Bạo lực gia đình đã và đang trở thành một vấn đề gây nhức nhối trong toàn xã hội và có chiều hướng gia tăng ở nhiều quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng; tình trạng bạo lực gia đình đã trực tiếp gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, thể chất, tinh thần của con người mà đối tượng bị tác động chủ yếu là phụ nữ và trẻ em gái, bạo lực gia đình đã và đang làm xói mòn các giá trị, chuẩn mực, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phá vỡ sự bền vững của gia đình, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự xã hội.
Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh Yên Bái thăm hỏi nạn nhân bị bạo lực gia đình
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm phòng ngừa bạo lực gia đình như: Hiến pháp năm 2013, Bộ luật hình sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, Luật phòng chống Bạo lực gia đình, Luật trẻ em... Các cấp, các ngành đã có sự chung tay trong việc phòng chống bạo lực gia đình.
Tuy nhiên tình trạng bạo lực xuất hiện ngày càng nhiều ở mọi nơi, mọi lúc và phổ biến ở mọi tầng lớp xã hội với nhiều loại đối tượng khác nhau và thể hiện ở nhiều dạng khác nhau: Bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế, bạo lực tình dục.... Trên địa bàn tỉnh Yên Bái trung bình mỗi năm có khoảng trên 500 vụ ly hôn, trong đó trên 55% số vụ nguyên nhân từ đánh đập, ngược đãi. Thông qua các địa chỉ tin cậy, tổ hòa giải cơ sở và hoạt động của các ngành, đoàn thể đã tham gia phối hợp giải quyết 312 vụ liên quan đến bạo lực gia đình; đưa 595 bệnh nhân bạo lực gia đình được tiếp nhận, chăm sóc tại các cơ sở y tế; 459 nạn nhân bạo lực gia đình và 459 người gây bạo lực gia đình được tư vấn, Tòa án nhân dân các cấp đưa ra truy tố, xét xử được 34 vụ liên quan đến bạo lực gia đình và 06 vụ xâm hại tình dục với trẻ em gái.
Đối với tổ chức Hội, với chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, các cấp Hội phụ nữ tỉnh Yên Bái đã có nhiều hoạt động thể hiện quyết tâm và hành động trong việc giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình, tranh thủ các nguồn lực của các tổ chức nước ngoài và hoạt động của đề án “Tuyên truyền giáo dục vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết môt số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027”. Hội đã đa dạng hóa các hình thức truyền thông nhằm chuyển đổi nhận thức hành vi phòng chống bạo lực gia đình với các hoạt động như: Truyền thông, tập huấn, hội thảo, hội thi, nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền chính sách luật pháp và các vấn đề gia đình trên các hệ thống trang Web, thông tin nội bộ của Hội. Đẩy mạnh hoạt động giải quyết đơn thư và hoạt động của “Trung tâm hỗ trợ phụ nữ tại cộng đồng” tư vấn hỗ trợ trực tiếp qua đường dây nóng giúp đỡ cho 76 nạn nhân, duy trì trên 500 mô hình "địa chỉ tin cậy tại công đồng" và các câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình, câu lạc bộ “Gia đình hạnh phúc” hỗ trợ các nhóm phụ nữ có nguy cơ cao trong việc phát triển kinh tế nhằm hạn chế bạo lực gia đình thông qua các hình thức vay vốn, mô hình làm thổ cẩm, đan rọ tôm, đan cói, chăn nuôi dê, bò, lợn, gà tại các địa phương. Phối hợp tốt với Chính quyền đặc biệt là Công an các địa phương trong việc cung cấp thông tin, ngăn chặn xử lý kịp thời, trách nhiệm các vụ việc nhằm bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình và xử lý các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình theo pháp luật.
Tuy nhiên vấn đề bạo lực gia đình vẫn hết sức phức tạp, nạn nhân bạo lực gia đình vẫn chưa tự tin để phối hợp với Chính quyền, Đoàn thể để giải quyết các vụ việc. Vấn đề này xuất phát từ một số nguyên nhân nhân đó là đời sống nhân dân nhất là vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc về kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ học vấn thấp, công ăn việc làm không ổn định, thiếu hiểu biết về pháp luật, do lạm dụng rượu bia và các tệ nạn xã hội khác như cờ bạc, nghiện ma túy, ngoại tình, ghen tuông, tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ, sự xuống cấp về đạo đức tư tưởng định kiến giới, gia trưởng vẫn còn tồn tại phổ biến nên số vụ bạo lực gia đình vẫn có chiều hướng gia tăng. Các vụ án liên quan đến bạo lực gia đình mà phải điều tra truy tố, xét xử còn ít là do hành vi bạo lực gia đình xảy ra trong nội bộ gia đình giữa bố, mẹ với con cái, vợ với chồng, ông bà với các cháu nên dù là nạn nhân của các hành vi bạo lực gia đình nhưng do rào cản về đạo đức, tình cảm gia đình, các nạn nhân thường chọn giải pháp im lặng, không tố cáo, vì vậy các hành vi bạo lực gia đình thường không bị phát hiện kịp thời và ít được xử lý ở cấp cơ sở. Những mâu thuẫn trong nội bộ gia đình không được các lực lượng chức năng, các tổ chức đoàn thể phát hiện, hòa giải kịp thời nên dẫn đến hành vi bạo lực gia đình kéo dài và đã xảy ra những vụ trọng án do nguyên nhân bạo lực gia đình nhưng không được phát hiện ngăn chặn kịp thời mà nguyên nhân của tình trạng này là do sự thiếu trách nhiệm của cán bộ, bao che vì sợ ảnh hưởng tới thành tích, ảnh hưởng tới tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Chế tài xử lý đối với các hành vi bạo lực gia đình đã được quy định trong Luật tuy nhiên nhiều hành vi có mức hình phạt thấp do đó chưa có tính răn đe cao. Mặt khác giữa các đối tượng có quan hệ tình cảm gia đình nên khi cơ quan điều tra vào cuộc thì lại rút đơn hoặc thay đổi lời khai nhằm giảm nhẹ hình phạt.
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bạo lực gia đình, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em gái, trong thời gian tới một số giải pháp đặt ra đó là:
(1) Công tác phòng chống bạo lực gia đình phải được các cấp Hội vào cuộc một cách quyết liệt hơn nữa, đồng thời phải kết hợp đồng bộ với nhiều giải pháp, song phải lấy phòng ngừa là chính, có như vậy mới hạn chế và ngăn chặn được những hậu quả do bạo gia đình gây ra. Tập trung tuyên truyền vận động mọi người cùng chung tay ngăn chặn bạo lực gia đình, làm tốt công tác hòa giải đi đôi với phòng chống các tệ nạn xã hội.
(2) Các cấp Hội cần tập trung tuyên truyền giúp thay đổi nhận thức, hành vi trong ứng xử về gia đình, trang bị các kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ mình cho cán bộ, hội viên cho phụ nữ và trẻ em, để từ đó dần dần xóa bỏ bạo lực gia đình, cần có các cơ chế riêng đối với các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các vụ việc và nắm thông tin về bạo lực gia đình.
(3) Cần có các mô hình cụ thể để can thiệp, ngăn chặn kịp thời và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình; trang bị cho nạn nhân “vũ khí” để tự bảo vệ mình như: nghề nghiệp để độc lập về tài chính, trình độ học vấn, ý thức vươn lên làm chủ bản thân và gia đình, kiến thức giữ gìn hạnh hạnh phúc gia đình, nuôi dậy con cái, phối hợp với các ngành xây dựng các thiết chế gia đình bền vững, xây dựng các quy ước, hương ước nhằm hạn chế các mâu thuẫn nội tại có thể dẫn tới bùng nổ thành xung đột trong từng gia đình, tạo dựng hình ảnh gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững.
(4) Vai trò gia đình, sự đóng góp của mỗi thành viên trong mỗi gia đình trong việc xây dựng xã hội an toàn lành mạnh và phát triển là rất quan trọng, hơn bao giờ hết rất cần sự chung tay và hành động quyêt liệt của các cấp các ngành trong đó có các cấp Hội nhằm hướng tới mục tiêu “xây dựng gia đình gia đình no, ấm bình, đẳng tiến bộ, hạnh phúc”.
Hà Thị Phương – Trưởng Ban CSLP
Bạo lực gia đình đã và đang trở thành một vấn đề gây nhức nhối trong toàn xã hội và có chiều hướng gia tăng ở nhiều quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng; tình trạng bạo lực gia đình đã trực tiếp gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, thể chất, tinh thần của con người mà đối tượng bị tác động chủ yếu là phụ nữ và trẻ em gái, bạo lực gia đình đã và đang làm xói mòn các giá trị, chuẩn mực, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phá vỡ sự bền vững của gia đình, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự xã hội. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm phòng ngừa bạo lực gia đình như: Hiến pháp năm 2013, Bộ luật hình sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, Luật phòng chống Bạo lực gia đình, Luật trẻ em... Các cấp, các ngành đã có sự chung tay trong việc phòng chống bạo lực gia đình.
Tuy nhiên tình trạng bạo lực xuất hiện ngày càng nhiều ở mọi nơi, mọi lúc và phổ biến ở mọi tầng lớp xã hội với nhiều loại đối tượng khác nhau và thể hiện ở nhiều dạng khác nhau: Bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế, bạo lực tình dục.... Trên địa bàn tỉnh Yên Bái trung bình mỗi năm có khoảng trên 500 vụ ly hôn, trong đó trên 55% số vụ nguyên nhân từ đánh đập, ngược đãi. Thông qua các địa chỉ tin cậy, tổ hòa giải cơ sở và hoạt động của các ngành, đoàn thể đã tham gia phối hợp giải quyết 312 vụ liên quan đến bạo lực gia đình; đưa 595 bệnh nhân bạo lực gia đình được tiếp nhận, chăm sóc tại các cơ sở y tế; 459 nạn nhân bạo lực gia đình và 459 người gây bạo lực gia đình được tư vấn, Tòa án nhân dân các cấp đưa ra truy tố, xét xử được 34 vụ liên quan đến bạo lực gia đình và 06 vụ xâm hại tình dục với trẻ em gái.
Đối với tổ chức Hội, với chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, các cấp Hội phụ nữ tỉnh Yên Bái đã có nhiều hoạt động thể hiện quyết tâm và hành động trong việc giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình, tranh thủ các nguồn lực của các tổ chức nước ngoài và hoạt động của đề án “Tuyên truyền giáo dục vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết môt số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027”. Hội đã đa dạng hóa các hình thức truyền thông nhằm chuyển đổi nhận thức hành vi phòng chống bạo lực gia đình với các hoạt động như: Truyền thông, tập huấn, hội thảo, hội thi, nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền chính sách luật pháp và các vấn đề gia đình trên các hệ thống trang Web, thông tin nội bộ của Hội. Đẩy mạnh hoạt động giải quyết đơn thư và hoạt động của “Trung tâm hỗ trợ phụ nữ tại cộng đồng” tư vấn hỗ trợ trực tiếp qua đường dây nóng giúp đỡ cho 76 nạn nhân, duy trì trên 500 mô hình "địa chỉ tin cậy tại công đồng" và các câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình, câu lạc bộ “Gia đình hạnh phúc” hỗ trợ các nhóm phụ nữ có nguy cơ cao trong việc phát triển kinh tế nhằm hạn chế bạo lực gia đình thông qua các hình thức vay vốn, mô hình làm thổ cẩm, đan rọ tôm, đan cói, chăn nuôi dê, bò, lợn, gà tại các địa phương. Phối hợp tốt với Chính quyền đặc biệt là Công an các địa phương trong việc cung cấp thông tin, ngăn chặn xử lý kịp thời, trách nhiệm các vụ việc nhằm bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình và xử lý các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình theo pháp luật.
Tuy nhiên vấn đề bạo lực gia đình vẫn hết sức phức tạp, nạn nhân bạo lực gia đình vẫn chưa tự tin để phối hợp với Chính quyền, Đoàn thể để giải quyết các vụ việc. Vấn đề này xuất phát từ một số nguyên nhân nhân đó là đời sống nhân dân nhất là vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc về kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ học vấn thấp, công ăn việc làm không ổn định, thiếu hiểu biết về pháp luật, do lạm dụng rượu bia và các tệ nạn xã hội khác như cờ bạc, nghiện ma túy, ngoại tình, ghen tuông, tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ, sự xuống cấp về đạo đức tư tưởng định kiến giới, gia trưởng vẫn còn tồn tại phổ biến nên số vụ bạo lực gia đình vẫn có chiều hướng gia tăng. Các vụ án liên quan đến bạo lực gia đình mà phải điều tra truy tố, xét xử còn ít là do hành vi bạo lực gia đình xảy ra trong nội bộ gia đình giữa bố, mẹ với con cái, vợ với chồng, ông bà với các cháu nên dù là nạn nhân của các hành vi bạo lực gia đình nhưng do rào cản về đạo đức, tình cảm gia đình, các nạn nhân thường chọn giải pháp im lặng, không tố cáo, vì vậy các hành vi bạo lực gia đình thường không bị phát hiện kịp thời và ít được xử lý ở cấp cơ sở. Những mâu thuẫn trong nội bộ gia đình không được các lực lượng chức năng, các tổ chức đoàn thể phát hiện, hòa giải kịp thời nên dẫn đến hành vi bạo lực gia đình kéo dài và đã xảy ra những vụ trọng án do nguyên nhân bạo lực gia đình nhưng không được phát hiện ngăn chặn kịp thời mà nguyên nhân của tình trạng này là do sự thiếu trách nhiệm của cán bộ, bao che vì sợ ảnh hưởng tới thành tích, ảnh hưởng tới tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Chế tài xử lý đối với các hành vi bạo lực gia đình đã được quy định trong Luật tuy nhiên nhiều hành vi có mức hình phạt thấp do đó chưa có tính răn đe cao. Mặt khác giữa các đối tượng có quan hệ tình cảm gia đình nên khi cơ quan điều tra vào cuộc thì lại rút đơn hoặc thay đổi lời khai nhằm giảm nhẹ hình phạt.
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bạo lực gia đình, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em gái, trong thời gian tới một số giải pháp đặt ra đó là:
(1) Công tác phòng chống bạo lực gia đình phải được các cấp Hội vào cuộc một cách quyết liệt hơn nữa, đồng thời phải kết hợp đồng bộ với nhiều giải pháp, song phải lấy phòng ngừa là chính, có như vậy mới hạn chế và ngăn chặn được những hậu quả do bạo gia đình gây ra. Tập trung tuyên truyền vận động mọi người cùng chung tay ngăn chặn bạo lực gia đình, làm tốt công tác hòa giải đi đôi với phòng chống các tệ nạn xã hội.
(2) Các cấp Hội cần tập trung tuyên truyền giúp thay đổi nhận thức, hành vi trong ứng xử về gia đình, trang bị các kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ mình cho cán bộ, hội viên cho phụ nữ và trẻ em, để từ đó dần dần xóa bỏ bạo lực gia đình, cần có các cơ chế riêng đối với các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các vụ việc và nắm thông tin về bạo lực gia đình.
(3) Cần có các mô hình cụ thể để can thiệp, ngăn chặn kịp thời và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình; trang bị cho nạn nhân “vũ khí” để tự bảo vệ mình như: nghề nghiệp để độc lập về tài chính, trình độ học vấn, ý thức vươn lên làm chủ bản thân và gia đình, kiến thức giữ gìn hạnh hạnh phúc gia đình, nuôi dậy con cái, phối hợp với các ngành xây dựng các thiết chế gia đình bền vững, xây dựng các quy ước, hương ước nhằm hạn chế các mâu thuẫn nội tại có thể dẫn tới bùng nổ thành xung đột trong từng gia đình, tạo dựng hình ảnh gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững.
(4) Vai trò gia đình, sự đóng góp của mỗi thành viên trong mỗi gia đình trong việc xây dựng xã hội an toàn lành mạnh và phát triển là rất quan trọng, hơn bao giờ hết rất cần sự chung tay và hành động quyêt liệt của các cấp các ngành trong đó có các cấp Hội nhằm hướng tới mục tiêu “xây dựng gia đình gia đình no, ấm bình, đẳng tiến bộ, hạnh phúc”.
Hà Thị Phương – Trưởng Ban CSLP