với từng vùng miền, từng nhóm đối tượng phụ nữ, bám sát định hướng của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và của Tỉnh ủy Yên Bái, đồng thời sát với thực tiễn cơ sở, hướng vào những vấn đề hội viên, phụ nữ quan tâm… Kết quả, 100% cơ sở xã, phường, thị trấn và 9/9 huyện, thị, thành phố đã tổ chức 5.428 hoạt động tuyên truyền (đạt 257% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội phụ nữ Toàn quốc và Nghị quyết Đại hội phụ nữ tỉnh) thu hút trên 778 ngàn lượt hội viên phụ nữ và nhân dân tham gia [13].
Phát động các đợt thi đua lồng gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Trung ương Hội và tỉnh phát động[14]. 100% cơ sở Hội hưởng ứng Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ, đồng loạt ra quân vệ sinh môi trường với chủ đề: “Phụ nữ chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường”; “Phụ nữ Yên Bái với môi trường xanh - sạch - đẹp”; đợt thi đua “Phụ nữ Yên Bái chung tay xây dựng nông thôn mới xanh - sạch - đẹp”; Tuần lễ áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam...
Tổ chức Hội thi tuyên truyền viên giỏi Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ Toàn quốc lần thứ XII từ cấp tỉnh tới cấp cơ sở theo hình thức sân khấu hóa, thu hút trên 1.200 hội viên phụ nữ và nhân dân tham gia cổ vũ. Lựa chọn 01 thí sinh tham gia Hội thi Tuyên truyền viên giỏi khu vực phía Bắc đạt giải nhì. Xây dựng và duy trì có hiệu quả 519 tổ/nhóm/câu lạc bộ văn hóa văn nghệ; 469 tổ/nhóm/câu lạc bộ thể dục thể thao tại cơ sở, tạo không khí sôi nổi, thu hút hội viên tham gia sinh hoạt Hội.
Xây dựng trang Web, mở chuyên mục "Gương sáng phụ nữ Yên Bái" trên trang fanpage, facebook của Hội; tuyên truyền 3.553 tin, bài, ảnh; 60 chuyên trang báo. Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và địa phương[15] xây dựng 123 phóng sự tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương, của tỉnh, trên trang Web và các trang mạng xã hội, đã có trên 4 triệu lượt người tiếp cận; 800 ngàn lượt tương tác với các bài viết, thông tin, video tuyên truyền trên fanpage của Hội. (trung bình mỗi năm có 711 tin/bài, vượt 611% chỉ tiêu NQĐHPN tỉnh mỗi năm có ít nhất 100 tin, bài).
Năm 2020 - 2021, trước tình hình diễn biến phức tạp của Dịch, bệnh Covid-19, căn cứ chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, Hội LHPN tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai trong hệ thống Hội. Các cấp Hội tổ chức 2.928 cuộc tuyên truyền, đăng tải 1.400 tin, bài, hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang Web của Hội, trang mạng xã hội facebook, Zalo… Phối hợp cấp phát 43.541 tờ rơi; băng zôn; poster tuyên truyền[16]. Nghiên cứu, ứng dụng Đồ họa thông tin (Info graphic) trong tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với nội dung ngắn gọn, hình ảnh minh họa dễ hiểu, dễ nhớ... giúp hội viên, phụ nữ nắm bắt thông tin kịp thời, dễ truyền tải, dễ làm theo.
Duy trì, phát huy hiệu quả của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp Hội trong công tác tuyên truyền, vận động và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên. Tích cực phối hợp với ngành Tư pháp tuyên truyền, vận động phụ nữ nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Biên soạn, in và cấp phát gần 75.000 tài liệu, tờ rơi các loại chuyển tải tới cơ sở làm tài liệu sinh hoạt; cập nhật kịp thời chính sách mới có hiệu lực liên quan đến phụ nữ và trẻ em chuyển tải trên trang Web của Hội.
Các cấp Hội đã tích cực phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, các mô hình, cách làm hay, hiệu quả trên các lĩnh vực hoạt động công tác Hội. Từ 2016 đến nay, đã có 2.378 điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực được tuyên truyền, biểu dương và khen thưởng và được giới thiệu cho cơ quan truyền thông của tỉnh, Trung ương Hội và trên các trang thông tin của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (đạt 117% chỉ tiêu Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh lần thứ XV đề ra là 2.037 điển hình).
1.2. Thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với Cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức: Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” và phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.
Xây dựng, ban hành chương trình hành động, xác định khâu đột phá, trọng tâm, trọng điểm, đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác trở thành hoạt động thường xuyên trong sinh hoạt của các cấp Hội và chi, tổ hội. Ban hành quy định, niêm yết và ký cam kết thực hiện về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cơ quan theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Xây dựng chuyên mục "Mỗi tuần một câu chuyện về Bác" đã tuyên truyền 98 câu chuyện về Bác trên trang facebook, fanpage của Hội. Phát động phong trào thi đua nhân kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ thăm Yên Bái (25/9/1958 - 25/9/2018) tới các cấp Hội, kết quả đã có 668 công trình/phần việc [17]. 35 nữ Bí thư chi bộ cơ sở tiêu biểu, 4 tập thể và 4 cá nhân là nữ điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo lời Bác trên các lĩnh vực được Tỉnh ủy gặp mặt, biểu dương [18]. Tổ chức Hội thi kể chuyện về Bác Hồ theo chủ đề năm 2019 và những mô hình, điển hình tiên tiến học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2019. Hàng năm, cử cán bộ tham gia các Hội thi về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và tìm hiểu, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) do Tỉnh ủy, các Huyện ủy, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh tổ chức [19]. Sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị; 2 Cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức: Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”; “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020” có 72 điển hình tiên tiến tham dự[20].
Phong trào “Phụ nữ thực hành tiết kiệm làm theo lời Bác” được cán bộ, hội viên nhiệt tình hưởng ứng, đã tiết kiệm được trên 84,6 tỷ đồng với 4 hình thức tiết kiệm để chủ động nguồn vốn cho hội viên vay vốn phát triển kinh tế gia đình, góp phần hạn chế tín dụng đen. 100% chi, tổ, nhóm tiết kiệm hoạt động đúng quy định, quy chế của chi, tổ, nhóm đề ra. Bên cạnh đó, chị em còn tích cực hưởng ứng tiết kiệm điện, nước, vật tư sản xuất...
Xây dựng, tuyên truyền, nhân rộng được 195 mô hình, điển hình tập thể, cá nhân tiên tiến về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sức lan tỏa trong các cấp Hội và trong cộng đồng, tác động tích cực đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là thực hiện Chương trình hành động số 144-CTr/TU ngày 15/02/2019 và Chương trình hành động số 190-CTr/TU ngày 26/11/2019 của Tỉnh ủy, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh hoàn thành xuất sắc 100% chỉ tiêu.
1.4. Các cấp Hội vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình, trọng tâm là thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Đã có nhiều cách làm sáng tạo, có sức lan tỏa trong cộng đồng gắn với phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới” và các chương trình, đề án tại địa phương. Tiêu chí 3 sạch “Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ” phù hợp với chức năng nhiệm vụ, điều kiện của Hội được lựa chọn làm điểm đột phá, góp phần không nhỏ vào thành tựu xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Các cấp Hội tổ chức trên 2.500 hoạt động tuyên truyền, 92 lớp tập huấn cho 7.683 lượt cán bộ chủ chốt cấp cơ sở về nội dung, tiêu chí xây dựng nông thôn mới gắn với việc thực hiện “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”; đã có 1.163 công trình/hoạt động/phần việc các cấp Hội thực hiện góp phần xây dựng nông thôn mới (đạt 129,2% chỉ tiêu Nghị quyết ĐHĐBPN toàn quốc XII). Toàn tỉnh có 122 Chi hội Phụ nữ 5 không, 3 sạch và 13 chi hội phụ nữ 5 không, 3 sạch tiêu biểu; 1.691 tuyến đường phụ nữ tự quản xanh - sạch - đẹp, trong đó có 57 tuyến đường kiểu mẫu đảm bảo 4 tiêu chí “sáng - xanh - sạch - đẹp”; 1.539 tuyến đường hoa; 2.072 mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp”; 198.430 hố rác hộ gia đình và hố rác, bể đựng rác công cộng. Trong 5 năm đã có 5.396 hộ đạt tiêu chí 5 không 3 sạch đưa tổng số toàn tỉnh 108.511/139.434 hộ gia đình hội viên đạt 8 tiêu chí “5 không, 3 sạch”, đạt 78%, trong đó có 1.080 hộ thoát nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều (1.187/1.000 đạt 118 % chỉ tiêu Nghị quyết ĐHĐBPN tỉnh XV).
Phối hợp tổ chức 125 cuộc tọa đàm, truyền thông, hội thảo, hội thi với chủ đề “Phụ nữ với bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán người”, “phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống”, “Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển”, “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”, “Gia đình toàn mỹ”, “Cơm ngon con khỏe”,“Gia đình hạnh phúc, gắn kết yêu thương”,“Người chồng tuyệt vời”… thu hút 375.046 lượt người tham gia, trong đó có 75.396 bà mẹ, 25.220 ông bố có con dưới 16 tuổi. Các bà mẹ có con nhỏ từ 0 đến 5 tuổi và trẻ vị thành niên được truyền thông, tư vấn, thực hành các kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, về quan niệm sống, giới tính, tình bạn, tình yêu, phòng chống bạo lực học đường, bạo lực gia đình, sức khỏe sinh sản, an toàn thực phẩm tại gia đình.
Phối hợp với ngành y tế vận động 98% các bà mẹ có con 0 – 5 tuổi đưa con đi tiêm phòng đủ 6 bệnh nguy hiểm, uống Vitamin A, vận động 100% các bà mẹ đi khám thai định kỳ và theo dõi sự phát triển của thai nhi, sinh con tại cơ sở y tế, tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ tại các xã đặc biệt khó khăn về chăm sóc sức khoẻ, dân số/KHHGĐ, bình đẳng giới, phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục... cho trên 41.665 lượt phụ nữ, góp phần nâng cao chất lượng dân số, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống 17%, tỷ lệ phụ nữ có thai được tầm soát 50%.
1.5. Các cấp Hội tăng cường thực hiện các chính sách an sinh - xã hội, các hoạt động từ thiện, nhân đạo đối với phụ nữ.
Vận động ủng hộ cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, gia đình có người[21] thân lên đường nhập ngũ, gia đình hội viên, phụ nữ tàn tật, đơn thân, phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo vượt khó... với 13.262 suất quà trị giá trên 11 tỷ đồng, làm mới và sửa chữa 121 nhà Mái ấm tình thương trị giá trên 4 tỷ đồng.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Hội LHPN tỉnh đã phát động phong trào thi đua “Phụ nữ Yên Bái chung tay may, phát khẩu trang miễn phí phòng, chống dịch Covid-19”, tạo sức lan tỏa, được đông đảo các tầng lớp cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, được nhiều cơ quan truyền thông Trung ương và tỉnh đưa tin, tuyên truyền[22]. Phối hợp với Tập đoàn APEC Group mở "Siêu thị hạnh phúc 0 đồng" tại thị xã Nghĩa Lộ và tổ chức các “Chuyến xe hạnh phúc” đến các huyện vùng cao cung cấp 3.544 suất quà cho 2.883 gia đình. Vận động ủng hộ 03 tấn gạo bổ sung cho "siêu thị hạnh phúc 0 đồng", hỗ trợ gạo cho 100 hộ dân, 80 phần quà cho phụ nữ và trẻ em nghèo bị tác động bởi dịch, bệnh Covid-19. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Hội Nữ doanh nhân tỉnh và Hội LHPN tỉnh đã ủng hộ 210 triệu đồng cho công tác phòng chống dịch. Thăm, tặng bằng khen và gửi lời tri ân sâu sắc đến 5 hội viên cao tuổi là Mẹ Việt Nam anh hùng và các bà, các mẹ cao tuổi có nghĩa cử cao đẹp góp phần phòng, chống dịch bệnh Covid-19; biểu dương và tặng Bằng khen cho 12 tập thể, 11 cá nhân. Có 8 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 được Trung ương Hội và Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen.
1.6. Tích cực, chủ động bảo vệ phụ nữ, đặc biệt trong các vụ việc bạo lực gia đình, xâm hại quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em.
Các cấp Hội thường xuyên nắm bắt, phản ánh tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ, chủ động đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến phụ nữ. Tổ chức đối thoại chính sách về các hoạt động công tác Hội, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phòng chống xâm hại, bạo lực phụ nữ và trẻ em. Tổ chức các diễn đàn cho trẻ và cha mẹ trẻ về kỹ năng sống, phòng chống đuối nước, an toàn giao thông, phòng chống bạo lực gia đình.
Thực hiện hiệu quả Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ” giai đoạn 2017-2027 (Đề án 938) gắn với triển khai chủ đề năm “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”[23]. Các cấp Hội đã có nhiều đổi mới sáng tạo trong thu thập xử lý thông tin, phối hợp hành động bảo vệ, hỗ trợ phụ nữ trẻ em, ký phối hợp hoạt động với các ban ngành có liên quan như: Công an tỉnh, Sở văn hóa thể thao và du lịch..... để tạo mạng lưới hỗ trợ bảo vệ trực tiếp tại cơ sở. Thành lập 352 tổ tự quản và 186 tổ phản ứng nhanh dư luận xã hội của phụ nữ tại cộng đồng thường xuyên cung cấp các thông tin về các vụ việc bạo hành giới đối với phụ nữ, trẻ em để kịp thời chỉ đạo và xử lý tại các địa bàn.
Vai trò đại diện của các cấp Hội không ngừng được hoàn thiện và nâng cao chất lượng. Các cấp Hội đã tiếp nhận và xử lý 56 đơn thư của hội viên phụ nữ và nhân dân, trong đó 32 đơn thư về bạo lực gia đình, ly hôn và phân chia tài sản, tranh chấp nuôi con sau li hôn, xâm hại tình dục trẻ em. Phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm một số vụ bạo lực gia đình kéo dài trong nhiều năm. Thí điểm mô hình hỗ trợ phụ nữ tại cộng đồng trong đó đã tư vấn, hỗ trợ ban đầu cho 92 trường hợp phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực gia đình, mua bán người và xâm hại tình dục[24], giới thiệu và chuyển tuyến 04 nạn nhân tới các đối tác của Hội như Tổ chức Hagar quốc tế, “Ngôi nhà bình yên” của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
2. Đẩy mạnh các hoạt động vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường
2.1. Tổ chức tốt các hoạt động vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, sáng tạo khởi nghiệp, phát huy nội lực, giảm nghèo bền vững, đem lại hiệu quả thiết thực.
Phong trào tiết kiệm làm theo lời Bác được triển khai sâu rộng với chủ đề “Làm theo Bác về thực hành tiết kiệm giúp nhau giảm nghèo bền vững”, với 4 hình thức tiết kiệm tại các chi, tổ (tiết kiệm từ 5.000 đồng trở lên/tháng/hội viên; tiết kiệm tổ góp vốn xoay vòng; tiết kiệm các chương trình tài chính vi mô của hội; tiết kiệm tại Ngân hàng chính sách xã hội), tổng dư nợ trên 84,6 tỷ đồng[25] (riêng tiết kiệm làm theo lời Bác với mức từ 5.000 đồng trở lên/tháng/hội viên là trên 17,4 tỷ đồng, đạt 116% chỉ tiêu Nghị quyết ĐHĐBPN tỉnh XV đề ra). Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hội viên vay vốn để sản xuất, chăn nuôi với tổng số nguồn vốn do các cấp Hội quản lý trên 1.296 tỷ đồng.
Phong trào“Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” được Hội cụ thể hóa thông qua phong trào “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, “90 hành động thiết thực vì phụ nữ và trẻ em”, đã có 100% hộ nghèo có phụ nữ được các cấp Hội giúp đỡ với nhiều mô hình và cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương[26]. Vận động được 24 dự án trị giá trên 42 tỷ đồng hỗ trợ sinh kế cho hội viên phụ nữ. Thông qua các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp Hội, trong 5 năm đã có 5.353 hộ gia đình hội viên phụ nữ nghèo được công nhận thoát nghèo.
Phong trào “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”tiếp tục được đẩy mạnh, chị em đã tìm tòi sáng tạo, tích cực lao động, sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong trồng trọt và chăn nuôi, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế gia đình. Hàng năm, 100% cơ sở Hội có ít nhất 2 mô hình phụ nữ làm kinh tế giỏi có thu nhập từ 200 triệu đồng/năm.Trong 5 năm qua, đã có 2.750 mô hình mới phụ nữ làm kinh tế giỏi, trong đó có 1.807 mô hình cho thu nhập từ 200 triệu đồng/năm (1.807/1.772 đạt 101% chỉ tiêu NQĐHĐBPN tỉnh XV đề ra), đưa tổng số toàn tỉnh lên 7.455 mô hình[27].
Các cấp Hội đã phối hợp mở 373 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho 11.737 học viên, trong đó riêng Trung tâm Hỗ trợ Phụ nữ tỉnh tổ chức được 109 lớp cho 3.307 học viên (đạt 165,4% chỉ tiêu NQĐHĐBPN tỉnh XV đề ra). Tập trung đào tạo các nghề có địa chỉ, liên kết các doanh nghiệp đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm, đào tạo theo nhu cầu của hội viên phụ nữ và theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như: Trồng rau an toàn, chăn nuôi thú y, nuôi tằm và sơ chế kén tằm, sản xuất mây tre song đan, nấu ăn, may công nghiệp, chăm sóc sắc đẹp,…
Thực hiện Ðề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ (Ðề án 939) và khâu đột phá “Mở rộng tính liên kết trong phát triển kinh tế, thành lập và nâng cao chất lượng tổ phụ nữ liên kết phát triển kinh tế”, 5 năm qua, Hội đã triển khai hiệu quả Luật Hợp tác xã năm 2012, vận động hội viên phụ nữ tích cực tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác. Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ thành lập 524 tổ hợp tác, 19 hợp tác xã và 10 doanh nghiệp do nữ làm chủ (riêng chỉ tiêu thành lập mới Hợp tác xã đạt 633%, vượt 533%). Lựa chọn giới thiệu 39 ý tưởng khởi nghiệp tham dự Ngày Phụ nữ khởi nghiệp cấp Trung ương, đã có 03 ý tưởng được lọt vào vòng chung kết được tôn vinh và trao giải[28], Hội LHPN tỉnh trao hỗ trợ cho 14 ý tưởng khởi nghiệp/khởi sự kinh doanh thành công.
Phối hợp với Hội Nữ doanh nhân tỉnh tổ chức “Ngày Hội Phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp” hàng năm, tập huấn, các hoạt động giao lưu xúc tiến thương mại trưng bày 99 gian hàng giới thiệu sản phẩm, 03 cuộc tọa đàm, đối thoại chính sách[29]... Các cấp Hội hỗ trợ 1.244 phụ nữ khởi sự kinh doanh/khởi nghiệp (đạt 249% chỉ tiêu NQĐHĐBPN tỉnh XV đề ra), trong đó trên 2.280 lượt phụ nữ được tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức về khởi nghiệp/khởi sự kinh doanh và xây dựng ý tưởng khởi nghiệp; hỗ trợ 25 mô hình sinh kế (nuôi bò, nuôi dê và trồng cây khôi tía, du lịch cộng đồng) cho hội viên phụ nữ nghèo với tổng trị giá trên 270 triệu đồng. Giới thiệu 8 phụ nữ khởi nghiệp và nữ doanh nhân tiêu biểu tham gia Chương trình “Sản phẩm hồng” của Báo phụ nữ Việt Nam[30].
2.2. Tích cực tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, làm thay đổi về nhận thức và hành vi trong các tầng lớp cán bộ, hội viên, phụ nữ.
Các cấp Hội triển khai sâu rộng, đồng bộ và sáng tạo nội dung “3 sạch” (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ) thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. 100% cơ sở Hội đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể thực hiện tiêu chí về môi trường, thu gom rác thải, đảm bảo xanh - sạch - đẹp trong xây dựng nông thôn mới, trong đó Hội LHPN chủ trì thực hiện tiêu chí về môi trường, thu gom rác thải, đảm bảo xanh, sạch, đẹp tại 7 xã nông thôn mới. Xây dựng và duy trì 57 tuyến đường phụ nữ tự quản đảm bảo "sáng, xanh, sạch, đẹp", 179 tuyến "Thắp sáng đường quê" dài trên 500 mét, 555 tuyến đường hoa dài trên 500 mét được chăm sóc, bảo vệ thường xuyên. Những kết quả cụ thể trên đã minh chứng cho vai trò, thế mạnh và những đóng góp quan trọng của tổ chức Hội trong xây dựng môi trường sống xanh – sạch – đẹp – an toàn – hạnh phúc.
Vận động hội viên, phụ nữ thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa”, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, hạn chế tối đa việc sử dụng bao bì nhựa và túi ni lông dùng một lần, duy trì và nâng cao chất lượng các Câu lạc bộ “Không sử dụng túi ni lông”, mô hình “Ngôi nhà xanh gây quỹ Hội”,“Biến rác thải thành tiền giúp phụ nữ nghèo”, “Tái chế rác thải nhựa thành các đồ dùng tiện ích”... vận động chị em đi chợ bằng làn, giỏ, túi vải thay túi nilon. Tích cực hưởng ứng các hoạt động truyền thông, giáo dục cải thiện môi trường, nước sạch, phòng chống cháy rừng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu; nâng cao đạo đức trong sản xuất – kinh doanh, thực hiện an toàn thực phẩm, “Sản xuất sạch, chế biến sạch, tiêu dùng sạch” vì sức khỏe cộng đồng.
Cán bộ Hội các cấp phát huy vai trò là thành viên trong Ban chỉ huy phòng chống tiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tích cực tuyên truyền, kịp thời gửi hàng nghìn bản tin để các cấp Hội, hội viên, phụ nữ chủ động phòng tránh hiệu quả với diễn biến thời tiết nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho người, tài sản, rau màu, cây trồng và vật nuôi; sẵn sàng tham gia khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Tăng cường vận động nguồn lực để tuyên truyền, tập huấn, cung cấp bộ đồ dùng phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
3. Công tác xây dựng tổ chức Hội vững mạnh được chú trọng; tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; chủ động trong giám sát, phản biện xã hội; duy trì và đẩy mạnh công tác đối ngoại nhân dân
3.1. Tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tập hợp phụ nữ, tổ chức nhiều hoạt động phát huy vai trò làm chủ của hội viên, phụ nữ, góp phần thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Thực hiện khâu đột phá "Nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động Hội cơ sở; đa dạng hóa các hình thức tập hợp phụ nữ; phát huy quyền làm chủ của hội viên, phụ nữ", các cấp Hội tăng cường tổ chức các hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của hội viên, phụ nữ như: tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng, Đại hội Phụ nữ các cấp và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tích cực tham gia tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp để kiến nghị các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và cộng đồng; tổ chức đối thoại chính sách giữa cán bộ, hội viên, phụ nữ với lãnh đạo Hội và các ngành có liên quan. Qua đó, giúp hội viên, phụ nữ hiểu đúng, hiểu đầy đủ và thực hiện nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời giúp cấp ủy, chính quyền kịp thời nắm bắt và giải quyết kịp thời các kiến nghị chính đáng của nhân dân; tạo sự đồng thuận giữa cấp ủy, chính quyền và nhân dân.
Với phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội”, các cấp Hội đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh các hoạt động về cơ sở, thu hút phụ nữ tham gia hoạt động của tổ chức Hội phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng miền, từng nhóm đối tượng[31]. Xây dựng Chương trình hành động thực hiện Thông báo Kết luận số 160-TB/TW ngày 15/01/2020 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Kết luận số 62-KL/TW ngày 08/12/2009 về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Trong nhiệm kỳ đã công nhận mới 13.049 hội viên (đạt 186% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra), toàn tỉnh hiện có 154.091 hội viên (tăng 6.100 hội viên so với đầu nhiệm kỳ) sinh hoạt tại 1.394 chi hội. Tỷ lệ tập hợp phụ nữ, thu hút hội viên được nâng lên[32], không có cơ sở có tỉ lệ tập hợp dưới 60%.
3.2. Tích cực, chủ động tham mưu tạo nguồn, đề xuất công tác cán bộ nữ.
Ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới. Các cấp Hội chủ động, tích cực giới thiệu phụ nữ ưu tú tham gia cấp ủy, chính quyền các cấp theo tinh thần Chỉ thị 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026. Chủ trì giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hàng năm, rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các chức danh chủ chốt nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các năm tiếp theo đảm bảo đúng hướng dẫn và quy trình công tác cán bộ [33]. Thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ Ban chấp hành, Ban Thường vụ, các chức danh chủ chốt các cấp Hội kịp thời [34]. Tích cực phát hiện, bồi dưỡng 4.410 nữ quần chúng ưu tú giới thiệu cho Đảng xem xét, kết nạp (đạt 110,12% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra); trong đó 3.108 được kết nạp Đảng đưa tổng số đảng viên nữ toàn tỉnh lên 20.323 đảng viên (chiếm 35,23%). Tỉ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 đảm bảo theo tinh thần Chỉ thị 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các các cấp[35]. Nhiều cán bộ chủ chốt của Hội được quy hoạch, luân chuyển, đề bạt giữ chức vụ cao hơn trong cấp ủy, chính quyền, Hội đồng nhân dân và các ngành[36].
Nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh chủ trì tổ chức 5 lớp tập huấn cho 227 nữ ứng cử viên Đại biểu Quốc hội và HĐND cấp huyện, đồng thời phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức 9 lớp tập huấn cho 1.493 nữ ứng của đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Kết quả: Có 3/6 nữ trúng cử đại biểu Quốc hội (đạt 50%), tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh đạt 19/56 (đạt 33,9%), cấp huyện đạt 102/282 (đạt 34,2%), cấp xã 1256/ 3639 đạt 34,51%.
3.3.Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ Hội các cấp luôn được các cấp Hội quan tâm.
Thực hiện khâu đột phá “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Hội, tập trung vào năng lực, hiệu quả và trách nhiệm của cán bộ Hội phụ nữ các cấp, nhất là Chủ tịch Hội LHPN cơ sở trong thực hiện nhiệm vụ”, Hội đã tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Hội các cấp bằng nhiều hình thức khác nhau (trực tiếp, trực tuyến...). Hàng năm các cấp Hội rà soát, đánh giá nhu cầu đồng thời tích cực tham mưu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ chuyên trách tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước. Thực hiện có hiệu quả Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ các cấp” giai đoạn 2013 - 2017” (Đề án 1891) và Đề án “Bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ giai đoạn 2019 – 2025” (Đề án 1893) của Chính phủ[37] nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ Hội. 100% cán bộ chuyên trách cấp tỉnh, huyện và 95,5% chủ tịch Hội cơ sở đạt chuẩn chức danh theo quy định (đạt 100% chỉ tiêu NQĐH ĐB PNTQ và NQĐH ĐB PN tỉnh), đặc biệt huyện vùng cao Mù Cang Chải đã thực hiện đột phá trong công tác cán bộ với 100% chủ tịch Hội cơ sở có trình độ chuyên môn Đại học. Hàng năm 100% cán bộ Hội từ chi/tổ trưởng trở lên được tham gia các tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng do các cấp ủy và Hội tổ chức (đạt 100% chỉ tiêu NQĐH ĐB PNTQ và QĐH ĐB PN tỉnh).
3.4. Sắp xếp, tinh giản bộ máy và biên chế cơ quan chuyên trách Hội các cấp; chú trọng kiện toàn, nâng cao chất lượng tổ chức Hội; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá.
Hội LHPN các cấp đã hoàn thành sắp xếp, tinh giản bộ máy, biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII. Đến nay, Cơ quan chuyên trách Hội LHPN tỉnh đã sáp nhập 6 phòng ban giảm xuống còn 3; chuyển giao nhiệm vụ tư vấn giới thiệu việc làm và 3 biên chế về Trung tâm Dịch vụ - Việc làm thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội (giảm 11,5% biên chế công chức, 50% biên chế viên chức); điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và đổi tên Trung tâm Giới thiệu việc làm phụ nữ Yên Bái thành Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ tỉnh Yên Bái và thực hiện tự chủ theo quy định. Cấp huyện, thị, thành phố giảm 5 biên chế cán bộ chuyên trách so với đầu nhiệm kỳ. Cấp cơ sở kiện toàn tổ chức sau sáp nhập địa giới hành chính, giảm từ 180 xuống còn 173 cơ sở Hội xã, phường, thị trấn; giảm 425 chi/tổ phụ nữ còn 2.578 chi, tổ (gồm 1394 chi hội và 1.184 tổ phụ nữ).
Ban chấp hành các cấp cải tiến lề lối, phương pháp làm việc, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tâm huyết với công tác Hội, có chuyên môn và kỹ năng vận động quần chúng, sâu sát cơ sở, gần phụ nữ, hiểu phụ nữ, trọng phụ nữ, trách nhiệm với phụ nữ. Cải tiến phương thức chỉ đạo, điều hành, khắc phục hành chính hóa. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội[38]. 100% cán bộ Hội chuyên trách 3 cấp ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt, chỉ đạo, trao đổi thông tin, điều hành công việc, tham gia hội nghị, hội thảo trực tuyến. Triển khai sử dụng Phần mềm quản lý cán bộ, hội viên và Phần mềm báo cáo thống kê trong hệ thống Hội do Trung ương Hội cung cấp. Các chi hội thực hiện nghiêm túc quy định của Điều lệ Hội, cách thức sinh hoạt phù hợp với đặc thù của từng cơ sở[39]. Công tác phát triển hội viên được thực hiện thường xuyên, quy trình công nhận được tổ chức trang trọng, thu hút phụ nữ tham gia sinh hoạt và gắn bó với Hội.
Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường và thực hiện theo quy định, kịp thời phát hiện biểu dương những cơ sở thực hiện tốt và hướng dẫn, khắc phục những điểm còn vướng mắc, bất cập; thi hành kỷ luật nghiêm minh, đúng quy định của tổ chức Hội đối với tập thể cá nhân vi phạm [40]; góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. Công tác đánh giá, xếp loại tổ chức Hội hàng năm được chú trọng. 95% Hội LHPN cấp cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có 20% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Trung ương Hội và Hội LHPN tỉnh tặng Bằng khen, không có cơ sở yếu, xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ (đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra). Chú trọng việc đổi mới, sáng tạo trong triển khai các phong trào thi đua, các cuộc vận động và công tác thi đua, khen thưởng. Tăng cường phát động các phong trào thi đua ngắn hạn; khen thưởng chuyên đề, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình trên các lĩnh vực, ưu tiên cho cơ sở, chi tổ Hội. Qua đó đã nhận được sự hưởng ứng tích cực và tạo không khí phấn khởi, hăng say trong các cấp Hội.
3.5. Vai trò giám sát và phản biện xã hội ngày càng thể hiện rõ nét; tăng cường tham gia góp ý đối với các dự thảo văn bản, nhất là các chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới.
Thực hiện Chương trình hành động số 361/CTHĐ-BTV ngày 31/7/2017 của Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh về thực hiện khâu đột phá “Nâng cao hiệu quả thực chất công tác giám sát, phản biện xã hội, tham mưu đề xuất chính sách góp phần giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ” do Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2017 – 2022 đề ra, các cấp Hội đã phát huy vai trò, chủ động hơn trong việc giám sát, phản biện xã hội, phát huy dân chủ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ[41], lựa chọn vấn đề ưu tiên để giám sát, tập trung vào một số lĩnh vực như: Hôn nhân gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, chính sách, pháp luật về lao động nữ, chính sách an sinh xã hội... Trong 5 năm qua, các cấp Hội đã tổ chức giám sát nhiều nội dung chính sách liên quan đến phụ nữ và trẻ em[42], trong đó riêng Hội LHPN tỉnh chủ trì giám sát 5 chính sách (đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra)[43]. Phát huy tốt vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là cán bộ Hội trong giám sát chuyên đề. Qua giám sát, đã phát hiện đề xuất kiến nghị cơ quan chức năng xem xét, đề xuất giải quyết những vấn đề còn hạn chế, vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Các cấp Hội đã nỗ lực, chủ động, làm tốt nhiệm vụ tham mưu đề xuất, tham gia ý kiến, phản biện. Hội LHPN tỉnh đã đề xuất và được tỉnh cấp kinh phí cho hoạt động giám sát, phản biện xã hội hằng năm, đồng thời trực tiếp xây dựng, đề xuất 2 đề án (đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra)[44]. Chủ trì tổ chức phản biện đối với 3 dự thảo đề án trình Hội đồng nhân dân tỉnh. Đóng góp ý kiến đối với 74 văn bản dự thảo của Trung ương và cấp tỉnh. Hội LHPN cấp huyện và cơ sở phối hợp giám sát 6 chính sách (đạt 120% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra)[45] và đóng góp ý đối với 98 dự thảo của Trung ương, của tỉnh và địa phương.
3.7. Mở rộng quan hệ phối hợp, hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ giải quyết những vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Chỉ đạo các cấp Hội lồng ghép tuyên truyền, thực hiện công tác đối ngoại nhân dân và hợp tác quốc tế phục vụ nhiệm vụ chính trị của Hội. Trong nhiệm kỳ, Hội LHPN tỉnh đã tiếp và làm việc với 36 lượt đoàn với 160 lượt khách từ các tổ chức quốc tế về các hoạt động dự án, hỗ trợ khắc phục hậu quả do thiên tai, giám sát, đánh giá hiệu quả các dự án tài trợ. Vận động các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hỗ trợ tài chính thực hiện 25 dự án trị giá 34 tỷ đồng hỗ trợ cho người dân tại 74 xã, trong đó ưu tiên nhóm phụ nữ yếu thế. Tiếp nhận 01 tình nguyện viên JICA (Nhật Bản) đến làm việc tại Hội LHPN tỉnh trong thời gian 2 năm.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Đánh giá chung
Nhiệm kỳ qua, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, song với tinh thần “Đoàn kết, sáng tạo, chủ động hội nhập, góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển”, các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh đã phát huy truyền thống, tiềm năng và sức sáng tạo, hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động; tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ và người dân, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Các cấp Hội đã chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện; lựa chọn vấn đề ưu tiên, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội ở cơ sở và đội ngũ cán bộ Hội các cấp. Phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội ngày càng có chiều sâu, được cụ thể hóa, rõ người, rõ việc, rõ địa chỉ và có sức lan tỏa nhằm thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ và trẻ em. Đã có 8/8 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh lần thứ XV hoàn thành và hoàn thành vượt mức, trong đó có những chỉ tiêu vượt cao so với kế hoạch như: chỉ tiêu về tuyên truyền, giáo dục, tuyên truyền điển hình tiên tiến, chỉ tiêu thành lập mới hợp tác xã.
Các cấp Hội không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với nguyện vọng của hội viên, phụ nữ ở từng vùng miền. Đặc biệt trong thời đại 4.0, các cấp Hội trong tỉnh đã bước đầu thực hiện chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, giáo dục, góp phần thu hút hội viên, phụ nữ tham gia các hoạt động Hội.
Các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc đạt được nhiều kết quả quan trọng, có thêm nhiều mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập cao. Các tầng lớp phụ nữ đã ý thức đầy đủ hơn về quyền và trách nhiệm của mình, chủ động tham gia các hoạt động xã hội, lan tỏa tinh thần nhân ái trong các hoạt động thiện nguyện. Đời sống vật chất, tinh thần, vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng lên. Các chế độ, chính sách an sinh, phúc lợi xã hội được đảm bảo phấn đấu vì mục tiêu bình đẳng giới, tiến bộ của phụ nữ, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Các cấp Hội chủ động hơn trong giám sát, phản biện xã hội và tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đặc biệt là phối hợp giám sát các vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới, qua đó hiệu quả giám sát và phản biện xã hội ngày càng đi vào thực chất.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác Hội và phong trào phụ nữ còn một số hạn chế sau:
Hiệu quả phong trào thi đua ở một số cơ sở chưa rõ nét; việc triển khai nhiệm vụ ở một số địa phương có lúc còn thụ động, thiếu tính sáng tạo, hình thức, hiệu quả chưa cao.
Công tác nắm bắt tình hình, tư tưởng, đời sống, việc làm của cán bộ, hội viên, phụ nữ có lúc, có nơi chưa kịp thời. Công tác tuyên truyền, giáo dục, xây dựng người phụ nữ phát triển toàn diện chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội và nhu cầu của phụ nữ. Vẫn còn có cán bộ chủ chốt Hội cấp huyện và cơ sở có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật. Có hội viên, phụ nữ sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.
Hoạt động giám sát và phản biện xã hội của các cấp Hội chưa rõ nét, chủ yếu mang tính báo cáo, đề xuất, góp ý xây dựng. Vì vậy hiệu quả còn hạn chế, chưa đề xuất được chính sách lớn cho hội viên, phụ nữ; chưa thật sự thể hiện được vai trò đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ.
Một số mô hình tổ, nhóm, câu lạc bộ, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp do nữ làm chủ do Hội tuyên truyền, vận động thành lập hiệu quả còn hạn chế, thiếu bền vững. Việc kết nối, giới thiệu tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xã/Tổ hợp tác còn nhiều khó khăn.
Tỷ lệ tập hợp, thu hút hội viên ở một số cơ sở Hội chưa đạt mục tiêu đề ra. Các mô hình tập hợp, thu hút hội viên là nữ thanh niên, dân tộc thiểu số, tôn giáo, phụ nữ khuyết tật còn ít. Công tác quản lý hội viên phụ nữ đi làm ăn xa ở một số địa bàn chưa chặt chẽ; chất lượng sinh hoạt ở một số chi, tổ hội còn hạn chế.
2. Nguyên nhân của hạn chế
Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên có nguyên nhân khách quan là:
Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm sâu trong nội địa, địa hình phức tạp, chia cắt, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân trí không đồng đều, đa dân tộc. Có những nơi phong tục lạc hậu vẫn còn tồn tại như định kiến giới, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bạo lực gia đình, mua bán người.
Đời sống của phụ nữ ở một số địa phương còn khó khăn, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế gia đình nên ít có điều kiện tham gia các hoạt động Hội.
Điều kiện làm việc và nguồn lực cho tổ chức, triển khai các phong trào, cuộc vận động và hoạt động của Hội, đặc biệt ở cấp cơ sở còn hạn chế. Các hoạt động triển khai tại cơ sở chủ yếu là hoạt động lồng ghép vì vậy hiệu quả chưa cao.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mặt trái của kinh tế thị trường, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ đến nhận thức, lối sống, chất lượng cuộc sống của phụ nữ, mối quan hệ gia đình. Do đó, vẫn còn trường hợp phụ nữ vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, các nguyên nhân chủ quan là:
Một số cơ sở Hội chưa thực sự quan tâm đến việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động, nhất là việc kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, liên tục. Một số cán bộ còn thiếu kinh nghiệm và phương pháp làm việc; một số chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; năng lực cụ thể hóa và chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế, chậm đổi mới. Tính chủ động trong tham mưu, đề xuất và khả năng giám sát của một số cán bộ Hội còn hạn chế. Năng lực phát hiện vấn đề, kỹ năng giám sát, phản biện xã hội còn lúng túng, đặc biệt là việc phân tích tìm ra những hạn chế, bất cập, trong việc thực hiện chính sách.
Một số cán bộ chưa bắt kịp với sự phát triển của xã hội và nhu cầu của phụ nữ, chậm thích ứng với những thay đổi về tổ chức bộ máy. Nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, nắm bắt thông tin, chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ còn có những hạn chế. Một số cơ sở chưa chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền; chưa phát huy hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phối hợp, lồng gắn triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ công tác Hội.
2. Bài học kinh nghiệm:
Một là, bám sát, vận dụng, cụ thể hóa và tổ chức sáng tạo, hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, những định hướng của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và của Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội sát với tình hình thực tế của phụ nữ ở địa phương. Lựa chọn những vấn đề thiết thân, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của phụ nữ để chỉ đạo triển khai thực hiện.
Hai là, phát huy vai trò chủ thể của hội viên, phụ nữ, khơi dậy ý chí tự lập, khát vọng vươn lên để chủ động giải quyết các vấn đề của bản thân và gia đình. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo, cụ thể hóa các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động do trung ương và tỉnh phát động nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết, huy động sự chung sức, đồng lòng của hội viên phụ nữ, thu hút đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia. Mọi hoạt động phải xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên phụ nữ; phải lấy sự hài lòng của phụ nữ làm thước đo kết quả hoạt động Hội.
Ba là, quan tâm, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ Hội có phẩm chất, năng lực, uy tín và tâm huyết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; động viên, khuyến khích đội ngũ chi trưởng, người có uy tín, có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng tham gia công tác Hội.
Bốn là, phải nâng cao hiệu quả thực chất công tác tham mưu, đề xuất chính sách, giám sát và phản biện xã hội để khẳng định được chức năng đại diện và vai trò của tổ chức Hội. Đội ngũ cán bộ Hội các cấp cần được bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kiến thức, phương pháp và kỹ năng giám sát, phản biện xã hội.
Năm là, việc huy động nguồn lực từ các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có vai trò quan trọng hỗ trợ cho phong trào và hoạt động Hội; nhất là các nguồn lực hỗ trợ thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững cho hội viên phụ nữ.
Sáu là, phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Coi trọng công tác thi đua khen thưởng thiết thực, hiệu quả; động viên khích lệ, nhân rộng những mô hình hay, cách làm mới, gương điển hình tiên tiến, lan tỏa những giá trị nhân văn, tốt đẹp, tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp phụ nữ.
Phần thứ hai
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NHIỆM KỲ 2021 – 2026
I. BỐI CẢNH THẾ GIỚI, TRONG NƯỚC VÀ TỈNH YÊN BÁI TÁC ĐỘNG TỚI PHONG TRÀO PHỤ NỮ VÀ CÔNG TÁC HỘI THỜI GIAN TỚI
Những năm tới, hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn trên thế giới và khu vực; toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển, tác động mạnh mẽ, vừa tạo thời cơ, vừa đặt ra nhiều thách thức đối với tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ. Các quốc gia đang nỗ lực thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của thế giới giai đoạn 2015 – 2030, trong đó thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu. Ở trong nước, đất nước sau 35 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội to lớn, tạo tiền đề nâng cao vị thế và uy tín quốc tế; tinh thần đoàn kết dân tộc và khát vọng phát triển ngày càng khơi dậy mạnh mẽ. Tuy nhiên, chiến tranh thương mại, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo trong khu vực, nhất là ở Biển Đông diễn ra phức tạp hơn; ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 gây ra suy thoái và khủng hoảng kinh tế; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu cùng với những thách thức về an ninh con người, an ninh xã hội, an ninh phi truyền thống tiếp tục diễn biến khó lường; xu hướng già hóa dân số nhanh, bất bình đẳng giới còn tồn tại.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tạo nhiều việc làm mới thu nhập cao hơn nhưng đối với một bộ phận lao động nữ thiếu trình độ, kỹ năng và khả năng thích ứng nghề nghiệp sẽ có nguy cơ mất việc làm. Các phương thức truyền thông hiện đại đáp ứng tốt hơn nhu cầu và khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ nhưng cũng đặt ra thách thức lớn cho phụ nữ trong tiếp nhận và làm chủ thông tin và cho tổ chức Hội trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ. Sự gia tăng các loại tội phạm mới, tội phạm công nghệ cao đang đe dọa đến sự an toàn của phụ nữ và trẻ em.
Đối với tỉnh Yên Bái, cùng với những thành tựu quan trọng đạt được sau 30 năm tái lập, tạo nền tảng vững chắc để tỉnh phát triển trong những năm tới. Việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách mới của Trung ương, các chương trình mục tiêu quốc gia góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc. Với vị trí địa lý, địa kinh tế thuận lợi, tỉnh Yên Bái có nhiều điều kiện, cơ hội tăng cường hợp tác, liên kết phát triển. Tình hình chính trị, xã hội ổn định, các giá trị lịch sử, văn hóa, nguồn tài nguyên đất dồi dào, nguồn nhân lực trẻ, có trình độ,... là những nhân tố thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, Yên Bái vẫn phải đối mặt với khó khăn của một tỉnh miền núi, kinh tế chậm phát triển, chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động thấp, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu; thường xuyên chịu tác động của thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tỉnh; khả năng phát triển kinh tế sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 có mặt khó khăn hơn.
Tình hình trên tác động trực tiếp đến phong trào phụ nữ và hoạt động Hội, đòi hỏi cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ Yên Bái tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, không ngừng sáng tạo, đổi mới, vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ, nỗ lực, quyết tâm phấn đấu vươn lên để thực hiện thắng lợi mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu nhiệm kỳ 2021 – 2026, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh từng bước đưa Yên Bái thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.
II. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động Hội trên cơ sở bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, thực tiễn và yêu cầu của phong trào phụ nữ và công tác bình đẳng giới trong giai đoạn mới; phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo, tham gia tích cực vào các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần đảm bảo an ninh – quốc phòng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, thực hiện tốt chức năng đại diện, vai trò nòng cốt chính trị trong công tác phụ nữ.
2. Lấy việc phát huy vai trò chủ thể, tiềm năng, thế mạnh của phụ nữ; xây dựng phụ nữ Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ; tạo điều kiện để người phụ nữ thực hiện tốt vai trò công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người là phương thức hoạt động. Lấy hạnh phúc và lợi ích của các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh làm mục tiêu; lấy sự hài lòng của phụ nữ Yên Bái làm thước đo chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp Hội. Thiết thực nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc cho hội viên, phụ nữ là giá trị cốt lõi.
3. Nhiệm vụ ưu tiên của các cấp Hội là đồng hành giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ ở vùng khó khăn, phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật, đơn thân, cao tuổi.
4. Phát huy vai trò nòng cốt, chủ động trong kết nối, vận động xã hội, tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới là trách nhiệm hàng đầu của các cấp Hội.
5. Xây dựng tổ chức vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả; đội ngũ cán bộ có năng lực, tinh thần trách nhiệm, nêu gương, khát vọng cống hiến là nhiệm vụ then chốt của các cấp Hội.
III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quát
Phát huy truyền thống, đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên; đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; tiên phong hành động vì hạnh phúc, bình đẳng và sự phát triển của phụ nữ; phát huy giá trị văn hóa, xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập"; góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc.
2. Chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ 2021 – 2026
(1) Hàng năm, mỗi cơ sở Hội (và tương đương) có ít nhất 01 loại hình, mô hình hoạt động để vận động phụ nữ rèn luyện sức khỏe, phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng.
(2) Hàng năm, giúp 90 hộ có phụ nữ thoát nghèo, 50 hộ thoát cận nghèo; hỗ trợ nâng cao năng lực cho 100 phụ nữ khởi sự kinh doanh/khởi nghiệp. Vận động, hỗ trợ thành lập mới ít nhất 15 doanh nghiệp/hợp tác xã có phụ nữ tham gia quản lý trong nhiệm kỳ.
(3) Đến cuối nhiệm kỳ, 80% phụ nữ, trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân mua bán người trở về khi được phát hiện được các cấp Hội hỗ trợ tiếp cận ít nhất một dịch vụ trợ giúp xã hội. 60% phụ nữ khuyết tật được Hội trợ giúp bằng các hình thức khác nhau.
(4) Hàng năm vận động, hỗ trợ 350 hộ gia đình đạt tiêu chí gia đình 5 không, 3 sạch bền vững; mỗi cơ sở Hội đăng ký và thực hiện 01 công trình/phần việc góp phần xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. Trong nhiệm kỳ, xây dựng mới ít nhất 9 mô hình, câu lạc bộ “Xây dựng gia đình hạnh phúc”.
(5) Hàng năm tăng ít nhất 900 hội viên [46]; Tỷ lệ thu hút hội viên đạt từ 70% trở lên.
(6) Đến cuối nhiệm kỳ, 100% cán bộ Hội chuyên trách các cấp sử dụng thành thạo các phần mềm cơ bản trong công tác Hội; 100% cán bộ Hội cơ sở, chi hội trưởng được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ hoạt động, kỹ năng vận động quần chúng.
(7) Hàng năm, Hội LHPN tỉnh chủ trì giám sát ít nhất 01 chính sách và phản biện xã hội ít nhất 01 dự thảo văn bản liên quan đến phụ nữ, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới và tổ chức Hội. Mỗi Hội LHPN cấp huyện, Hội LHPN cấp xã tham gia giám sát ít nhất 01 chính sách và góp ý ít nhất 01 dự thảo văn bản của cấp ủy, chính quyền. Đến cuối nhiệm kỳ, Hội LHPN tỉnh đề xuất thành công ít nhất 01 chính sách, đề án, dự án liên quan đến phụ nữ, trẻ em.
(8) Hàng năm, các cấp Hội bồi dưỡng, giúp đỡ ít nhất 600 phụ nữ ưu tú giới thiệu cho tổ chức Đảng; ít nhất 70% lãnh đạo chủ chốt các cấp Hội thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương.
(9) Đến cuối nhiệm kỳ, 100% cán bộ chuyên trách cấp tỉnh, huyện đạt chuẩn chức danh theo quy định; 90% chủ tịch Hội cơ sở đạt chuẩn chức danh về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị theo quy định.
III. PHONG TRÀO THI ĐUA, CUỘC VẬN ĐỘNG, KHÂU ĐỘT PHÁ
1. Phong trào thi đua:
- Phong trào “Phụ nữ vun đắp[47] giá trị tốt đẹp gia đình Việt Nam”.
- Phong trào “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới” gắn với xây dựng người phụ nữ Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”.
2. Cuộc vận động: “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.
3. Khâu đột phá
- Thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động Hội.
- Đồng hành xây dựng chi, tổ Hội vững mạnh.
V. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nhiệm vụ 1: Hỗ trợ phụ nữ phát triển, hội nhập và vun đắp giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam
1.1. Xây dựng người phụ nữ Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới.
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vận động phụ nữ rèn luyện phẩm chất đạo đức “tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Phát huy vai trò nòng cốt của phụ nữ trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; xây dựng người phụ nữ phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, khát vọng vươn lên, có ý chí tự lực, tự cường, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển và hội nhập. Tuyên truyền phụ nữ tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát động; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm công dân; khắc phục những biểu hiện an phận; khắc phục các biểu hiện suy thoái, xuống cấp về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận phụ nữ; đẩy lùi cái xấu, cái ác và các tệ nạn xã hội; xây dựng môi trường sống văn hóa, bình an, hạnh phúc. Qua đó tạo nên đời sống tinh thần cao đẹp với hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực người phụ nữ Yên Bái thân thiện, nhân ái, tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Là lực lượng tiên phong trong việc nâng cao chỉ số hạnh phúc của nhân dân và đóng góp quan trọng vì sự tiến bộ của phụ nữ, bình đẳng giới, góp phần thực hiện hiệu quả, thành công Kế hoạch số 37-KH/TU ngày 09/6/2021 của Tỉnh ủy về xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”.
Tuyên truyền, vận động, khuyến khích, hỗ trợ các tầng lớp phụ nữ chủ động học tập, nâng cao kiến thức, trình độ học vấn, trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và nhu cầu của phụ nữ.
Tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống, rèn luyện thể chất; mỗi phụ nữ lựa chọn một hình thức văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao phù hợp để rèn luyện sức khỏe, nâng cao đời sống tinh thần; vận động phụ nữ tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp. Kết nối, tư vấn, hỗ trợ giải quyết khó khăn của nhóm phụ nữ yếu thế, góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng, Nhà nước “Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Tham gia thực hiện tốt dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia “Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021 – 2030”. Tuyên truyền, vận động phụ nữ tôn giáo phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp, tích cực tham gia các phong trào thi đua, cuộc vận động, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và công tác Hội; chú trọng phát huy vai trò hội viên nòng cốt, nữ chức sắc, chức việc.
1.2. Vun đắp giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam; xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân về vị trí, vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về hôn nhân, gia đình, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình; ngăn chặn tệ nạn xã hội; phòng ngừa xã hội đối với các vấn đề bức xúc đang đặt ra.
Triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Phụ nữ vun đắp giá trị tốt đẹp gia đình Việt Nam” với những nội dung thiết thực, phù hợp với hội viên phụ nữ, để xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc, thực sự là hạt nhân nuôi dưỡng cuộc sống hạnh phúc cho mỗi người; là lực lượng tiên phong trong việc nâng cao chỉ số hạnh phúc của nhận dân.
Phối hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Kịp thời nắm bắt, phát hiện, lên tiếng, xây dựng các mô hình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em; kiến nghị, giải quyết các vụ việc liên quan đến phụ nữ và trẻ em. Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ di cư, phụ nữ dân tộc thiểu số, trẻ em gái tuổi vị thành niên, có kiến thức, kỹ năng để phòng ngừa, ứng phó và giải quyết một số vấn đề như bạo lực giới/bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội, xâm hại trẻ em, tác động của biến đổi khí hậu… tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển toàn diện. Tăng cường các hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội; tích cực đấu tranh xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, góp phần thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Phát huy, xây dựng và nhân rộng các phong trào, các mô hình, cách làm hay, thiết thực trong công tác gia đình. Nâng cao chất lượng thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2030. Duy trì hiệu quả và xây dựng mới các câu lạc bộ Gia đình toàn mỹ, câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình. Thí điểm xây dựng mô hình “Gia đình 5 có” (Có ngôi nhà an toàn, Có sinh kế bền vững, Có sức khỏe, Có kiến thức, Có nếp sống văn hóa) tại các địa bàn xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và đô thị văn minh.
Nâng cao nhận thức và kỹ năng cho phụ nữ thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh; phát huy vai trò đại diện của tổ chức Hội trong các Ban chỉ đạo, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai các cấp. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường, hưởng ứng phong trào “chống rác thải nhựa”; thực hiện sản xuất sạch – chế biến sạch – tiêu dùng sạch; sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án 938 “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ”giai đoạn 2017-2027. Tập trung nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ về giáo dục đời sống gia đình, giáo dục làm cha mẹ, giáo dục sức khỏe sinh sản, giáo dục tiền hôn nhân, phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống… Tuyên truyền, vận động xây dựng “câu lạc bộ gia đình hạnh phúc”, “chi hội phụ nữ hạnh phúc”, các mô hình về cộng đồng, làng quê, thôn bản, tổ dân phố an toàn, hạnh phúc, đáng sống.
1.3. Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực cho hội viên, phụ nữ; phát huy tính chủ động, sáng tạo trong phát triển sản xuất, kinh doanh; tích cực tham gia phong trào “Phụ nữ giúp nhau sáng tạo khởi nghiệp phát triển kinh tế”. Tuyên truyền sâu rộng, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân thực hiện tốt Nghị quyết số 30-NQ/TU ngày 24/02/2021 của Tỉnh ủy về phát triển ngành dịch vụ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2025. Hỗ trợ duy trì, nâng cao chất lượng và thành lập mới các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp do nữ làm chủ. Vận động phụ nữ tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã để phát triển dịch vụ, phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, theo chuỗi giá trị, gắn với hoạt động chế biến, bao tiêu sản phẩm của doanh nghiệp; tích cực tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên cơ sở các sản phẩm chủ lực, truyền thống, thế mạnh của các địa phương theo chuỗi. Vận động hội viên, phụ nữ xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng cao; tham gia và đóng vai trò chủ yếu vào các hoạt động du lịch địa phương, đặc biệt là các loại hình du lịch cộng đồng góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 28-NQ/TU ngày 24/02/2021 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2025„. Hàng năm, có chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể, khuyến khích ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ. Chủ động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, kết nối tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực về quản lý tài chính, kinh doanh cho cán bộ Hội, cán bộ quản lý, thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp.
Tiếp tục duy trì có hiệu quả các hình thức giúp phụ nữ nghèo thoát nghèo, hỗ trợ kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ Phụ nữ tỉnh. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ tham gia học nghề đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Gắn đào tạo nghề với thành lập các tổ hợp tác nhằm giải quyết việc làm tại chỗ, tạo thu nhập ổn định, bền vững cho hội viên phụ nữ góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo chung của toàn tỉnh. Hỗ trợ hội viên, phụ nữ bảo tồn, khôi phục các sản phẩm, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch và tiêu dùng của nhân dân; hỗ trợ nâng cao giá trị các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp hiện có, góp phần thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 24/02/2021 của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường giai đoạn 2021 – 2025.
Chủ động phối hợp với các cấp, các ngành triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án đã được Chính phủ, tỉnh phê duyệt hỗ trợ cho việc thực hiện các mô hình phát triển kinh tế của phụ nữ tại địa phương. Hỗ trợ phụ nữ tiếp cận và sử dụng các nguồn tín dụng chính thức để giảm nghèo và phát triển kinh tế. Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; kết nối với các Ngân hàng thương mại khác mở rộng nguồn vốn, nâng cao chất lượng và dư nợ cho vay.
Tiếp tục duy trì phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, phát triển nâng cao chất lượng mô hình tiết kiệm phù hợp với điều kiện của từng địa phương; vận động phụ nữ có ý thức thực hành tiết kiệm góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo đa chiều; khuyến khích và tạo điều kiện để cở sở từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý hoạt động tiết kiệm, vay vốn nhằm bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Nhiệm vụ 2: Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới
2.1. Tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho hội viên, phụ nữ
Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục vận động phụ nữ thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, quyền và nghĩa vụ công dân; thực hiện các chủ trương của Hội cấp trên. Chú trọng tuyên truyền phổ biến, quán triệt sâu rộng và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết và các Nghị quyết Trung ương, của Tỉnh về công tác tuyên truyền, giáo dục.
Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, giáo dục theo hướng lấy hội viên, phụ nữ làm trung tâm; gắn với tuyên truyền và nhân rộng gương người tốt, việc tốt. Mở rộng phạm vi, tăng cường tần suất tuyên truyền; quan tâm các địa bàn vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung tuyên truyền, vận động phải đáp ứng đúng nguyện vọng, quyền lợi chính đáng của hội viên phụ nữ, đồng thời phải dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo. Vận động phụ nữ tích cực học tập, nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, qua đó nâng cao nhận thức, năng lực cho phụ nữ thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân, quyền dân chủ trực tiếp; gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật.
Tiếp tục duy trì, củng cố, xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền của các cấp Hội. Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, định kỳ có chuyên trang, chuyên mục, đẩy mạnh tuyên truyền trên các trang thông tin của Hội nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của xã hội cộng đồng.
2.2. Nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội, đề xuất chính sách liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới
Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW và 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị. Tập trung giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới. Chủ động nghiên cứu, dự báo các vấn đề thiết thân của phụ nữ để xác định, lựa chọn các nội dung giám sát phù hợp với quyền và lợi ích hợp pháp của từng nhóm phụ nữ, theo từng thời điểm; quan tâm đến các vấn đề mới nảy sinh. Chủ trì, phối hợp giám sát; tham gia có trách nhiệm các đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới; Cấp huyện và cấp xã tham gia có trách nhiệm các đoàn giám sát để phát hiện và kiến nghị những vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em tại địa phương. Nâng cao tác dụng và hiệu quả thực chất hoạt động giám sát thông qua theo dõi, phản hồi kết quả thực hiện các kiến nghị sau giám sát, tiếp xúc cử tri, giải quyết đơn thư. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng huy động sự tham gia trực tiếp của phụ nữ trong quá trình giám sát ở cơ sở; đảm bảo phụ nữ được tiếp cận và thụ hưởng thành quả của quá trình phát triển.
Bám sát Chương trình hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân để đảm bảo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; chủ động đề xuất, góp ý về những vấn đề liên quan đến phụ nữ, gia đình, bình đẳng giới và tổ chức Hội. Phát huy vai trò người đứng đầu hoặc đại diện của tổ chức Hội khi tham gia cấp ủy, cơ quan dân cử, hội thẩm nhân dân, hội đồng tư vấn pháp luật và các thiết chế đại diện khác. Vận động, khuyến khích hội viên phụ nữ phát huy dân chủ, tích cực đóng góp ý kiến vào các dự thảo, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Nâng cao hiệu quả thực chất của hoạt động góp ý kiến, phản biện xã hội. Nắm chắc chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật, kịp thời phát hiện các vấn đề để đề xuất, góp ý; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ngôn luận tạo sự ủng hộ của xã hội đối với các nội dung phản biện.
Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ Hội làm công tác giám sát, phản biện xã hội các cấp. Củng cố, duy trì và phát huy hiệu quả các mô hình tổ tự quản của phụ nữ tại cộng đồng, tổ phản ứng nhanh dư luận xã hội… để kịp thời nắm bắt, phát hiện vấn đề, tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền cùng cấp và Hội cấp trên giải quyết những vấn đề cụ thể đặt ra đối với phụ nữ tại địa phương.
2.3. Thực hành dân chủ cơ sở, thực hiện hiệu quả chức năng đại diện của tổ chức Hội
Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng lấy hội viên, phụ nữ làm trung tâm; hướng về cơ sở, tăng cường đối thoại, tiếp xúc với hội viên phụ nữ; đa dạng hóa các hình thức, kênh nắm bắt, lắng nghe, tiếp thu và phản ánh tâm tư, kịp thời giải quyết nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của hội viên.
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong các tầng lớp phụ nữ. Quán triệt và thực hiện tốt quan điểm "dân là gốc" và thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo phương châm “dân cần, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” nhằm tăng cường sự đồng thuận xã hội, sự ủng hộ của cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân; thực hiện tốt vai trò là cầu nối củng cố lòng tin, sự gắn bó mật thiết của hội viên, phụ nữ với Đảng và Nhà nước.
Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm, sự tham gia của cán bộ, hội viên, phụ nữ trong xây dựng, tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách và trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; tạo điều kiện cho phụ nữ học tập, phấn đấu, rèn luyện; nâng cao trình độ và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện vai trò, trách nhiệm giới; khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo, sự chung sức, đồng lòng của hội viên phụ nữ và nhân dân chủ động, tích cực tham gia sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển; đồng thời là nòng cốt xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ.
2.4. Vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới
Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, thu hẹp khoảng cách giới; tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng về bình đẳng giới cho cán bộ Hội các cấp.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao nhận thức cho các tầng lớp phụ nữ và nhân dân về bình đẳng giới. Hàng năm, triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới từ ngày 15 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12.
Tích cực tham mưu tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trách nhiệm quản lý của chính quyền các cấp trong việc nâng cao nhận thức, triển khai thực hiện hoạt động về bình đẳng giới. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện các quy định về bình đẳng giới. Chủ động tham mưu cấp ủy, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp thực hiện hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021- 2030, lồng ghép các nội dung bình đẳng giới trong xây dựng chính sách và các chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tăng cường lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách.
Tiếp tục nâng cao chất lượng bồi dưỡng, giúp đỡ cán bộ hội viên ưu tú giới thiệu cho Đảng. Tích cực tham mưu thực hiện công tác cán bộ nữ theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW và Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XII) về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới, trong đó chủ động phát hiện, giới thiệu phụ nữ ưu tú, quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ nữ nhằm xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ nữ của các cơ quan trong hệ thống chính trị; quan tâm chăm lo phát triển đội ngũ cán bộ công chức nữ ở cơ sở, đặc biệt là cán bộ nữ ở địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Tích cực tham mưu, giới thiệu nguồn cán bộ nữ cho tỉnh, nhất là thực hiện nhất quán mục tiêu, nhiệm vụ Đề án số 11-ĐA/TU của Tỉnh ủy, tạo nguồn cán bộ trẻ, nữ, dân tộc có chất lượng lâu dài.
Nhiệm vụ 3: Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả
3.1. Phát triển mạng lưới, thu hút hội viên, thành viên
Kiên trì phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội”. Đa dạng hóa các hình thức tập hợp và phát triển hội viên theo từng nội dung, đối tượng, địa bàn, nghề nghiệp, lứa tuổi, nguyện vọng, sở thích, điều kiện thực tiễn tại địa phương. Thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của từng nhóm phụ nữ; đề cao vai trò tự quản, tính sáng tạo, hấp dẫn và thiết thực trong hoạt động tổ/nhóm/ câu lạc bộ. Thực hiện có hiệu quả Thông báo kết luận số 160-TB/TW ngày 15/10/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Kết luận số 62-KL/TW ngày 8/12/2009 về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và Nghị quyết số 40-NQ/TU ngày 24/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2025.
Mở rộng các loại hình, các hoạt động nhằm thu hút, tập hợp đông đảo phụ nữ; xóa bỏ rào cản để phụ nữ tự tin, tự nguyện tham gia các hoạt động. Đồng thời, sử dụng hiệu quả các kênh truyền thông trong hệ thống Hội; các hình thức thu hút thông qua mạng xã hội nhằm gia tăng sự tương tác với phụ nữ, qua đó thu hút phụ nữ tham gia tổ chức Hội. Có biện pháp hỗ trợ cơ sở Hội, chi hội khó khăn trong công tác tập hợp, phát triển hội viên.
3.2. Nâng cao chất lượng cán bộ, kiện toàn bộ máy tổ chức Hội các cấp
Xây dựng Ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ theo hướng mở rộng tính liên hiệp, tự nguyện, đảm bảo hoạt động thực chất. Phát huy vai trò, sự tham gia hiệu quả của các ủy viên Ban chấp hành cơ cấu ngành, lĩnh vực, đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tại cơ sở, chuyên gia, tư vấn cho các lĩnh vực công tác Hội.
Kiện toàn bộ máy tổ chức Hội các cấp đảm bảo kết hợp giữa kế thừa, ổn định với đổi mới và phát triển phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Nâng cao năng lực của tổ chức Hội để thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, phụ nữ. Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội chuyên trách, nhất là người đứng đầu vừa đủ chuẩn theo quy định công chức của Nhà nước, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tư duy đổi mới, có năng lực trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện; vừa có kỹ năng vận động phụ nữ, khả năng thích ứng với thực tiễn, có tinh thần trách nhiệm, khát vọng cống hiến cho sự nghiệp bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ. Phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ Hội theo phương châm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu; là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ trong thời đại mới, truyền cảm hứng, niềm tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống tốt đẹp cho hội viên, phụ nữ.
Khuyến khích đội ngũ cán bộ Hội thường xuyên tự học, tự cập nhật kiến thức, kỹ năng qua rèn luyện thực tiễn phong trào. Có nhiều giải pháp để động viên, phát huy tính tự nguyện và tinh thần cống hiến của đội ngũ cán bộ làm việc không chuyên trách. Chú trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chi/tổ phụ nữ, thực sự là nòng cốt trong tuyên truyền, vận động và tổ chức các hoạt động tại cộng đồng. Hỗ trợ, động viên, biểu dương, khen thưởng, tôn vinh chi hội trưởng, tổ trưởng phụ nữ, người đứng đầu các tổ, nhóm, câu lạc bộ,…
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án“Bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng phụ nữ giai đoạn 2019- 2025” (Đề án 1893) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gắn với thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 20/01/2021 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2025 và Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2025, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ dân tộc thiểu số. Đồng thời, tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về giới, kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng,... Coi trọng đào tạo trong thực tiễn và giải quyết các tình huống công tác Hội.
3.3. Xây dựng văn hóa tổ chức, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành bộ máy cơ quan chuyên trách và hệ thống Hội
Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội làm việc “Tận tâm, Chuyên nghiệp, Hiệu quả, Nhân văn” trong môi trường số hóa năng động, đổi mới, điều hành thông minh; thấm nhuần và lan tỏa các giá trị cốt lõi của tổ chức Hội “Đoàn kết, nhân văn, sáng tạo, khát vọng và phát triển” đến cán bộ, hội viên, phụ nữ. Tăng cường phân cấp, phân quyền, phản ứng nhanh, hiệu quả với các vấn đề của phụ nữ.
Đa dạng hóa các hình thức và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành bộ máy cơ quan chuyên trách và hệ thống Hội các cấp. Đẩy mạnh truyền thông, quảng bá về tổ chức và hình ảnh người cán bộ Hội trong thời kỳ hội nhập.
Cải tiến công tác thi đua, khen thưởng để khuyến khích sự tham gia, hỗ trợ của tập thể và cá nhân cho phong trào phụ nữ, hoạt động Hội và vì sự tiến bộ của các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh.
3.4. Nâng cao vị thế, mở rộng ảnh hưởng của tổ chức Hội trong quan hệ đối ngoại
Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 18/NQ-BCH ngày 08/01/2021 của Ban chấp hành Hội LHPN Việt Nam (khóa XII) về hỗ trợ phụ nữ hội nhập quốc tế đến năm 2030 với phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả”. Tuyên truyền trong cán bộ, hội viên, phụ nữ, nhân dân và triển khai, thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân, tham gia tích cực và trách nhiệm vào các hoạt động đối ngoại của Mặt trận Tổ quốc và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh. Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất và người Yên Bái, phụ nữ các dân tộc và tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Bái, góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ Việt Nam, tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiều mặt của cộng đồng quốc tế.
Nâng cao năng lực cán bộ Hội các cấp để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu hội nhập, nhất là năng lực về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Chủ động mở rộng quan hệ hợp tác, phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước, vận động nguồn lực để hỗ trợ các hoạt động Hội về các lĩnh vực như giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, khởi nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội của phụ nữ, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ yếu thế, v.v…
Nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, vận động kinh phí xã hội hóa từ doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm. Tích cực vận động lồng ghép các vấn đề về phụ nữ vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội để tăng cường nguồn lực tập trung hỗ trợ giải quyết các vấn đề của phụ nữ phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và phù hợp với nguyện vọng của hội viên, phụ nữ.
VI. NHÓM GIẢI PHÁP CHUNG
1. Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức
Đổi mới và phát triển các loại hình thông tin, tuyên truyền, giáo dục trực tiếp và gián tiếp. Đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trên các kênh truyền thông. Đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông phù hợp các nhóm đối tượng vùng miền, đặc biệt quan tâm đối tượng phụ nữ, dân tộc thiểu số, tôn giáo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhằm chuyển đổi hành vi. Kết hợp hài hòa giữa tổ chức các chiến dịch truyền thông quy mô lớn với truyền thông trực tiếp nhóm nhỏ tại các địa bàn, theo từng nhóm đối tượng, theo từng chủ đề được hội viên, phụ nữ và xã hội quan tâm.
Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, đồng bộ với các ngành chức năng, các đoàn thể trong công tác tuyên truyền. Tăng cường phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng các chuyên trang, chuyên mục; thường xuyên cập nhập, thông tin tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, tình hình hoạt động các cấp Hội, đồng thời quảng bá, giới thiệu hình ảnh, con người, bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái.
Vận động hội viên phụ nữ tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Trung ương và tỉnh phát động. Phát hiện, tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các mô hình hiệu quả, cách làm mới, sáng tạo; gương phụ nữ điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, để tạo không khí thi đua sôi nổi, thực sự trở thành động lực phát triển của phong trào phụ nữ.
Tiếp tục xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin, truyền thông, đặc biệt là đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong các cấp Hội. Quan tâm nâng cao chất lượng cộng tác viên từ các ngành, các lĩnh vực, qua đó đảm bảo các thông tin được phản ánh, nhất là các vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới được truyền tải kịp thời tới các cấp Hội, hội viên phụ nữ và nhân dân.
2. Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, sáng tạo, thay đổi tư duy, phương pháp, cách làm, lề lối làm việc theo hướng khoa học, hiệu quả. Phát huy năng lực, khả năng đóng góp của mỗi ủy viên Ban Chấp hành. Cụ thể hóa bằng các Chương trình, Kế hoạch, Quy chế làm việc, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, sâu sát, kịp thời của Ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoạt động Hội, nhất là trong cơ quan chuyên trách Hội. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; khuyến khích tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm của đội ngũ cán bộ Hội. Xây dựng phong cách, lề lối làm việc của cán bộ Hội khoa học, bám sát thực tiễn, nói đi đôi với làm; thực hiện cơ chế “giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm”, bảo đảm chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Hội thực sự đi vào cuộc sống.
Thường xuyên rà soát, đánh giá, tổng kết, nhân rộng các mô hình hiệu quả, tiêu biểu tại cơ sở. Nâng cao chất lượng lập kế hoạch, xác định nhu cầu của hội viên, phụ nữ; lựa chọn nội dung trọng tâm ưu tiên để chỉ đạo; sáng tạo, linh hoạt trong tổ chức có hiệu quả các hoạt động ở cơ sở. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết và điều lệ Hội, định kỳ sơ, tổng kết đánh giá tác động và rút kinh nghiệm. Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng theo hướng đa dạng hóa các hình thức thi đua phù hợp với nhu cầu, lợi ích của phụ nữ, đảm bảo tính thiết thực, chất lượng, hiệu quả, công bằng, khách quan, có tác dụng động viên tinh thần thi đua yêu nước trong cán bộ, hội viên phụ nữ.
3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn
Phát huy vai trò của nữ cán bộ lãnh đạo các cấp, nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp trong việc nghiên cứu, đề xuất, thực hiện lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định.
Quan tâm bồi dưỡng kỹ năng thu thập, tổng hợp thông tin, nắm bắt tình hình, phát hiện vấn đề, nhất là phương pháp thu thập và thống kê số liệu cho cán bộ Hội cấp cơ sở. Nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ, chăm lo, tạo cơ hội bình đẳng cho các nhóm phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước theo phương châm “không để bất cứ nhóm phụ nữ nào bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển”.
4. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với các ban, sở, ngành, tổ chức; Mở rộng quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước, tăng cường hoạt động liên kết, phối hợp, vận động nguồn lực
Thực hiện hiệu quả cơ chế phối hợp giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ với các cấp chính quyền, các ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị trong công tác phụ nữ. Duy trì và đẩy mạnh phối hợp, hợp tác liên tịch trong triển khai các đề án, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đa dạng hóa các nguồn lực xã hội cho công tác phụ nữ, bình đẳng giới, hỗ trợ các đối tượng khó khăn như: Đề xuất, xây dựng các chương trình, đề án, dự án khai thác nguồn viện trợ quốc tế, kết nối với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm tạo thêm sức mạnh và sự ủng hộ đồng thuận cho tổ chức Hội vận động chính sách và chăm lo cho phụ nữ. Vận động, kết nối các tổ chức, cá nhân hoạt động thiện nguyện trong hỗ trợ phụ nữ, chú trọng phụ nữ yếu thế. Chủ động nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các đề án và tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội. Quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ các đề án, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình liên tịch và các dự án quốc tế.
Với tinh thần “Đoàn kết – Sáng tạo – Hội nhập – Phát triển”, Đại hội Đại biểu phụ nữ tỉnh Yên Bái lần thứ XVI kêu gọi các cấp Hội, cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh phát huy truyền thống đoàn kết, chung sức đồng lòng, vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ đề ra giai đoạn 2021 – 2026, góp phần xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập", xây dựng tỉnh Yên Bái theo hướng phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc./.
[1] Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV là 33,3%, khóa XV là 50%. Nữ tham gia Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021 cấp tỉnh là 37,28%, cấp huyện là 36,3%, cấp xã là 32,7%; nữ tham gia Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021 - 2026 cấp tỉnh là 33,93%, cấp huyện là 34,23%, cấp xã là 34,51%.Tổng số đảng viên nữ toàn tỉnh là 20.323 đảng viên (chiếm 35,23% tổng số đảng viên toàn tỉnh).
[2] Toàn tỉnh hiện có 197 nữ lãnh đạo, quản lý (cấp tỉnh 97, cấp huyện 63, cấp xã 31); số Ủy ban nhân dân có lãnh đạo chủ chốt là nữ cấp tỉnh 1/1; cấp huyện 5/9; cấp xã 26/173. Số ban ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân có từ 30% lao động nữ trở lên có lãnh đạo chủ chốt là nữ: cấp tỉnh 11 đơn vị; cấp huyện 5 đơn vị; cấp xã 35 đơn vị.
[3]Như: mô hình gia đình chị Đặng Thị Hội, xã Phúc An, huyện Yên Bình trồng 10ha cây bạch đàn và ươm cây giống; chị Đoàn thị Hiên, thôn Yên Bình, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên với mô hình trồng cây ăn quả có múi theo tiêu chuẩn Vietgap, ươm cây chanh tứ thời; chị Phạm Thị Hòa thôn đoàn Kết, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên với mô hình chế biến sản phẩm từ vỏ quế, tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động, thu nhập bình quân 4 - 5 triệu đồng/người/tháng; chị Nguyễn Thị Ngoan công ty TNHH An Dũng, thôn Đồng Cát, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên; chị Hoàng Thị Viên, thôn Giày 2, xã Chấn Thịnh, huyện Văn chấn mô hình trồng cây ăn quả có múi theo hướng hữu cơ......
[4] Chị Bùi Thị Sửu, chị Đào Thị Thiệp, chị Phạm Thị Vượng, chị Nguyễn Kim Oanh, chị Nguyễn Thị Khuyên, chị Bùi Huyền Nga, chị Nguyễn Kim Dung, chị Triệu Minh Hiền, chị Hà Phương Thuỳ - Hội Nữ Doanh nhân tỉnh.
[5]Chị Mai Thị Phương Lan – Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tỉnh Yên Bái; chị Nông Thị Chú- nhân viên phòng Tiền tệ kho quỹ và hành chính Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái; chị Trần Thị Thủy – Trưởng phòng Kế toán Ngân quỹ - NHCSXH tỉnh, chị Nguyễn Thị Thanh Hải – Phó phòng Tín dụng NHCSXH tỉnh, Chị Phùng Thị Nhung – Trưởng Kế toán PGD NHCSXH thị xã Nghĩa Lộ, chị Đỗ Tú Quyên – Trưởng Kế toán PGD NHCSXH huyện Mù Cang Chải…
[6]“Tuần văn hóa du lịch Mường Lò” với màn đại xòe cổ của đồng bào dân tộc Thái cùng với lễ hội ẩm thực truyền thống các dân tộc, lễ hội đường phố; “Tuần văn hóa du lịch danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải”, Lễ hội “Quế Văn Yên”, “Lễ hội Bưởi Đại Minh”…và các lễ hội truyền thống của các dân tộc trong tỉnh,
[7] Điển hình như nghệ nhân Vì Thị Sai, thôn Pa Te, xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu; nghệ nhân ưu tú Điêu Thị Xiêng – dân tộc Thái, thôn Đêu 1, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ; nghệ nhân ưu tú Âu Thị Chính - dân tộc Cao Lan, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình; nghệ nhân ưu tú Mai Thị Hồng Chắn - dân tộc Tày, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên;
[8] Điển hình như: Vận động viên Bùi Thị Kim Thoa, thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên với trên 20 huy chương các loại đạt được từ đấu trường trong nước và quốc tế.
[9] Nữ “Thầy thuốc nhân dân” Đào Thị Ngọc Lan; 12 nữ “Thầy thuốc ưu tú”: Lê Thị Hồng Vân, Trần Lan Anh, Trịnh Thị Thu Hoài, Đặng Thị Như Hoa, Nguyễn Thị Dung, Hà Minh Thư, Lương Thị Loan, Nguyễn Thị Hữu, Nguyễn Bích Ngọc, Hà Minh Nguyệt, Hoàng Thị Bình, Hà Thị Hồng Thúy.
[10]Điển hình như chị Phạm Thị Phương – Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu; chị Nguyễn Thị Huyền – Chi cục Thủy sản...
[11]Điển hình như chị Lê Thị Thanh Hằng – Phó giám đốc Công an tỉnh, chị Lý Hoàng Cung – Phó trưởng Công an huyện Mù Cang Chải, chị Lê Kiều Anh – Phó trưởng công an thị xã Nghĩa Lộ.
[12]Năm du lịch Quốc gia 2017 Lào Cai – Tây Bắc; Tuần văn hóa du lịch Mường Lò; Lễ hội khám phá danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn và Hội chợ giới thiệu các sản phẩm Quế tại Văn Yên; Lễ hội Bưởi Đại Minh và đua thuyền trên hồ Thác Bà huyện Yên Bình và các lễ hội tại địa phương...
12 Nổi bật là một số hoạt động giáo dục truyền thống như: Viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng Phụ nữ, Đền thờ Hai Bà Trưng, viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thăm quê hương Bác Hồ…
[14]Phong trào“Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, "Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, “Giúp Phụ nữ nghèo có địa chỉ”, “Phụ nữ Yên Bái chung sức xây dựng dựng nông thôn mới”, chung tay xây dựng “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo, phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ công nhân viên chức lao động, phong trào “Phụ nữ Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy"; phong tràoxây dựng người phụ nữ Bốn tốt "Sức khỏe tốt, phẩm chất tốt, chuyên môn tốt, xây dựng gia đình tốt" trong phụ nữ quân đội, phong trào thi đua “Dân vận khéo”...
[15]Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội, Thông tấn xã Việt Nam, VOV, Báo Phụ nữ Việt Nam, Báo Xây dựng, Báo Tài nguyên & Môi trường, Báo Đại biểu Nhân dân; Báo Dân tộc Miền núi; Báo Thương hiệu và công luận Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Yên Bái, …
[16] Hội LHPN 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải Hội phụ nữ trực tiếp đi tới từng thôn/bản, chi/tổ hội phụ nữ để tuyên truyền, hướng dẫn hội viên và nhân dân, đồng thời phát tờ rơi và phát loa truyền thanh tuyên truyền bằng 2 thứ tiếng (tiếng phổ thông và tiếng Mông).
[17]Có 668 công trình/phần việc, trong đó có 435 đoạn đường hoa, tuyến phố tự quản, gắn biển nhà sạch vườn đẹp; 62 hoạt động văn hóa nghệ, giao lưu bóng chuyền; 53 hoạt động vệ sinh môi trường, tu sửa đường làng, ngõ xóm, thu gom rác thải, đào hố rác;xây dựng hố rác gia đình, công cộng; xây dựng ngôi nhà xanh thu gom rác thải tái chế...; làm 10 Nhà mái ấm tình thương; 108 các mô hình khác như: Thi viết báo tường; mô hình điện thắp sáng đường quê; tọa đàm, hội thi, xây dựng quỹ tiết kiệm…Cơ quan chuyên trách Hội LHPN tỉnh tổ chức báo công và dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
[18]Điển hình như chi hội phụ nữ thôn Khe Ca, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên; chị Xủng Thị Vang, Bản Pú Cang, xã Nậm Khắt, huyện Mù Căng Chải; chị Phạm Thị Định, xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn; Câu lạc bộ nữ kinh doanh Mường Lò, Thị xã Nghĩa Lộ...
[19]Tại hội nghị đã có 24 tập thể, cá nhân được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen và 48 tập thể, cá nhân được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tặng Bằng khen giai đoạn 2016 – 2018.
[20]Tại hội nghị đã có 24 tập thể, cá nhân được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen và 48 tập thể, cá nhân được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tặng Bằng khen giai đoạn 2016 – 2018
[21] Kết quả trong 1 tháng đã may và phát được trên 250 ngàn khẩu trang, 12.954 mặt nạ chắn giọt bắn. Các cấp Hội đã vận động ủng hộ được 3.809 bánh xà phòng, trên 2.500 lít dung dịch sát khuẩn, 4.000 chai nước dung dịch sát khuẩn, 905 đôi găng tay cao su, 710 khăn lau tay phát cho hội viên phụ nữ, nhân dân; vận động chị em ủng hộ nhu yếu phẩm trị giá trên 480 triệu đồng cho lực lượng phòng dịch tại địa phương.
[22]Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Yên Bái, Truyền hình Quốc hội; Thông tấn xã Việt Nam, VOV, Báo Phụ nữ Việt Nam, Báo Xây dựng, Báo Tài nguyên Môi trường, Báo đại biểu nhân dân; Báo Dân tộc Miền núi; Báo Thương hiệu và công luận...
[23] Kết quả, đã tuyên truyền trên 1.521 tin, bài, ảnh; cấp phát 1650 cuốn tài liệu an toàn cho phụ nữ và trẻ em; biên soạn và phát 5.000 tờ rơi bằng 2 thứ tiếng (tiếng phổ thông và tiếng Mông) về phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất cảnh trái phép. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực hỗ trợ phụ nữ giải quyết các vấn đề xã hội cho 3.500 lượt cán bộ Hội cơ sở; 26 cuộc truyền thông về chủ đề “An toàn cho phụ nữ và trẻ em” nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật pháp trong hôn nhân và gia đình, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phát động cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông với chủ đề “An toàn cho phụ nữ và trẻ em„tới 100% các cấp Hội, đã có 22 sản phẩm tham gia dự thi trên các lĩnh vực: An giao thông, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán người, vệ sinh môi trường... Điển hình như Hội LHPN Thành phố Yên Bái tổ chức hội thi “Phụ nữ thành phố Yên Bái tìm hiểu và giải quyết các vấn đề xã hội” gắn với chủ đề năm thu hút gần 1.000 người tham gia.
[24] Trong đó có 34 nạn nhân mua bán người, 47 nạn nhân bị bạo lực gia đình, 11 nạn nhân bị xâm hại tình dục.
[25]Trong đó, hình thức tiết kiệm tại chi/tổ phụ nữ với mức từ 5.000đ/tháng/hội viên trở lên có 1.174 chi/tổ, 70.241 hội viên với số tiền trên 16,9 tỷ đồng, cho trên 5.800 hội viên vay.
[26]Cụ thể như: Chỉ đạo các cấp Hội rà soát, lập danh sách cụ thể gia đình hội viên phụ nữ nghèo tại cơ sở, xác định rõ nguyên nhân nghèo của từng hộ và đề ra biện pháp, hình thức hỗ trợ cụ thể để giúp đỡ thoát nghèo như: tập huấn, hỗ trợ về kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; hỗ trợ cây con giống, ngày công lao động; cách thức làm ăn; hỗ trợ xây dựng các mô hình sinh kế; hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn vay phát triển kinh tế gia đình.
[27]Toàn tỉnh có 6062 hộ gia đình làm kinh tế giỏi (92 mô hình trên 500 triệu đồng, 1.446 mô hình từ trên 200 đến 500 triệu đồng và 4.524 mô hình từ 70 đến 200 triệu đồng).
[28]ý tưởng của chị Nguyễn Thị Khuyên - Giám đốc Công ty TNHH Nasaky; Trần Thị Tình – Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hữu cơ Trung Thành xã Yên Hợp huyện Văn Yên; Lý Thị Ninh – Tổ trưởng tổ hợp tác thêu dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải .
[29]tập huấn các kiến thức về khởi nghiệp/khởi sự kinh doanh, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, kiến thức về chuyển đổi mô hình từ hộ kinh doanh cá thể lên doanh nghiệp vừa và nhỏ, giải đáp các thắc mắc về chính sách thuế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp...
[30] Chị Bùi Thị Sửu - Giám đốc Công ty THHH Hòa Bình, Chủ tịch Hội Nữ Doanh nhân tỉnh được trao tặng danh hiệu Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu - Cúp bông hồng vàng.
[31] như: Nữ thanh niên, dân tộc thiểu số, tôn giáo. Tăng cường thu hút nữ tiểu thương, nữ doanh nhân tham gia các hoạt động Hội như: Củng cố các câu lạc bộ nữ kinh doanh cấp huyện, hỗ trợ thành lập và công nhận Hội Nữ doanh nhân tỉnh là tổ chức thành viên với 174 hội viên.
[32] Tính tỉ lệ thu hút theo Hướng dẫn số 24/HD-ĐCT ngày 14/6/2017 : 154.091/215.794 phụ nữ từ 18 tuổi trở lên đạt tỷ lệ thu hút 71,4%; theo Hướng dẫn số 19/HD-ĐCT ngày 12/10/2015 (căn cứ để xây dựng chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XV): 154.091/200.282 phụ nữ từ 18 tuổi trở lên trong diện tính tỉ lệ để chia tỉ lệ hội viên (Tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên trừ đi trừ số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên là học sinh, sinh viên, người đi làm ăn xa…) đạt tỷ lệ thu hút 76,9 (đạt 102% chỉ tiêu Nghị quyết ĐH Phụ nữ tỉnh).
[33] Trong nhiệm kỳ, cấp tỉnh đã kiện toàn 11 UVBCH, 05 Ủy viên BTV, chức danh Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch; cấp huyện kiện toàn 32 UV BCH, 13 UVBTV và 7 Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch; cấp cơ sở kiện toàn 367 UVBCH, 92 UVBTV, 38 Chủ tịch, 53 Phó chủ tịch.
[34] Cấp tỉnh đã kiện toàn 11 UVBCH, 05 Ủy viên BTV, chức danh Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch. Cấp huyện kiện toàn 32 UV BCH, 13 UVBTV và 7 Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch. Cấp cơ sở kiện toàn 367 UVBCH, 92 UVBTV, 38 Chủ tịch, 53 Phó chủ tịch.
[35] Nữ tham gia cấp ủy cấp cơ sở đạt 877/3.858 = 22,73% (tăng 1,7% so với nhiệm kỳ trước); nữ tham gia cấp ủy cấp huyện và tương đương là 83/394 = 21,1% (tăng 2% so với nhiệm kỳ trước); nữ tham gia cấp ủy tỉnh là 7/47 = 14,8%, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: 1/14 = 7,14%.
[36] Trong nhiệm kỳ đã có 51 cán bộ Hội được đề bạt, luân chuyển.
[37] Kết quả, đã tổ chức 50 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Hội cho 3.165 lượt Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ cơ sở và chi hội trưởng, tổ trưởng phụ nữ; phối hợp với Trung ương Hội và các ban ngành tổ chức 128 lớp tập huấn về các kiến thức kỹ năng lãnh đạo, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống mua bán người, phòng chống xâm hại phụ nữ trẻ em; Luật Bình đẳng giới, Luật bảo hiểm xã hội, Luật Giao thông đường bộ… cho 7.680 người tham gia.
[38] Mở trang Thông tin điện tử Hội LHPN tỉnh Yên Bái, cấp tỉnh và 100% Hội LHPN cấp huyện lập và duy trì hiệu quả các trang mạng xã hội Facebook, Fanpage; 100% cán bộ Hội chuyên trách cấp tỉnh sử dụng thành thạo phần mềm điều hành tác nghiệp.
[39] không chỉ họp sơ kết, tổng kết hoạt động Hội mà còn tổ chức hoạt động tham quan, về nguồn, thăm mô hình tiêu biểu, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia các hoạt động chung của cộng đồng do xã, phường, thị trấn hoặc Hội LHPN các cấp tổ chức...
[40]Trong nhiệm kỳ, 100% số tổ chức Hội được kiểm tra, giám sát; biểu dương 524 tổ chức, cán bộ, hội viên; thi hành kỷ luật 5 cán bộ Hội cấp huyện và cơ sở.
[41] theo Quyết định 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị quy định về việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân.
[42]Việc thực hiện Luật bình đẳng giới năm 2007, Chương trình hành động số 36-CTr/TU, ngày 06/11/2007 về việc thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 21- CT/TW ngày 20/1/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới; Việc thực hiện Luật phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống xâm hại trẻ em; Luật bảo hiểm y tế; Việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; Việc thực hiện Nghị định 39/2015/NĐ-CP; Việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội; Việc thực thi pháp luật; Công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo; Công tác bầu cử; Việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và dân tộc thiểu số; Việc thực hiện công tác Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội ; Việc thực hiện Nghị định 86/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ trong các trường học; Việc thực hiện Quyết định 217, 218 của Ban Chấp hành TW Đảng.; Hỗ trợ Tết cho người nghèo; Hỗ trợ các hộ bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Việc cấp phát chế độ cho học sinh; Việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn trong trường học và chế độ ăn uống cho học sinh tại các nhà trường bán trú; Việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và dân tộc thiểu số; Việc làm đường, các khoản xã hội hóa làm đường giao thông nông thôn và nhà cộng đồng; Việc thực hiện xã hội hóa trong các trường học; Việc cấp vật liệu làm nhà vệ sinh; Việc cấp phát và tiếp nhận ngô giống, các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ máy nông cụ và trâu sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Việc thu - chi và sử dụng Quỹ phòng chống cháy rừng, việc cấp phát tiền dịch vụ môi trường rừng….
[43]1) Giám sát việc thực hiện Nghị định 39/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách dân số; (2) Giám sát chính sách pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm; (3) Giám sát việc thực hiện công tác cán bộ nữ Chương trình hành động số 36-CTr/TU, ngày 06/11/2007 về việc thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 21- CT/TW ngày 20/1/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới; (4) Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và phòng, chống xâm hại trẻ em; (5) Giám sát việc thực hiện các quy định về hỗ trợ cho tổ chức Hội LHPN vùng đặc biệt khó khăn cấp cơ sở và cấp Chi hội theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân các cấp và Thông tư số 49/2012/TT-BTC, ngày 20/3/2012 của Bộ tài chính.
[44](1) Đề án “Điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và đổi tên Trung tâm Giới thiệu việc làm phụ nữ Yên Bái thành Trung tâm hỗ trợ phụ nữ tỉnh Yên Bái; chuyển giao nhiệm vụ giới thiệu việc làm về Trung tâm Dịch vụ - việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội”; (2) Đề án“Sắp xếp, giảm đầu mối bên trong Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh”.
[45]Nghị định 39/NĐ-CP, chính sách pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm; chính sách cấp gạo cứu đói hộ nghèo; chính sách hỗ trợ thiệt hại bão lũ; chính sách cấp phát và sử dụng thẻ BHYT; chính sách hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn; Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp.
[46]Số lượng hội viên tăng thêm = số hội viên phát triển mới – số hội viên ra khỏi tổ chức Hội (không bao gồm hội viên là đoàn viên công đoàn, hội viên trong lực lượng vũ trang và hội viên của các tổ chức thành viên; được theo dõi trong Phần mềm quản lý cán bộ, hội viên).
[47]Vun đắp được hiểu là làm cho ngày thêm bền vững và phát triển tốt đẹp hơn.